Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 13

doc16 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
Giáo viên : Trần Văn Quang 
THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014
Môn Ngữ văn 12- hệ THPT
Thời gian 120 phút
( Không kề thời gian giao đề)
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc và trả lời các câu hỏi sau 
a/ Trong Phần cuối Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới rằng :
“ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Đây là đoạn văn thuộc thể loại văn bản gì? Nội dung chính của đoạn văn?
Từ “quyền” và “sự thật” trong đoạn văn được tác giả sử dụng nằm khẳng định điều gì ?
b/ Đoạn thơ trong bài thơ Tây tiến của Quang Dũng :
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
( Theo Ngữ văn 12, tập một , NXB Giáo dục )
Anh/ chị hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ và nêu tác dụng của chúng.
II/ PHẦN VIẾT VĂN 
1/ Sống cho sướng hay sống cho đẹp? 
Hãy viết bài văn thuyết phục sự lựa chọn của anh/ chị .
2/ Anh / chị hãy viết bài văn cảm nhận của mình về đoạn văn trích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi sau đây: 
“ Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo, để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình, nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch ở phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy rõ lòng mình như thế Còn mối thù thằng Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai.
Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác.”
( Theo Ngữ văn 12, tập hai , NXB Giáo dục ) 
---------Hết---------
THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn Ngữ văn 12- hệ THPT
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU: 
Câu a
Trong Phần cuối Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới rằng :
“ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Đây là đoạn văn thuộc thể loại văn bản chính luận, loại văn tuyên ngôn .
0,5
Nội dung chính của đoạn văn:
Tuyên bố nước Việt Nam độc lập 
Nêu quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam 
0,5
“quyền” cơ sở pháp lí
“sự thật” cơ sở thực tế 
Từ “quyền” và “sự thật” trong đoạn văn được tác giả sử dụng nằm khẳng định cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế về nền tự do, độc lập của nước Việt Nam.
O,5
Câu b
Đoạn thơ trong bài thơ Tây tiến của Quang Dũng :
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống 
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
( Theo Ngữ văn 12, tập một , NXB Giáo dục )
Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ 
Phép điệp, phép đối : Dốc lên khúc khuỷu>< dốc thăm thẳm cao
Ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống, 
Từ láy gợi hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút. 
Kết hợp hài hòa thanh điệu : kết hợp bằng trắc giữa các câu thơ ( câu đầu chủ yếu trắc- câu cuối toàn vần bằng ) và cuối mỗi câu thơ ( thẳm- trời. cao- xuống ) 
0,25
0,25
0,25
Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ
Tạo cho khổ thơ có chất nhạc và chất họa
Khắc họa chặng đường hành quân đầy gian khổ giữa núi rừng Tây bắc hiểm trở, tư thế oai hùng của người lính Tây Tiến 
0,25
0,5
PHẦN VIẾT VĂN 
1/ Sống cho sướng hay sống cho đẹp? Hãy viết bài văn thuyết phục sự lựa chọn của anh/ chị .
a/ Yêu cầu kĩ năng: 
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cầu chặt chẽ, diễn đoạt lưu loát không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp.
b/ Yêu cầu kiến thức :
Dù chọn cách sống nào thì bài viết phải có lí lẽ, lập luận một cách thuyết phục 
HS có thể trình bày lựa chọn cách sống của bản thân và trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau :
Nếu lựa chọ sóng cho sướng
Nêu vấn đề, nêu sự lựa chọn
Giải thích Sống sướng là một cuộc sống đầy đủ, thỏa mãn về vật chất và tinh thần.
Phân tích các khía cạnh của sống sướng. 
Phê phán quan niệm chỉ nghiêng về đời sống tinh thần mà sống khổ hạnh làm cho xã hội chậm phát triển , lên án những kẻ chỉ biết sống sướng cho riêng mình.
Xác định phương hướng làm cho cuộc sống ngày càng sung sướng : tích cực học tập, lao động tạo ra giá trị vật chất tinh thần, biết cống hiến và hưởng thụ .
Khẳng định sống sướng là ước mơ của nhân loại, cuộc sống chỉ sướng khi dân giàu nước mạnh. 
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
Nếu lựa chọ sống cho đẹp.
Giải thích sống đẹp: . Sống đẹp là nghiêng về đời sống tinh thần, có lẽ sống, lí tưởng Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn cao đẹp; tâm hồn tình cảm lành mạnh, nhân hậu ; trí tuệ ( kiến thức ) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt;có văn hóa, hành động tích cực, hướng thiện 
Phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp, giới thiệu một số tấm gương sống đẹp. 
Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống: lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực
Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp. 
Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp: sống đẹp là chuẩn. mực cao nhất trong nhân cách của con người. Thế hệ trẻ hướngcần hướng về sống đẹp. 
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
2/ Anh / chị hãy viết bài văn cảm nhận của mình về đoạn văn trích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi sau đây: 
“ Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà . Chị Chiến kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo, để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình, nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba m, đến chừng nào độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch ở phía sau . Nghe tiếng chân chị Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy rõ lòng mình như thế Còn mối thù thằng Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai.
Hai chị em khiêng má tắt qua dãy đất cày trước cử, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bung khác.”
 ( Theo Ngữ văn 12, tập hai , NXB Giáo dục ) 
a/ Yêu cầu kĩ năng: 
Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để phân tích một đoạn văn, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b/ Yêu cầu kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình học sinh có thể cảm nhận, phân tích theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được nội dung cơ bản sau :
Giới thiệu được tác giả, tác phẩm , vị trí đoạn trích 
Nêu được sự kiện chính của đoạn trích: Hai chị em Việt chiến khiêng bàn thớ ba má sang nhà chú để tòng quân chiến đấu. Đây là đoạn cảm động nhất 
Cảm nhận về nhân vật chiến : khỏe khoắn, mạnh mẽ .Cảm nhận về sự lớn lên về nhận thức và tình cảm của Việt 
Cảm nhận về giờ khắc thiêng liêng và tiếng lóng của hai đứa con “ Nào . ” lời tạm biệt, lời hứa và niềm tin .Cảm nhận về con đường quê hương, thân thuộc, con đường nối tiếp truyền thống 
Cảm nhận về nghệ thuật miêu tả: tự sự mà trữ tình của nguyễn thi
Đánh giá giá trị đoạn văn với tác phẩm và nhận thức của bản thân
0,25
1,0
1,0
0,5
0,5
0,25
---------Hết---------
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
Giáo viên : Nguyễn Hữu Tuế 
THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014
Môn Ngữ văn 12- hệ THPT
Thời gian 120 phút
( Không kề thời gian giao đề)
Phần I – Đọc hiểu ( 3 điểm) 
 * Kiến thức về Tiếng Việt (1 điểm) 
 Một bài văn của học sinh lớp mười có những câu viết như sau: 
“Bằng rất nhiều thanh bằng, nhịp điệu của câu thơ như trầm hẳn xuống Đầy vườn cỏ mọc lau thưa. Ở đây có sự đối lập giữa cái nhìn thấy và kí ức trong lòng KT, đó là những ký ức về khu vườn diễm lệ được chăm sóc cẩn thận nay được thay thế bằng những loài cây hoang dại, o có bàn tay con người. Cảnh vật như o có sự sống. Cũng là thiên nhiên ấy nhưng thiên nhiên hoang dã, buồn tẻ, o có sự sống này lòng KT là cả một nỗi buồn bã, thất vọng cả u hoài nữa cũng là tất nhiên”. (Bài viết theo đầu đề “Hãy làm sáng tỏ vai trò của ngôn ngữ thiên nhiên như một phương tiện độc đáo trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng của nghệ sĩ thiên tài Nguyễn Du”).
Em hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
a/ Có những lỗi chính tả gì? Tại sao?
b/ Hai từ hoang dại và hoang dã dùng có chính xác không? (Dùng cho vườn Thúy khi Kim Trọng trở lại) Thử thay bằng từ khác cho chính xác hơn? 
c/ Trong đoạn văn, có những trường hợp nào dùng từ thừa, lặp từ? Em hãy thử viết lại sao cho ý của đoạn văn không thay đổi mà câu văn trong sáng, mạch lạc?
d/ Có những câu nào diễn đạt không rõ? Hãy viết lại câu đó?
2/ Tóm tắt ý chính của một đoạn văn bản cho trước: (1 điểm) 
 Trong hạnh phúc, tiền tài công danh nhiều khi chỉ là sự hư ảo vì nó không có hiệu lực để sản sinh ra tình yêu, lòng nhân ái, nhân phẩm và óc sáng tạo. Nếu coi đồng tiền là mục đích cao nhất thì sẽ không chỉ rơi vào bi kịch mà còn bị hủy hoại về nhân cách, gia dình tan nát, mọi người khinh bỉ, xa lánhNhưng nếu biết sử dụng đồng tiền đúng mục đích thì nó sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Điều quan trọng là phải tạo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần, muốn làm được điều ấy đòi hỏi con người không ngừng nỗ lực, phấn đấu học tập, lao động và rèn luyện đạo đức.
3/ Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong hai câu thơ: (1 điểm)
“Giấy đỏ buồn không thắm; 
 Mực đọng trong nghiên sầu”
Phần II – Viết nghị luận xã hội (3,5 điểm)
Anh (Chị) có đồng ý với ý kiến sau đây của Joubert: “Bạn hãy hiền dịu bao dung với hết tất cả mọi người trừ chính mình”.
Phần III – Viết nghị luận văn học (3,5 điểm)
 Cảm nhận của Anh (Chị) về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
---------Hết---------
THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn Ngữ văn 12- hệ THPT
Phần I – Đọc hiểu (3 điểm) 
 1/ Kiến thức về Tiếng Việt (1 điểm) 
 a/ (0,25đ) 
 Đoạn văn có các lỗi chính tả:
 - Viết tắt trong văn bản: KT (Kim Trọng), o (không).
 - Đó là lỗi do tính cẩu thả trong diễn đạt.
 b/ (0,25đ)
 - hoang dại: tự nhiên mọc, không được tay người chăm sóc. (Cây hoang dại).
 - hoang dã: nói nơi đất đai không trồng trọt, ít người lui tới.
 Cả hai từ này dùng ở đây đều không chính xác. Vườn Thúy vẫn có người ở cho nên không thể nói là vườn hoang dã. Vườn Thúy vẫn còn cây cối do gia đình Vương Ông trồng cho nên không thể nói là vườn hoang dại. Có thể nói như sau: “Vườn Thúy nay đã trở nên hoang tàn, có nhiều vùng đất trở nên hoang vu.
 c/ (0,25đ)
 - Từ thừa: 
 + Đầy vườn cỏ mọc lau thưa (ví dụ đưa vào lạc lõng).
 + Trong lòng KT (đã kí ức thì không cần trong lòng).
 + Không có bàn tay con người (đã là hoang dại thì chắc chắn đó là cây không do con người trồng).
 - Từ lặp: 
 + sự sống: hai lần.
 + cả: ba lần.
 + buồn bã, thất vọng: hai lần.
 - Có thể chữa đoạn văn như sau: “Những thanh bằng dồn dập đã làm cho nhịp thơ trầm lắng lại như tâm trạng chàng Kim. Trước cảnh hoang tàn của Vườn Thúy, bao nhiêu kỷ niệm cũ lại trỗi dậy trong lòng Kim Trọng, những kỷ niệm về một gia đình êm ấm bỗng trở nên tan nát về một khu vườn diễm lệ bỗng trở thành mảnh đất hoang vu, về một mối tình đầu tươi đẹp bỗng nhiên tan vỡ. Trong lòng chàng Kim, lẫn lộn nỗi buồn, sự đau đớn và thất vọng.”
 d/ (0,25đ)
 - Câu văn sau đây diễn đạt không rõ: “Ở đây có sự đối lập  không có bàn tay con người”. Sự đối lập giữa hiện tại và ký ức nhưng lại cụ thể hóa bằng sự đối lập giữa khu vườn diễm lệ và khu vườn hoang dại.”
 => Có thể viết lại như sau: “Ở đây có sự đối lập giữa cái nhìn thấy và cái hồi tưởng, đó là cảnh vườn hoang tàn và sự tan vỡ của tình yêu.”
 - Câu: “Dấy lêntất nhiên”. (buồn bã, thất vọng, đâu đớn là tất nhiên hay buồn bã, thất vọng, u hoài là tất nhiên?”
 => Có thể viết lại như sau: “Trước cảnh vườn hoang tàn như vậy, dấy lên trong lòng chàng Kim vừa nỗi buồn, nỗi đau, niềm u hoài và thất vọng là điều tất nhiên.”
2/ Tóm tắt ý chính của một đoạn văn bản cho trước: (1 điểm) 
 Mối quan hệ giữa tiền tài và hạnh phúc.
3/Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong hai câu thơ: (1 điểm)
 Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa: Buồn-Sầu
 Cái hay của hai câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm-mực đọng trong nghiên sầu” là khi mới đọc qua ta ngỡ đó là những câu thơ tả cảnh nhưng thực ra câu thơ đã mượn đồ vật để bộc lộ tâm trạng con người( tả cảnh ngụ tình). Tác giả đã nhân hóa giấy, mực, nghiên những vật liệu gắn bó thân thiết, là máu thịt là linh hồn của cuộc đời ông đồ, để nói lên tình cảm của ông lúc bấy giờ và tâm trạng sầu buồn của một lớp người đang tàn tạ và bị lãng quên. Những tờ giấy đỏ bầy ra không còn ai để ý đến, nghiên mực không được chiếc bút lông động vào, nỗi buồn tủi sầu não như đã thấm cả vào những vật vô tri vô giác. Hay nói một cách khác nỗi buồn, nỗi tủi từ lòng ông đồ làm cho mực khô và đọng lại trong nghiên sầu, như làm cho giấy đỏ buồn nhạt nhòa buông không thắm. Cách nói như vậy vừa cụ thể, vừa sâu lắng, làm nên cái hay của câu thơ, có sức lay động mạnh mẽ người đọc. Là mực là giấy hay là tâm hồn con người buồn bã, thảm đạm?
Phần II – Viết nghị luận xã hội (7 điểm)
 Mở bài: (0,5 điểm)
 - Giới thiệu phạm vi đề bài (0,25đ)
 - Nêu ý chính của đề bài. Ý nghĩa của câu nói (0,25đ)
 Thân bài: (2,5 điểm)
 * Giải thích: 
 “Bạn hãy hiền dịu bao dung với hết tất cả mọi người”
 - Hiền dịu, bao dung: hiền lành, dịu dàng, độ lượng, rộng lòng với người khác. (0,5đ)
 - Với hầu hết mọi người: Ta sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp, và khi ta gặp khó khăn, người khác sẽ sẵn sàng giúp đỡ mình.
 -> Đó là một lối sống đẹp, bạn sẽ dễ dàng tiếp xúc và học hỏi được nhiều điều hay. Và đó cũng chính là cách giúp bạn chỉnh sửa bản thân. 0,5đ)
 “Trừ chính mình”.
 - Bạn có thể hiền dịu bao dung với người khác, nhưng nếu bạn cũng áp dụng cách đối xử như vậy đối với chính bản thân bạn thì đó là cách tốt nhất biến bạn thành người khác.
 -> Cuộc sống này có vô vàn điều tốt đang chờ đón bạn, bạn hãy đón nhận nó, hãy mở rộng lòng và sống chan hòa với mọi người. Nhưng cũng không ít cái xấu xa đang rình rập, và muốn lôi kéo bạn về phía nó. Vì thế bạn hãy cố gắng giữ mình, cần phải thật nghiêm khắc với bản thân và cách sống của mình. (0,5đ)
 * Biểu hiện về cách sống: 
 - Đối với mọi người: Hãy giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, hãy biết tha thứ, khoan dung cho những người biết sửa chữa lỗi lầm, hãy học cách sống thân thiện, hòa đồng. (1,0đ)
 - Đối với bản thân: Phải bỏ lối sống ích kỉ, tham vọng. Sống vì mọi người cũng có nghĩa là vì chính mình, bạn phải nghiêm khắc với những lỗi lầm của mình. Không thể để nó tái phạm và cũng không thể để nó tiếp tục diễn ra. (0,5đ)
 -> Chỉ có như vậy bạn mới có thể tự tin đứng trước mọi người, bạn mới có thể giữ mình trong sạch. Chính cách sống ấy sẽ giúp mọi người nể phục bạn, bởi bạn luôn biết giữ mình, luôn biết chỉnh sửa mình cho đúng với cách sống tốt đẹp.(0,25đ)
 Kết bài: (0,5 điểm)
 - Khẳng định giá trị của vấn đề.
 - Thực tế đã vận dụng vấn đề trên như thế nào?
 - Bản thân đã nhận thức ý nghĩa sâu sắc của vấn đề nêu trên?
Phần III – Viết nghị luận văn học (3,5 điểm)
 Mở bài: Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
 - Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn; vừa hồn nhiên, tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình bị, đời thường. 
 - Sóng được sáng tác năm 1967, là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. (
 Thân bài: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. 
- Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả cụ thể, sinh động những trạng thái, cung bậc tình cảm khác nhau của người phụ nữ nhân hậu, khao khát yêu thương và hướng tới tình yêu cao cả, lớn lao. (0,5 đ)
 - Thể hiện một tình yêu sôi nổi, mãnh liệt, một nỗi nhớ da diết. (chiếm lĩnh cả thời gian và không gian; chiều rộng và chiều sâu): “Con sóng dưới lòng sâu-Con sóng trên mặt nướcLòng em nhớ đến anh-Cả trong mơ còn thức.” (0,5 đ)
 - Luôn hướng về một tình yêu thủy chung son sắt. (“Nơi nào em cũng nghĩ-Hướng về anh-một phương”).(0,5 đ)
 - Khát vọng có được một tình yêu vĩnh hằng, bất tử. (“Làm sao được tan ra-Thành trăm con sóng nhỏ-Giữa biển lớn tình yêu-Để ngàn năm còn vỗ”). (0,5 đ)
 - Đặc sắc nghệ thuật: ẩn dụ (mượn hình tượng sóng để thể hiện tình yêu một cách sinh động, gợi cảm); thể thơ năm chữ với nhịp điệu linh hoạt, nhịp nhàng gợi âm vang cảu sóng; ngôn từ giản dị, trong sáng, hình ảnh thơ giàu sức gợi. (0,5 đ)
 Kết bài: Đánh giá chung (0,5 điểm)
 Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu; một tình yêu hiện đại, mới mẻ nhưng vẫn không tách rời truyền thống.
---------Hết---------
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
Giáo viên : Nguyễn Thị Mí 
THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014
Môn Ngữ văn 12- hệ THPT
Thời gian 120 phút
( Không kề thời gian giao đề)
I- Đọc - hiểu ( 3 điểm ):
 1/ Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới (1,5 điểm) :
 Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thể biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. Ở những miền khô ráo, lá có thể biến thành gai giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng.
 ( Dẫn theo Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997 )
Nêu chủ đề của đoạn văn trên? ( 0,5 điểm )
Hãy đặt tên cho đoạn văn. ( 0,5 điểm)
Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? ( 0,5 điểm)
 2/ Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau ( 1,5 điểm) :
 Năm 1070, vua Lí Thánh Tông sai lập Văn Miếu ở phía ngoài cửa tây nam thành Thăng Long. Sáu năm sau, vua Lí Nhân Tông sai mở rộng Văn Miếu thành Quốc Tử Giám, cho hoàng tử và con cái bậc đại quan vào dự học. Theo nhà bác học Phan Huy Chú thì các vị đứng đầu Quốc Tử Giám có nhiệm vụ “ phụng mệnh nhà vua trông coi nhà Văn Miếu, rèn tập sĩ tử, trước khoa thi một năm phải thông báo rộng rãi cho mọi thí sinh được biết, hàng tháng theo đúng kì cho tập làm văn, để gây dựng nhân tài, giúp việc thực dụng cho nước”. Như vậy , ta thấy Văn Miếu- Quốc Tử Giám vừa đóng vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lại vừa làm nhiệm vụ của trường Đại học như hiện nay.
 ( Theo Lê Minh Quốc, Hỏi đáp Giáo dục Việt Nam, tậpI,
 NXB trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001)
Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? (0,5 điểm)
Đoạn văn được lập luận theo thao tác nào? ( 0,5 điểm)
Đoạn văn thuộc kiểu văn bản nào? ( 0,5 điểm)
II-Viết làm văn ( 7 điểm ):
 Câu 1: Viết một bài văn trả lời câu hỏi: Cuộc sống sẽ ra sao nếu nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn? ( 3,5 điểm )
 Câu 2: Viết về một nhân vật trong tác phẩm văn học lớp 12 đã để lại cho anh, chị nhiều ấn tượng sâu đậm. ( 3,5 điểm )
---------Hết---------
THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn Ngữ văn 12- hệ THPT
Câu
 Đáp án
 Điểm
I- ĐỌC - HIỂU ( 3,0 điểm)
Câu 1
 1/ Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Giữa cơ thể như ở cây lá bỏng.”
 1,5
a) Chủ đề của đoạn văn: Ảnh hưởng qua lại giữa cơ thể và môi trường.
b) Đặt tên : Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường
 Hoặc : Ảnh hưởng của môi trường sống đến cơ thể
c) Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học
 0,5
 0,5
 0,5
Câu 2
 1/ Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Năm 1070như hiện nay.”
 1,5
a) Đoạn văn nói về lịch sử ra đời, mục đích thành lập, nội dung hoạt động của Văn Miếu-Quốc Tử Giám ở Hà Nội và khẳng định Văn Miếu- Quốc Tử Giám vừa là Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa là trường Đại học .
b) Đoạn văn được lập luận theo thao tác quy nạp.
c) Đoạn văn thuộc kiểu văn bản thuyết minh . 
 0,5
 0,5
 0,5
II- VIẾT LÀM VĂN ( 7,0 điểm )
Câu 1
Viết một bài văn trả lời câu hỏi: Cuộc sống sẽ ra sao nếu nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn? 
 3,5
a) Yêu cầu về kĩ năng: 
 Học sinh biết viết một bài văn nghị luận xã hội. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy.
b) Yêu cầu về kiến thức:
 Học sinh có thể đưa ra những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau:
-Nêu được vấn đề cần nghị luận.
-Giải thích : Nước sạch là nguồn nước có thể dùng cho sinh hoạt của con người, không bị nhiễm bẩn, nhiễm độc.
-Vai trò của nước sạch đối với đời sống.
- Thực trạng và nguyên nhân nguồn nước sạch bị ô nhiễm, ngày càng vơi cạn.
-Hậu quả nghiêm trọng của việc nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn.
- Đưa ra giải pháp trước mắt và lâu dài để khắc phục.
- Khẳng định lại vấn đề và nêu trách nhiệm của bản thân của mỗi người.
 0,5
 0,5
 0,5
 0,5 
 0,5
 0,5
 0,5
Câu 2
Viết về một nhân vật trong tác phẩm văn học lớp 12 đã để lại cho anh, chị nhiều ấn tượng sâu đậm. 
 3,5 điểm 
a) Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi, biết cách phân tích và nêu cảm xúc về một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những hiểu biết về một số tác giả, tác phâm và nhân vật trong văn học lớp 12, học sinh có thể chọn một nhân vật nào để lại nhiều ấn tượng sâu đậm nhất để làm bài, Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu nhân vật mà mình chọn ( Tác phẩm , tác giả).
-Lai lịch, ngoại hình, hoàn cảnh, số phận
-Tính cách , tâm trạng của nhân vật đó.
- Nghệ thuật: xây dựng nhân vật, lối kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu 
- Đánh giá và nêu cảm xúc chung về nhân vật đó.
 0,5
 0,5
 1,5
 0,5
 0,5
---------Hết---------
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
Giáo viên : Trần văn Tâm 
 THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014
Môn Ngữ văn 12- hệ THPT
Thời gian 120 phút
( Không kề thời gian giao đề)
Phần đọc – hiểu văn bản.
Xác định biện pháp nghệ thuật và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong đoan thơ sau:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau. Tuy nhiên, cũng có thể phân tích ra để cho được rõ nghĩa hơn nữa. Theo tôi nghĩ, sáng là sáng sủa, dễ hiểu, khái niệm được rõ ràng; thường thường khái niệm, nhận thức, suy nghĩ được rõ ràng thì lời diễn đạt ra cũng được minh bạch. Tuy nhiên, nhất là trong thơ, có rất nhiều trường hợp ý nghĩa sáng rồi, dễ hiểu rồi, nhưng lời diễn đạt còn thô, chưa được trong, chưa được gọn, chưa được chuốt. Do đó tôi muốn hiểu chữ sáng là nặng về nói nội dung, nói tư duy, và chữ trong là nặng nói về hình thức, nói diễn đạt (và cố nhiên là nội dung và hình thức gắn liền). Cho nên phải phấn đấu cho được sáng nghĩa, đồng thời lại phải phấn đấu cho được trong lời, đặng cho câu thơ, câu văn trong sáng... (Xuân Diệu)
Nội dung chính của đoạn văn trên là gì và đặt nhan đề cho đoạn văn đó.
Đoạn văn trên sử dụng thao tác lập luận chủ yếu gì?
Tìm những lỗi về chính tả, ngữ pháp, từ ngữ, logicvà sửa lại cho đúng trong đoạn văn sau:
Chất thơ còn gọi là chất chữ tình trong văn xuôi là chỉ thứ ngôn ngữ bóng bẫy, giàu cảm súc và có tính nhạc trong lời văn, nhiều từ ngữ gợi chứ không tả. Trong đoạn mở đầu truyện "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam là khá tiêu biểu.
Phần làm văn
Chọn một trong hai đề sau:
 “Người ta thường nói văn học là nhân học. Tôi công nhận. Nhưng với riêng tôi, văn học không chỉ là môn khoa học về con người. Cái cốt lõi của nó là lòng nhân ái”.
       (Rasul Gamzatop – Theo báo Văn nghệ số 45 ngày 5/11/2011).
            	Ý kiến của anh - chị về quan niệm trên.
Giả sử anh -chị có tham dự sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, hãy tưởng tượng lại sự kiện lịch sử ấy và phát biểu cảm nghĩ của anh -chị về sự kiện đó.
Hết
THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn Ngữ văn 12- hệ THPT
Nội dung, kỹ năng
Điểm
1.Phần đọc – hiểu.
a. Biện pháp tu từ ẩn dụ: “Từng giọt long lanh rơi ”.
Tác dụng: ca ngợi cái đẹp của sáng xuân và của cuộc đời.
b. Nội dung chính của đoạn văn trên và đặt nhan đề cho đoạn văn đó.
- Nội dung: Giải thích sự trong sáng của tiếng Việt và cần giữ gìn sự tron

File đính kèm:

  • docĐỀ THI THỬ TN 2014.doc