Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 17
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014 Môn thi: NGỮ VĂN – Giáo dục trung học phổ thông Thời gian làm bài: 120phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC – HIỂU: (3,0đ) Nhận xét về nhịp điệu, sự phối hợp âm thanh (cùng với các phép lặp cú pháp, lặp từ ngữ) nhằm tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho một tuyên ngôn trong đoạn văn sau: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” (Hồ Chí Minh – Tuyên ngôn Độc lập) II. VIẾT (Làm văn): (7,0đ) 1. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: (3,0đ) Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp? Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng trên. 2. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: (4,0đ) Có ý kiến cho rằng Kim Lân đã sáng tạo được một tình huống truyện rất hợp lí và hấp dẫn trong truyện ngắn Vợ nhặt. Anh (chị) hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt để làm sáng tỏ ý kiến trên Câu Đáp án Điểm Câu 1 3,0 - Hai vế đầu dài, nhịp điệu dàn trải, phù hợp với việc biểu hiện cuộc đấu tranh trường kì của dân tộc. Vế sau ngắn, nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, phù hợp với sự khẳng định hùng hồn về quyền độc lập, tự do của dân tộc. Về mặt lập luận, hai vế đầu có vai trò như các luận cứ, còn vế sau và câu cuối như các kết luận. - Vế thứ nhất, thứ hai và thứ ba của câu đầu đều kết thúc bằng các âm tiết mang thanh bằng (nay, nay, do), câu tiếp theo kết thúc bằng âm tiết mang thanh trắc (lập). Hơn nữa, do là âm tiết mở, lập là âm tiết đóng. Vì vậy, kết thúc bằng âm tiết mang thanh nặng (thanh trắc) và là âm tiết đóng (lập) có âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát, thích hợp với lời khẳng định quyền độc lập của dân tộc. - Phối hợp với nhịp điệu và âm thanh, đoạn văn có dùng phép điệp từ ngữ (một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phải được) và điệp cú pháp (hai vế đầu dài, có kết cấu cú pháp giống nhau; vế sau và câu cuối ngắn, kết cấu cú pháp cũng giống nhau). - - và 1,0 1,0 1,0 Câu 2 3,0 a/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết một bài nghị luận xã hội. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy. b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. - Giải thích: Môi trường với cuộc sống của con người. - Bàn luận: + Thực trạng môi trường sống hiện nay. + Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. + Những việc làm cụ thể, thiết thực để bảo vệ môi trường. - Bài học nhận thức và hành động của bản thân. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 4,0 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm , đoạn trích văn xuôi, biết cách phân tích tình huống truyện trong tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cở sở hiểu biết về nhà văn Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, thí sinh có thể trình bày viết theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề nghị luận. - Giải thích: Thế nào là tình huống truyện hợp lí và hấp dẫn. + Làm rõ tình huống là gì? + Tình huống hợp lí diễn ra như thế nào? + Tình huống hấp dẫn là sao? - Phân tích tình huống trong tác phẩm Vợ nhặt để chỉ ra sự hợp lí và hấp dẫn của nó. + Tính huống chủ yếu trong truyện là việc lấy vợ của nhân vật Tràng. + Diễn biến của tình huống truyện rất hợp lí. + Ý nghĩa (tính hấp dẫn) của tình huống truyện. - Khẳng định giá trị của truyện ngắn với vai trò quan trọng của tình huống trong truyện. 0,5 1,5 1,5 0,5
File đính kèm:
- ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014 (Ngoan).doc