Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 21

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP, NĂM HỌC 2013 -2014
MÔN: NGỮ VĂN Hệ: THPT
THỜI GIAN: 120 (PHÚT)
------------------------
I. PHẦN CHUNG ( 5,0 điểm)
 Câu 1( 2.0 điểm): Anh ( chị) đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới đây:
 Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”, “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết ! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp.
 Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ chưa đến một tỉ ki-lô-mét khối. Số nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có ba tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ có thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ ?
 Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xinh-ga-po hoàn toàn không có nước ngọt phải mua nước của Ma-lai-xi-a về chế biến. Một số nước ở cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.
 Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm, Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau.
Hãy đặt nhan đề cho văn bản trên ?
Xác định mục đích của văn bản ?.
Tóm tắt văn bản bằng ba câu ?
Câu 2 ( 3.0 điểm): Anh ( chị) hãy lập dàn ý cho đề sau và chọn một ý trong dàn ý viết thành một đọan văn hoàn chỉnh ?
 Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm).
II. PHẦN RIÊNG: ( 5.0 điểm): 
 Học sinh chọn một trong hai phần riêng ( A hoặc B) để làm bài. Nếu làm cả hai phần( A và B)
Sẽ không được tính điểm phần riêng.
A. Chương trình chuẩn
Câu 3a ( 5,0 điểm) : Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ sau:
“ Tây Tiến đòan binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Trích trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng (phần trích trong Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục)
B. Chương trình nâng cao
Câu 3b ( 5,0 điểm)
 Trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật Thị trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân (phần trích trong Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục)
 . HẾT .
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1:
Nhan đề: Xin đừng lãng phí nước.
Mục đích của văn bản:
- Để mọi người thấy được nước ngọt ngày càng khan hiếm mà lượng người sử dụng ngày một nhiều. Công nghiệp phát triển thì nước ngọt ngày càng bị ô nhiễm làm giảm nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.
- Mọi người phải có trách nhiệm tiết kiệm nước. Tham gia vào việc bảo vệ nguồn nước ngọt chống ô nhiễm.
c. Tóm tắt:
 Tài sản bị hủy hoại và lãng p[hí nhiều nhất là nước ngọt. Nước ngọt trên trái đất có hạn, người tăng lên, công nghiệp phát triển.Chúng ta phải biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
Câu 2: 
Anh ( chị) hãy lập dàn ý cho đề sau và chọn một ý trong dàn ý viết thành một đọan văn hoàn chỉnh ?
 Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm).
Dàn ý: 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói): 
 + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .
 + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
- Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý: 
 + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
 + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
- Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.
 + Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
 + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?
- Nhận xét, đánh giá lại câu nói .
- HS chọn một ý trong dàn ý viết một đoạn văn hoàn chỉnh (Đoạn văn đảm bảo đúng vấn đề cần triển khai, cách dùng từ, ngữ pháp, liên kết câu,)
Câu 3a:
Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ sau::
“ Tây Tiến đòan binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Trích trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng (phần trích trong Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục)
Gợi ý:
- Giới thiệu: tác giả hoặc tác phẩm. 
 Yêu cầu: Hình ảnh của đoàn quân Tây Tiến.
 Chuyển?
Giới thiệu ngắn gọn về đoàn quân Tây Tiến và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- Hình ảnh người lính (4 câu đầu): Nhà thơ đã khắc họa sống động, cụ thể bức chân dung của người lính Tây Tiến.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
-> Quang Dũng trong “Tây Tiến” cũng nói lên những gian khổ, khó khăn, những căn bệnh khiến những người lính “không mọc tóc”, “da xanh màu lá”.
- Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”..
+ Hình ảnh “mắt trừng” thể hiện ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến trong nhiệm vụ bảo vệ biên cương, nghĩa vụ quốc tế của mình.
+ Hình ảnh lạ, sáng tạo độc đáo “Đêm mơ Hà Hội dáng kiều thơm” ® Bên trong cái dữ dằn, oai hùng của người lính là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu thương
- Sự hi sinh của người lính (4 câu sau):
 “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
+ Sự bi thương được gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, câu thơ đượm chút ngậm ngùi.
+ Câu thơ tiếp theo vang lên như một lời thề đầy khẩu khí “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Đó cũng chính là lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những chàng trai đô thành này.
“Áo bào thay chiếu anh về đất”
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
+ Những người lính ngã xuống không có một manh chiếu bọc thân, chỉ có chiếc áo các anh đang mặc trên người theo “anh về đất”.
+ Đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh dòng sông Mã “gầm lên khúc độc hành” ® Sự hi sinh của người lính Tây Tiến còn lay động đến cả đất trời, khiến dòng sông Mã gầm lên đau đớn, tiếc thương. 
Þ Tây Tiến xứng đáng được xem là một tượng đài kỉ niệm bằng thi ca về đoàn quân Tây Tiến nói riêng về con người Việt Nam nói chung của một thời đại đầy gian lao mà anh dũng”.
- Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng tạo nên tính chất sử thi đặc biệt của bài thơ “Tây Tiến”.
- Hồn thơ Quang Dũng đã làm ngời sáng lên hình ảnh đẹp nhất của một thời: hình ảnh người lính “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Câu 3b
 Trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật Thị trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân (phần trích trong Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục)
Gợi ý:
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
 Yêu cầu: Nhân vật thị.
 Chuyển?
Lai lịch, hoàn cảnh, ngoại hình : Không quê hương, không gia đình, nhà cửa ..=> tha phương cầu thực, không cả tên họ=> thị là hình ảnh tiêu biểu cho những người dân đói khổ lúc đó
 Ngoại hình : quần áo rách như tổ đỉa, “gầy sọp” , “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”.Chị về nhà chồng trong tình cảnh thật thảm hại 
Trước khi về làm vợ Tràng : thích đùa và biết đùa pha chút liều lĩnh bạo mồm bạo miệng , thị tỏ ra thật cong cớn , ăn nói chao chát chỏng lỏn
 = > Cái đói đã đẩy lùi ý thức về nhân cách, sĩ diện, đẩy thị vào bước đường cùng
 - Khi theo về làm vợ Tràng : , thị thay đổi hẳn, vẻ đanh đá , cong cớn đã biến mất ( đó chỉ là vẻ bên ngoài để chống chọi với đơi ) con người thật của chị hoàn toàn khác: 
 + Chị biết xấu hổ khi theo không về làm vợ Tràng 
 +Chị trở nên hiền thục đảm đang là người vợ hiền đâu thảo, biết cư xử tế nhị, khôn khéo, nhậy bén với thời cuộc
 - Trong bữa ăn ngày đói, khi nhận bát cháo cám “ hai con mắt thị tối lại” nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng vì không nỡ làm mất đi niềm vui tội nghiệp của người mẹgià khốn khổ ; chị là người dấy lên 1 niềm tin mới về CM, tạo niềm hi vong cho mọi người khi kể chuyện ở Thái Nuyên, Bắc Giang người ta không đóng thuế nửa và Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho người nghèo
 -Cách dựng truyện đơn giản , tự nhiên mà hấp dẫn . Tác giả làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. Ngôn ngữ mộc mạc , gần với khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kĩ lưỡng .
- Gía trị tác phẩm qua nhân vật người vợ nhặt : Tố cáo thực dân , phát xít đã gây ra nạn đói . CM sẽ đem đến cho dân nghèo một cuộc đời tốt đẹp hơn. Niềm khao khát mãnh liệt của người dân nghèo về hạnh phúc gia đình và niềm tin bất diệt của họ đối với sự sống và tương lai, là tình thương yêu, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau của những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết .
N/vật người vợ nhặt đã góp phần làm rõ giá trị hiện thực cho TP.Là nhân vật thật đáng thương vì chị là nạn nhân của chế độ thực dân phát xít tàn bạo lúc đó.

File đính kèm:

  • docĐỀ THI TỐT NGHIỆP (1).doc