Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 22

doc11 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT-2014
 Môn thi: Ngữ văn - Thời gian: 120 phút
Câu 1. (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau trong bài viết “Trăm năm cô đơn: Người có đôi cánh khổng lồ” của tác giả Khắc Giang và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Trên con đường đầy nắng tới khu nghỉ mát Acupulco của Mexico một ngày nào đó năm 1967, người chồng với khuôn mặt đăm chiêu đang trầm ngâm lái xe, còn người vợ thì chơi đùa với hai đứa trẻ nhỏ. Một khung cảnh êm đềm hiếm hoi trong những năm tháng rực lửa của “lục địa trỗi dậy” thời kỳ sôi sục của phong trào đấu tranh chống độc tài và đế quốc ở Nam Mỹ.
Bất chợt người chồng dừng xe, quay mặt lại và run run nói với vợ rằng mình đã tìm ra được giọng kể về “Macondo”, ngôi làng tưởng tượng của tác phẩm anh cho là lớn nhất trong đời mình. Hứng khởi tột độ, anh quay ngược xe trở về nhà trong khi cô vợ trẻ vẫn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Đó là ngày dánh dấu sự ra đời của một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất của thế kỷ XX, “Trăm năm cô đơn”, và cũng là bước ngoặt để một thiên tài bước ra ánh sáng- Gabriel Garcia Marquez.
 () 
 (Báo điện tử VietNamnet ngày 19.4.2014) 
1. “Người chồng” và “anh” trong đoạn trích trên là ai? (0,5 điểm)
2. Tại sao người chồng (anh) quay ngược xe trở về nhà trong khi cô vợ trẻ vẫn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra? (0,5 điểm)
3. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm)
4. Cho biết chức năng ngữ pháp của cụm từ được gạch chân ? (0,5 điểm)
5. Tóm lược đoạn văn trên không quá ba câu. (0,5 điểm)
6. Đặt tên nhan đề cho đoạn văn ? (0,5 điểm) 
 Câu 2. (3 điểm)
Theo số liệu thống kê trên toàn quốc, số lượng học sinh lớp 12 tự chọn môn Lịch sử để dự thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông trong năm học này rất ít.
Hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 400 từ) để trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng trên.
Câu 3. (4 điểm)
  Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
 Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
 Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi 
 ()
Có người cho rằng đoạn trích trên đây trong bài Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những đoạn thơ hay nhất của thơ ca hiện đại Việt Nam.
 Anh/ chị có đồng tình như vậy không? Hãy viết bài (có nhan đề) để bảo vệ quan điểm của mình.
 Giáo viên ra đề: LÊ VĂN TƯỜNG – THPT Trần Đại Nghĩa , Tp Tây Ninh
 ĐÁP ÁN (Gợi ý) :
Câu 1. (3 diểm)
1. “Người chồng” và “anh” trong đoạn trích trên là Gabriel Garcia Marquez.
2. Người chồng quay ngược xe trở về nhà trong khi cô vợ trẻ vẫn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra vì anh đã tìm ra được giọng kể về “Macondo”. 
3. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là tự sự kết hợp nghị luận.
4. Chức năng ngữ pháp của cụm từ được gạch chân: Phụ chú.
5. Có thể tóm lược đoạn văn như sau:
Trên đường đưa vợ con đi nghỉ mát vào những năm tháng rực lửa 1967, G. Marquez đã hứng khởi tột độ khi tìm ra được giọng kể về “Macondo” nên đột ngột quay xe trở về nhà. Đó là ngày đánh dấu sự ra đời của kiệt tác “Trăm năm cô đơn”và bước ngoặt để Marquez trở thành thiên tài.
6. Có thể đặt tên nhan đề là:
 Hứng khởi và sự ra đời của kiệt tác “Trăm năm cô đơn”
(hoặc) “Trăm năm cô đơn” ra đời như thế nào? ()
 Câu 2. (3 điểm)
Theo số liệu thống kê trên toàn quốc, số lượng học sinh lớp 12 tự chọn môn Lịch sử để dự thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông trong năm học này rất ít.
Hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 400 từ) để trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng trên.
Yêu cầu về kỹ năng:
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ các ý chính sau: 
- Nêu được vấn đề theo đề bài (0.5 điểm)
- Lịch sử và tầm quan trọng của bộ môn này trong nhà trường; đánh giá hoạt động dạy- học và kiểm tra môn Lịch sử hiện nay (0.5 điểm)
 - Phân tích nguyên nhân và hậu quả trước thực trạng có rất ít học sinh lớp 12 tự chọn môn Lịch sử để dự thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông trong năm học này (1.0 điểm)
- Đề xuất giải pháp khắc phục thực trạng nêu trên (0.5 điểm)
 - Bài học nhận thức và hành động của bản thân (0.5 điểm)
 THI TỐT NGHIỆP THPT- NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm). Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
 a, Chỉ ra lỗi lập luận trong đoạn văn sau (Lưu ý mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ) (1 điểm).
 Trước hết, ta thấy nàng Kiều là người có lòng nhân ái. Nàng có tài, có sắc, có đạo đức. Lẽ ra con người này phải được sống sung sướng, nhưng nàng đã phải nếm trải tất cả nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. 
 b, Đoạn văn sau nói về vấn đề gì? Đặt tên cho đoạn văn.(1 điểm)
 Nguyễn Du không biến nhân vật thành hình tượng minh họa cho tiêu chuẩn đạo đức, mà miêu tả họ như con người cá thể, có cuộc sống riêng. Ông đã khắc họa những nhân vật sống động, chân thực gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nhân vật của Nguyễn Du vừa có nét điển hình, vừa có nét nổi bật, đặc biệt là về tâm lý, chỉ cần một đôi lời cô đọng là làm lộ ngay thần thái của nhân vật ấy. 
 c, Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc tác giả dùng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng.(1 điểm)
 Đồng đội ta
 Là hớp nước uống chung
 Nắm cơm bẻ nửa
 Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa,
 Chia khắp anh em một mẩu tin nhà,
 Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
 Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.
 (Giá từng thước đất- Chính Hữu)
Câu 2: (3 điểm)
 Hai bạn trẻ tranh luận với nhau và đưa ra quan điểm sống của mình. Một bạn nói: đời người chỉ sống có một lần nên trước hết phải sống cho bản thân mình. Còn bạn kia lại cho rằng: đã là cuộc sống thì không thể chỉ biết có mình.
 Anh/ chị có ý kiến gì trước những quan điểm sống khác nhau của các bạn trẻ.
 (*Lưu ý viết không quá một trang giấy thi)
Câu 3: (4 điểm)
 Chất liệu dân gian được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng trong đoạn trích “Đất nước” trích “Trường ca mặt đường khát vọng”. 
 .HẾT..
 Giáo viên ra đề: HÚA THỊ MỸ DUNG – THPT Trần Đại Nghĩa , Tp Tây Ninh
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TỐT NGHIỆP PTTH MÔN NGỮ VĂN 
Câu
Yêu cầu
Điểm
Câu 1
a, Lỗi lập luận là luận điểm và luận cứ không ăn nhập với nhau.
b, Đoạn văn nói về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Có thể đặt tên: “ Ngòi bút Nguyễn Du và nhân vật” hay “Biệt tài của Nguyễn Du”
c, Biện pháp tu từ: điệp ngữ và điệp cú pháp.
 Tác dụng: làm nổi bật hình ảnh anh bộ đội- những người cùng chiến hào, cùng chia sẻ gian khổ hy sinh, cái chung thiêng liêng của những người đồng chí.
1 điểm
1 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
 Câu 2
Về cơ bản đồng tình với quan điểm bản thứ hai: đã là cuộc sống thì không thể chỉ biết có mình.
Cuộc sống là cuộc sống của cộng đồng, là các mối quan hệ ràng buộc.
Con người cá nhân phải có mối quan hệ hài hòa với cộng đồng.
Phê phán lối sống vị kỷ.
1 điểm
1.5 điểm
0.5 điểm
 Câu 3
Chất liệu dân gian: Thí sinh trả lời các câu hỏi sau:
-Vì sao tác giả lại sử dụng chất liệu dân gian?
-Chất liệu dân gian được sử dụng như thế nào?
- Tác dụng của nó.
1 điểm
2 điểm
1 điểm
 Đề tham khảo TNTHPT 12
Thời gian 120 phút
Môn: Ngữ văn
	Câu 1: ( 2 điểm): Đọc và trả lời những câu hỏi sau:
"Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài ngồi nhớ giầu không thôn nào"
	a/Đoạn thơ nói điều gì?
	b/Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc tác giả dùng trong đoạn thơ và nêu tác dụng nghệ thuật của chúng?
	Câu 2: (3 điểm)
	Trong đoạn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích:
	"Hồn Trương Ba : Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!"
	Quan niệm sống chết giữa Trương ba và Đế Thích khác nhau như thế nào? Anh (chị) có ý kiến gì trước quan điểm sống khác nhau của Trương Ba và Đế Thích?
	Câu 3: (5 điểm)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trích trong bài Đản ghi-ta của Lorca của Thanh Thảo:
"Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng"
Hết
 Giáo viên ra đề: HUỲNH VĂN LƯU – THPT Trần Đại Nghĩa , Tp Tây Ninh
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU
YÊU CẦU
ĐIỂM
CÂU 1
-Nỗi trông ngóng, nhớ thương của chàng trai đối với cô gái.
-Biện pháp tu từ: Hoán dụ, ẩn dụ.
-Một tình yêu mộc mạc,chân quê nhưng mãnh liệt, da diết.
0,5
1,0
0,5
Câu 2
-Diễn đạt trong sáng, bố cục chặt chẽ.
-Đồng tình với quan điểm của Trương Ba.
-Sống không nhờ cậy, phải là chính mình.
-Phê phán lối sống sống phụ thuộc.
-Bài học rút ra.
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
-Diễn đạt trong sáng, bố cục chặt chẽ, đoạn mạch lạc.
-Nghệ thuật Lor-ca vẫn phát triển dù không người dẫn đường.
-Không hiểu được Lor-ca: hãy để cho cái mới phát triển.
-Ca ngợi vẻ đẹp của Lor-ca.
2,0
1,0
1,0
1,0
 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT TNTHPT 12
 (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
 Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
 “ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
 Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
 Lòng quê dợn dợn vời con nước,
 Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
 a/ Đoạn thơ được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của bài thơ?
 b/ Nội dung đoạn thơ trên như thế nào? Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 2:( (3 điểm)
 “ Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS”.
 ( Ôn dịch thuốc lá- theo Nguyễn Khắc Viện, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội năm 1992).
 Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên. Theo anh (chị), thanh niên hiện nay phải làm gì để phòng chống loại ôn dịch này?
Câu 2: (5 điểm)
 Khi bàn về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, có ý kiến cho rằng : “ Hình ảnh người đàn bà- người vợ- hiện lên trong tác phẩm vừa đáng thương nhưng cũng vừa đáng trách”. Anh, chị trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
 Giáo viên ra đề: NGUYỄN THỊ CHUYÊN – THPT Trần Đại Nghĩa , Tp Tây Ninh
HƯỚNG DẪN CHẤM
 CÂU
 YÊU CẦU
 ĐIỂM
Câu 1 
- Đoạn thơ trích trong bài thơ : Tràng giang của nhà thơ Huy Cận.
- Nội dung: Bức tranh thiên nhiên kì vĩ, thơ mộng và nỗi nhớ nhà của nhà thơ
- Nghệ thuật được dùng và tác dụng: Từ láy ( hoặc điệp từ): lớp lớp có tác dụng liên tưởng tới những lớp mây như dày đặc hơn, nhiều tầng, nhiều lớp khiến cho “ núi” ánh lên sắc bạc huyền hoặc như trong mộng; “dợn dợn”: nỗi buồn triền miên, xa xôi, dàn trải đến vô tận, đến khôn cùng.
1, 0 đ
0, 5 đ
0,5 đ
Câu 2
- B ố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, câu văn sáng sủa, mạch lac.
- Tình trạng nghiện thuốc lá của con người hiện nay. Tác hại của “Ôn dịch thuốc lá” đang đe dọa sức khỏe và tính mạng đối với loài người.
- Nguyên nhân “Ôn dịch thuốc lá” đang đe dọa sức khỏe và tính mạng đối với loài người.
- Cách phòng chống của thanh niên hiện nay.
- Bài học rút ra cho bản thân.
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5 
CÂU 3
- Diễn đạt mạch lạc, bố cục rõ ràng, hành văn trong sáng.
- Người đàn bà đáng thương: Nhịn nhục, cam chịu, thương chồng, thương con, giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha
- Người đàn bà đáng trách: Không nhờ chính quyền giúp đỡ để hưởng chế độ xóa đói giảm nghèo; tìm Hội phụ nhữ để tư vấn: sinh đẻ có kế hoạch.
2,0
1,5
1,5
ĐỀ ÔN THI THỬ TÔT NGHIỆP THPT 
Phần I: Đọc- hiểu (4 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác bên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 2: Vị trí đoạn thơ trong bài thơ?
Câu 3: Nêu chủ đề đoạn thơ?
Câu 4: Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào?
Câu 5: Cụm từ "anh về đất " sử dụng biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa của biện pháp tu từ đó.
Câu 6: Cảm hứng và bút pháp chủ yếu trong đoạn thơ?
Câu 7: Ý nghĩa hai từ "Tây Tiến" trong đoạn thơ? Chữ "Tiến" có nên viết hoa không? Tại sao?
Câu 8: Các cụm từ "không mọc tóc", “xanh màu lá" gợi lên hiện thực gì đối với người lính Tây Tiến?
Phần II: Viết (6điểm):
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về lối sống vô cảm của thanh niên hiện nay.
Đề 2: Phân tích số phận và vẻ đẹp của người vợ nhặt trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân. 
 Giáo viên ra đề: CAO THỊ SÁNG – THPT Trần Đại Nghĩa , Tp Tây Ninh
ĐÁP ÁN
Phần I: Đọc - hiểu:
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng. Đầu năm 1947 Quang Dũng ra nhập đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, tác giả chuyển công tác sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, ông viết bài thơ này.
Câu 2: Đoạn thơ là khổ thơ thứ 3 trong bài thơ.
Câu 3: Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi "nhớ chơi vơi" về một thời gian khổ mà hào hùng.
Câu 4: Thể thơ hiện đại: 7 tiếng (7 chữ)
Câu 5: Cụm từ "anh về đất" sử dụng phép nói giảm, nói tránh. Ý nghĩa: Giảm bớt nỗi đau xót khi nói về cái chết của người lính Tây Tiến.
Câu 6: Cảm hứng bi tráng, bút pháp lãng mạn.
Câu 7: Tây Tiến là tên đơn vị quân đội được thành lập đầu năm1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc bộ Việt Nam. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội, nhưng họ vẫn rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm.... 
Chữ Tây Tiến nên viết hoa vì đây là danh từ riêng chỉ tên một đơn vị quân đội.
Câu 8: Các cụm từ "không mọc tóc", "xanh màu lá" gợi lên hiện thực khắc nghiệt về bệnh sốt rét rừng mà người lính Tây Tiến phải trải qua khiến tóc họ bị rụng, da dẻ xanh xao.
II/ Phần viết:
Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về lối sống vô cảm của thanh niên hiện nay.
1/ Giải thích :
- Vô cảm là không có cảm xúc, dửng dưng trước những công việc, những hiện tượng xảy ra xung quanh mình.
- Sống vô cảm là lối sống vị kỉ, thiếu cởi mở, thiếu sự nhạy cảm đối với những vấn đề của xã hội, của đất nước; không quan tâm, không chia sẻ, thậm chí vô tâm trước nỗi đau của người khác, của cộng đồng, của tập thể.
2/- Trình bày suy nghĩ:
a/- Những biểu hiện của lối sống vô cảm:
- Bàng quan trước cái xấu, không phân biệt đúng- sai, không dám tố cáo những hành động độc ác.
- Dửng dưng trước nỗi đau của người khác, không dám bảo vệ kẻ yếu thế, coi "an toàn là thượng sách
- Sống lạnh nhạt, thờ ơ với bạn bè, hàng xóm, không biết chia sẻ, thiếu đoàn kết yêu thương, không gắn bó với mọi người.
- Không quan tâm đến những công việc chung của tập thể, của đất nước.
b/ Nguyên nhân:
- Do cách giáo dục trong gia đình....
- Do ít được trang bị kĩ năng sống...
- Do gia đình và xã hội cũng không theo kịp tâm tư của giới trẻ hiện quan tâm đến điều gì?... Khiến các em thấy cô đơn ngay chính trong tổ ấm của mình.
- Ảnh hưởng lối sống vô cảm của người lớn trong gia đình, xã hội...
- Tác động của cơ chế thị trường với tư tưởng thực dụng...
c/ Tác hại của lối sống vô cảm:
- Bị mọi người xem thường,xa lánh, dẫn đến sống cô đơn, dễ bi quan, thiếu sức mạnh tinh thần để vươn lên trong cuộc sống
- Nhiều người sống vô cảm, cuộc sống sẽ dửng dưng, lạnh lùng, thiếu thân thiện, chất lượng sống sẽ giảm sút, truyền thống đạo đức của dân tộc sẽ bị bào mòn.
 Lối sống vô cảm sẽ không phù hợp với xu thế sống hiện nay vì muốn thành công phải biết hợp tác, biết chia sẻ.
d/- Giải pháp khắc phục:
- Tạo môi trường sống yêu thương...
- Nhà trường chủ động tạo điều kiện cho thanh thiếu niên tham gia lao động công ích, hoạt động xã hội.....
- Xã hội nên quan tâm nhiều hơn nữa đến thế hệ trẻ...
- Bản thân thanh niên nên tìm một chỗ dựa tin tưởng để trải lòng mình...
- Học tập những tấm gương biết hi sinh vô điều kiện vì người khác như Nguyễn VănNam, Nguyễn Hữu Ân...
3/ Rút ra bài học nhân thức...
Đề 2: Phân tích số phận và vẻ đẹp của người vợ nhặt trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân.
1/- Số phận: 
- Không tên tuổi, không gia đình, không quê hương...
- Là nạn nhân thê thảm của nạn đói: áo quần tả tơi như tổ đỉa, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt...; gợi ý được ăn...; chấp nhận theo không người đàn ông xa lạ để trở thành người vợ nhặt...
2/- Vẻ đẹp:
- Hiền lành, chăm chỉ thu dọn, quét tước nhà cửa sạch sẽ...
- Vượt lên trên hiện thực bi thảm để sống, để khao khát tổ ấm gia đình...
- Hướng về một ngày mai tươi sáng.... 

File đính kèm:

  • docĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT.doc