Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 25

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT TÂY NINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG THPT TÂN HƯNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 120 PHÚT
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (4 điểm)
1. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Thượng đế sẽ không hỏi về số quần áo của bạn có trong tủ áo mà sẽ hỏi bạn đã giúp được bao nhiêu người có quần áo?
Thượng đế sẽ không hỏi bạn có bao nhiêu tài sản của cải mà sẽ hỏi chúng có được tạo ra bằng chính sức lao động của bạn không?
Thượng đế sẽ không hỏi bạn đã nhận được bao nhiêu lời khuyến khích mà sẽ hỏi bạn đã bao giờ khích được người khác hay chưa?
Thượng đế sẽ không hỏi bạn sống cạnh những người láng giềng nào mà sẽ hỏi bạn đối xử với những người hàng xóm của bạn như thế nào? 
a) Anh/chị hãy đặt tên cho câu chuyện trên
b) Câu chuyện trên, sử dụng biện pháp nghệ nào? Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó.
c) Suy nghĩ của anh/chị về câu chuyện trên.
d) Theo anh/chị thượng đế có thể không hỏi và sẽ hỏi những điều gì nữa, hãy thử trình bày hai câu. 
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (6 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (A hoặc B)
PHẦN A 
Bình luận về câu nói của M. Gorky: Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người.
PHẦN B 
Qua câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ, nhận thức của mình. Thử đặt mình vào hoàn cảnh của người đàn bà để nêu lên hành động của bản thân.
 SỞ GD & ĐT TÂY NINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG THPT TÂN HƯNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (4 điểm)
NỘI DUNG
ĐIỂM
a) Thí sinh có thể đặt tên cho câu chuyện, có thể một trong các trường hợp sau: 
- Thượng đế sẽ hỏi gì?
- Không hỏi và sẽ hỏi
- Câu chuyện của thượng đế
- Thượng đế hỏi
- Hỏi
0.5
b) Câu chuyện sử dụng biện pháp nghệ nào? Ý nghĩa của nó.
- Câu hỏi tu từ: Người đọc tự hỏi mình, soi rọi mình, để có hành động sống nhân hậu, trách nhiệm, nghị lực
- Lặp kết cấu cú pháp (cấu trúc): Nhấn mạnh, khẳng định những điều mà thượng đế quan tâm (không quan tâm)
- Liệt kê: Làm rõ những điều thượng đế quan tâm, tính nhân văn, nhân hậu của con người.
1.5
c) Suy nghĩ về câu chuyện trên
- Đó là những thông điệp, những lời khuyên hãy sống đẹp: Không nặng về vật chất, hình thức mà hãy quan tâm đến thái độ sống, hành động sống, biết chia sẻ; biết tạo ra của cải chân chính bằng chính sức lực của mình.
- Qua câu chuyện người đọc sẽ suy nghĩ, soi rọi mình và hình thành lối sống tích cực hơn. 
1.0
d) Thử trình bày hai câu
1.0
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (6 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (A hoặc B)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS vận dụng được các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận 
- Đảm bảo bố cục, chính tả...
- Hiểu đề, làm đúng trọng tâm đề yêu cầu.
- Các ý diễn đạt mạch lạc, rõ ràng; bài viết sáng tạo, độc đáo
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; đảm bảo các ý sau:
PHẦN A (6 điểm)
NỘI DUNG
ĐIỂM
1. Nêu vấn đề nghị luận
0.5
2. Giải thích: Sách là gì? Sách là nơi chứa đựng trí tuệ, kiến thức của nhân loại thuộc các lĩnh vực tự nhiên và xã hội, khoa học và đời sống. 
0.5
3. Vai trò, ý nghĩa của sách 
- Sách trang bị cho ta lượng trí thức khổng lồ về tự nhiên-xã hội; KH-đời sống; bồi dưỡng tâm hồn và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong lđ; khả năng sáng tạo trong khoa học.
- Sách dạy cho ta biết yêu thương và căm thù, biết hành động vì lẽ phải, biết ước mơ Nghĩa là sách giúp ta hoàn thiện về nhân cách, thanh lọc tâm hồn. 
=> Đọc một cuốn sách-> lượng tri thức nhất định =>Nhờ đó mà con người bớt đi phần ngu dốt, thô bạo, tham lam, bần tiện, ích kỉ; tách khỏi phần thú để tiến đến phần người. Câu nói của nhà văn Nga xô-viết đã cho thấy vai trò to lớn của sách và việc đọc sách trong sự tiến bộ của mỗi bản thân. 
1.0
3. Bàn luận (1.5đ)
 - Cùng một cuốn sách nhưng sau khi đọc, mỗi người tích lũy một lượng kiến thức, bài học ý nghĩa khác nhau => Hình thành văn hóa đọc
- Và ngoài sách bổ ích, còn có sách đồi trụy, sách phản động: làm băng hoại đạo đức, nhân phẩm của con người => Chọn lọc sách để đọc, để soi rọi mình
1.5
4. Khẳng định ý nghĩa của câu nói: Câu nói trên không sai nhưng không phải đúng trong mọi trường hợp, đối tượng.
0.5
5. Hành động của bản thân 
- Phê phán những người lười đọc sách khiến cho họ không chỉ nghèo nàn về trí tuệ mà cả tâm hồn. Đặc biệt, những ai đọc sách không trong sáng, lành mạnh, thiếu bổ ích và phải được xử lí đích đáng. Ca ngợi những ai có văn hóa đọc, đọc sách bổ ích
- Bản thân đã đọc sách như thế nào?
- Bài học rút ra từ câu nói của Mac-xim Gor-ky?
1.5
6. Khái quát vấn đề
0.5
PHẦN B (6 điểm)
NỘI DUNG
ĐIỂM
1. Nêu vấn đề
0.5
2. Nhận xét
Cảnh đầy ngịch lí (câu chuyện nghịch.lí)
- Người đàn bà: Không chịu li hôn chồng: “Con lạy... bỏ nó”.
- Thấy mặt tốt của chồng (hiền, trước đây không đánh vợ, luôn chèo chống với phong ba để nuôi một sắp con) ó lí do không li hôn 
- Tự nhận lỗi về mình “đẻ nhiều quá”.
- Thấy được lòng tốt của Phùng, Đẩu nhưng không giải quyết cho số phận, hoàn cảnh của chị được “Chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng... các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”.
Tâm trạng và nhận thức của Đẩu
- Bất ngờ “Sao, sao?”; rồi phẫn nộ “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được”;
 rồi im lặng, như có “một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công”
- Sự vỡ lẽ ấy chính là sự phá vỡ những quan niệm giản đơn về tình yêu, hạnh phúc, về lòng nhân ái
2.0
3. Nhận thức vấn đề đặt ra trong tác phẩm: Qua nghệ thuật: xây dựng tình huống độc đáo, lạ (tình huống nhận thức), cho thấy:
- Lòng tốt rất cần thiết nhưng áp dụng không đúng chỗ, nhiều khi lại mang đến bi kịch đau đớn hơn.
- Lí thuyết trong sách vở (tức luật pháp) không phải lúc nào cũng giải quyết đươc tất cả mọi vấn đề, trong mọi hoàn cảnh.
- Trong cuộc sống, ngoài tòa án của pháp luật còn có tòa án của lương tâm. Và tòa án của pháp luật đôi khi không thắng nổi tòa án lương tâm.
- Đánh giá sự vật – sự việc, đánh giá đa chiều, không phiến diện. 
- Nghệ thuật và cuộc sống luôn có mối quan hệ biện chứng: Nghệ thuật là cuộc sống và cuộc sống là nghệ thuật. 
=> Nhận thức, quan niệm mới về nghệ thuật, về người cầm bút.
2.0
4. Hành động của bản thân trong hoàn cảnh của người đàn bà (Trình bày cách ứng xử phù hợp và đưa ra biện pháp giải quyết thỏa đáng, vừa hợp tình, hợp lí trong từng trường hợp)
1.0
5. Khái quát vấn đề
0.5
	Tân Châu, ngày 22 tháng 4 năm 2014
	GVBM
	Đặng Thị Phượng Vi

File đính kèm:

  • docĐe, huong dan cham môn ngu van. Dang Thi Phuong Vi - THPT Tan Hung.doc
Đề thi liên quan