Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 26

doc6 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ THPT NGUYỄN CHÍ THANH
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
(120 phút, không kể thời gian phát đề)
ĐỀ 1
Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
"...Tnú không cứu sống được Mai.
- Ừ, Tnú không cứu sống được mẹ con Mai...
Tiếng ông cụ Mết vẫn trầm và nặng. Ông cụ dụng dề trở tay lau một giọt nước mắt. Bỗng nhiên ông cụ nói to lên:
- Tnú không cứu được vợ con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắc vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vã. Tau thấy chúng nó trói mày bằng giây rừng..."
( Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành) 
a/ Hãy chỉ ra những sai sót của đoạn văn trên?(1 đ)
b/ Trong đoạn văn trên, Cụ Mết đã nhắc đi nhắc lại sự việc gì nhiều lần ?(1 đ)
c/ Cụ Mết đã nhắc đi nhắc lại sự việc đó là để nhấn mạnh và khắc ghi điều gì với con cháu của cụ?(1 đ)
 Câu 2. (3đ)
" Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình".( Đời thừa- Nam Cao)
Từ quan niệm trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về kẻ mạnh trong mối quan hệ giữa người với người.
Câu3. (4đ)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Đọc và trả lời câu hỏi sau:
a/ Sai lỗi chính tả( Chú ý có những từ không phải do lỗi mà do cách phát âm của người dân tộc: "tau")
- Dụng dề - vụng về
- Cây sắc - cây sắt
- Cây vã - cây vả
- Giây rừng - dây rừng
b/ Sự việc: Tnú không cứu được vợ con
c/ - Nhấn mạnh một sự thật: Nếu chỉ với hai bàn tay trắng thì chẳng những Tnú không cứu được mình, không cứu được vợ con mà dân làng Xô Man cũng không thể cứu được Tnú, không thể cứu được chính buôn làng mình.
 - Cụ Mết muốn khắc ghi cho con cháu một chân lí: " Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo"
2. Trình bày suy nghĩ của bản thân: (3đ)
	- Giới thiệu vấn đề cần NL 
	- Kẻ mạnh không phải là kẻ chứng tỏ sức mạnh bằng hành động độc ác, chà đạp người khác. Mà người mạnh là người dùng sức mạnh, khả năng của mình để giúp đỡ, yêu thương người khác
	- Người mạnh là người có tài năng và biết dùng khả năng, tài năng ấy để gánh vác trách nhiệm, hi sinh, giúp đỡ...
	- Lên án, phê phán những kẻ sống bất nhân, chà đạp người khác
	- Rèn luyện lối sống tốt đẹp
3. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật trong tác phẩm
- Nêu vấn đề cần NL
- Nêu ấn tượng, nhận xét khái quát về nhân vật người đàn bà hàng chài
- Phân tích đặc điểm của nhân vật:
+ ngoại hình
+ số phận
+ phẩm chất
- Đánh giá về nhân vật
--> Tác phẩm thể hiện rõ quan niệm nghệ thuật của NMC: Sáng tác văn học là đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người
ĐỀ 2
1. Đọc và trả lời câu hỏi sau:
Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó.
a/ Những vẻ đẹp của sông Hương hiện ra như thế nào? (1đ)
b/ Các thủ pháp nghệ thuật nào được dùng để bộc lộ vẻ đẹp ấy ? (1đ)
2. Nêu ý kiến của anh/chị về vấn đề: (3đ)
Tuổi trẻ ngày nay thích tạo nên “chuyện lạ” để nổi bật và cho rằng đó là con đường nhanh nhất để tiến tới thành công.
3. Nêu cảm nhận của anh/chị về:
 Một vẻ đẹp trong phẩm chất con người Việt Nam qua một tác phẩm văn học thời kháng chiến (1945-1975). (5đ)
Hoặc: 
 Những giá trị văn học: nhận thức – giáo dục - thẩm mĩ qua một tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12. (5đ)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Đọc và trả lời câu hỏi sau:
a/ Những vẻ đẹp của sông Hương hiện ra:
- Vẻ đẹp trữ tình, trong sáng, thơ mộng của dòng chảy khi vừa ra khỏi thượng nguồn, đang tiến đến vùng đồng bằng ngoại vi. (0,5đ)
- Có những chặng đường, sông Hương uốn mình, vừa để dâng tặng vừa lấy thêm nhiều phù sa cho vùng đồng bằng và lòng thành phố Huế mà nó sắp đi qua. Đó là vẻ đẹp hiền hòa, phong phú về dưỡng chất của con sông. (0,5đ)
b/ Các thủ pháp nghệ thuật nào được dùng để bộc lộ vẻ đẹp ấy:
- Ẩn dụ: sông Hương mang vẻ đẹp của một câu chuyện cổ tích huyền ảo “người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. (0,5đ)
- Miêu tả, liên tưởng: vẻ đẹp của sông Hương qua dòng chảy (0,25)
- So sánh: “uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức”.(0,25)
2. Nêu ý kiến của anh/chị về vấn đề: (3đ)
Tuổi trẻ ngày nay thích tạo nên “chuyện lạ” để nổi bật và cho rằng đó là con đường nhanh nhất để tiến tới thành công.
	* Nêu vấn đề nghị luận: Quan niệm không đúng đắn của tuổi trẻ ngày nay là dùng “chuyện lạ” để nổi bật và cho rằng đó là con đường nhanh nhất để tiến tới thành công. (0,5đ)
	* Phân tích và chứng minh:
	 - Thành công là mục tiêu phấn đấu của mọi người, nhất là ở tuổi trẻ. (0,25đ)
 	 - Có nhiều quan niệm để đạt thành công: 
 + Cố gắng hết sức mình: từng giai đoạn cụ thể đặt ra kế hoạch và nỗ lực thực hiện dựa trên năng lực bản thân. (0,5đ)
 + Nhờ vả, dựa dẫm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người khác (người thân, bạn bè,) (0,25đ)
 + Dùng thủ đoạn, lợi dụng cơ hội, trong đó có hành động tạo nên “chuyện lạ” – gây giật gân, gây sốc để thu hút sự chú ý từ người khác và cho rằng đó là con đường nhanh nhất để tiến tới thành công. (0,75đ)
	* Bàn luận: (0,75đ)
	 - Thành công qua một quá trình cố gắng dựa vào chính mình mới có ý nghĩa thực sự, giúp người đó trưởng thành; đây là thái độ đúng đắn cần có ở mọi thời đại. 
 	 - Thành công do may mắn vì lợi dụng cơ hội, sự nổi bật không chân chính sẽ gậy hậu quả nghiêm trọng cho bản thân người đó và cả nếp sống của xã hội hiện đại, khiến nhiều người ỷ lại, không chịu phấn đấu nữa.
3. Nêu cảm nhận của anh/chị về:
 Một vẻ đẹp trong phẩm chất con người Việt Nam qua một tác phẩm văn học thời kháng chiến (1945-1975). 
* Nêu vấn đề: (0,5đ)
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi), một vẻ đẹp trong phẩm chất người Việt Nam (lòng yêu nước nồng nàn, tình cảm gia đình sâu sắc, giàu lòng vị tha, sức sống mãnh liệt,) 
* Phân tích, chứng minh: (3,5đ)
- Khái niệm, bối cảnh thể hiện vẻ đẹp của phẩm chất: (1,0đ)
 + Tình cảm gia đình sâu sắc: cảm xúc yêu thương, gắn bó giữa những người thân thuộc trong gia đình; phấn đấu bảo vệ, xây dựng tình cảm gia đình.
 + Những đứa con – Chiến, Việt - trưởng thành trong những gia đình Nam Bộ, chịu nhiều đau thương mất mát luôn yêu thương lẫn nhau, tự hào bảo vệ truyền thống gia đình trong truyền thống anh hùng dân tộc.
- Biểu hiện của vẻ đẹp phẩm chất: 
 + Những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, sớm chịu nhiều nỗi đau vì cái chết của người thân. (0,5đ)
 + Chiến, Việt sớm có lòng căm thù giặc, xung phong ra trận để trả thù cho ba má. Cuộc chuyện trò vào đêm trước lúc ra trận thể hiện tình cảm chị em hướng về gia đình (việc nhà, kỉ niệm về má). (1,0đ)
 + Cảm xúc sâu sắc: khung cảnh hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm với lời hứa “chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về” (1,0đ)
* Đánh giá chung: (1,0đ)
 - Các thủ pháp nghệ thuật: Tạo tình huống truyện, chọn lọc chi tiết gây cảm xúc, ngôn ngữ mộc mạc phù hợp với những nhân vật, tính cách điển hình đã tạo nên vẻ đẹp cho con người Việt Nam.
 - Vẻ đẹp ấy là một trong những phẩm chất cơ bản mà văn học phản ánh chân thực, góp phần loàm nên nhân cách cho người Việt giai đoạn 1945-1975 nói riêng và bản sắc dân tộc Việt mọi thế hệ nói chung.
Hoặc: 
 Những giá trị văn học: nhận thức – giáo dục - thẩm mĩ qua một tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12.
* Nêu vấn đề: (0,5đ)
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu), những giá trị văn học: nhận thức – giáo dục - thẩm mĩ trong tác phẩm.
* Phân tích, chứng minh: (3,5đ)
- Khái quát về: (0,5đ)
 + Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, tóm tắt nội dung Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu 
 + Lí luận văn học: Nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ là 3 giá trị, chức năng cơ bản của văn học về đời sống con người mà tác phẩm đó phản ánh. Ba khái niệm vừa có đặc trưng biểu hiện riêng, vừa có mối quan hệ khăng khít tạo nên giá trị nội dung và nghệ thuật hoàn chỉnh cho một tác phẩm văn học.
- Biểu hiện của các giá trị văn học: 
 + Giá trị nhận thức: (1,0đ)
 . Nhận thức về cuộc sống: phát hiện về câu chuyện một gia đình hàng chài còn nhiều vất vả, mang bi kịch bạo hành gia đình.
 . Nhận thức về tâm lí con người: người nghệ sĩ nhiếp ảnh yêu nghề, trên đường tác nghiệp có những khám phá bất ngờ, tâm trạng diễn biến theo từng sự việc nhìn thấy.
 + Giá trị giáo dục: (1,0đ)
 . Hướng con người tới tình yêu thương, chia sẻ những số phận nghiệt ngã trong đời sống. (tấm lòng của nhân vật Phùng, Đẩu)
 . Trân trọng những vẻ đẹp ẩn khuất trong tâm hồn con người (người đàn bà hàng chài) để nâng dậy, chỉ ra lối thoát cho những con người đáng thương đó.
 + Giá trị thẩm mĩ: (1,0đ)
 . Cảm nhận về “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, nó có thể thanh lọc, gột rửa thanh hồn con người.
 . Cái đẹp chân chính của nghệ thuật phải gắn bó chặt chẽ với cuộc đời, phục vụ cuộc đời (Nghệ thuật vị nhân sinh)
* Đánh giá chung: (1,0đ)
 - Các thủ pháp nghệ thuật: Tạo tình huống truyện, ngôn ngữ có sự chuyển biến linh hoạt phù hợp với tính cách nhân vật, chọn lọc chi tiết đặc sắc.
 - Ba giá trị của văn học đã tạo nên giá trị nội dung và nghệ thuật to lớn cho một tác phẩm văn học thời kì đổi mới. Từ đó, độc giả có thái độ sống tích cực, lạc quan hơn trong cuộc đời.

File đính kèm:

  • docDETHI TN-2014 - TUYEN.doc
Đề thi liên quan