Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 3

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI	 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
	---------------	 Môn thi: Ngữ văn - Trung học phô thông
 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
-------------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần I - Đọc – hiểu văn bản (4.0 điểm)
 Câu 1 (2.0 điểm)
 Trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có câu:	
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi 
 Theo anh (chị) mùa xuân ấy là mùa xuân năm nào? Năm đó giúp anh/ chị hiểu gì thêm về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
 Câu 2 ( 1.0 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “ Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi. Sau đó ít năm, người cha cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Tấm phải làm lụng quần quật suốt ngày, còn Cám được mẹ nuông chiều, chơi dông dài ngày nọ qua ngày kia”.
 Hãy cho biết đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Nội dung của đoạn văn này là gì?
 Câu 3 (1.0 điểm)
 Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có lời thoại: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”.
 Hãy cho biết câu nói trên là của nhân vật nào? Câu nói ấy có ý nghĩa gì?
Phần II - Làm văn (6.0 điểm)
 Thí sinh chọn một trong hai câu sau đây:
 Câu 1 (6.0 điểm)
 Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven: “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác”. 
Câu 2 (6.0 điểm)
 Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Hết..
GVBM: BÙI VĂN THÔNG
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Thứ tự
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Phần I 
4.0 điểm
Câu 1
- Mùa xuân ấy là mùa xuân năm 1947
0,5 
- Đầu năm 1947, đoàn binh Tây Tiến được thành lập, có nhiệm vụ phối hợp cùng bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. 
0,5 
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên (trong đó có Quang Dũng). Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập Trung đoàn 52
0,5 
- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ không bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, nhà thơ sáng tác bài thơ Tây Tiến
0,5 
Câu 2
- Đoạn văn trên sử dụng phương thức tự sự.
0,5 
- Đoạn văn giới thiệu về nhân vật Tấm và hé mở những mâu thuẫn chính trong tác phẩm.
0,5 
Câu 3
- Lời nói trên là của nhân vật cụ Mết.
0,5 
- Câu nói trên có ý nghĩa: để cho sự sống của đất nước và nhân dân được mãi trường tồn không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác, phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
0,5 
Phần II
Thí sinh chọn một trong hai câu để làm bài
6.0 điểm
Câu 1
Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven: “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác”.
1. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí; luận điểm rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp...
2. Yêu cầu về kiến thức:
 Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận => Giới thiệu được câu nói của Beethoven, hiểu quan niệm sống cao quý mà nhạc sĩ nêu lên.
0.5
- Hạnh phúc: cuộc sống tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người,...
0.5
- Câu nói thể hiện quan niệm sống đẹp, vị tha, vì người khác
- Trong cuộc sống, ai cũng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Nhạc sĩ Beethoven quan niệm như thế.
- Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả , đáng trân trọng
- Phê phán lối sống vị kỷ, lối sống thu mình, chỉ biết đến bản thân,...
- Lối sống tích cực đó giúp cho con người và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn...
0.5
1.0
1.0
0.5
1.0
- Bài học nhận thức, hành động của bản thân và mọi người từ lối sống tích cực mà người nghệ sĩ Beethoven nêu ra.
1.0
*Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đáp ứng cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Câu 2
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
1. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết phân tích, cảm thụ một hình tượng nhân vật; luận điểm rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp...
2. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song bài viết cần có những ý cơ bản:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận => Giới thiệu được vài nét về tác giả Nguyễn Trung Thành và nhân vật Tnú.
0.5
- Giới thiệu về nhân vật Tnú (nguyên mẫu, lai lịch,...).
0.5
- Tính cách của nhân vật Tnú:
 + Tnú là người trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu trí.
 + Tnú là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
 + Tnú là người giàu tình yêu thương và sục sôi căm thù.
 + Ở Tnú, hình tượng đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời.
 + Hình tượng Tnú còn điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, đồng thời làm sáng tỏ chân lí của thời đại đánh Mĩ.
- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật độc đáo qua tâm lí, tính cách, hành động,...; ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc, lời văn giàu tính tạo hình,....
3.5
1.0
- Đánh giá chung về nhân vật Tnú.
0.5
*Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đáp ứng cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
-------------HẾT------------

File đính kèm:

  • docDE THI THU TN THPT-3.doc