Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) Lựa chọn những từ viết đúng trong các trường hợp sau: Hiên ngang/ hiên ngan, bước ngoặc/ bước ngoặt , suy nghĩ/ suy nghỉ , chương trình / chương chình , ngôi sau / ngôi sao , xa xôi / sa xôi , xảo nguyệt/ xảo quyệt , dịu dàng / diệu dàng, không giang/ không gian , hàm xúc/ hàm súc Câu 2. (2,0 điểm) Trong phần cuối đoạn trích của tác phẩm Những đứa con trong gia đình do nhà văn Nguyễn Thi sáng tác có viết: “ Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng đằng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai. Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoang thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác. (Ngữ văn 12, Tập hai, tr. 63, NXB Giáo dục - 2008) Đoạn trích viết về sự việc gì ? Trong đoạn trích ấy nhân vật Việt đã cảm nhận được điều gì ? Nêu ý nghĩa của đoạn trích ? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. ( 3,0đ) Viết một bài văn ngắn ( khoảng 300 từ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình trạng học sinh THPT sử dụng facebook . Câu 2. ( 4,0đ) Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu xây đựng rất thành công nhân vật người đàn bà hàng chài. Có nhận định cho rằng: "Người phụ nữ này hiện lên trong tác phẩm vừa đáng thương, nhưng cũng vừa đáng trách". Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên ---------Hết--------- GVBM: DƯƠNG THỊ LIÊN PHẦN ĐÁP ÁN I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) Những từ viết đúng : Hiên ngang , bước ngoặt , suy nghĩ , chương trình , ngôi sao , xa xôi , xảo quyệt , dịu dàng , không gian , hàm súc Câu 2 (2,0đ) a. Đoạn trích viết về việc hai chị em Việt, Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi bên nhà chú Năm để đi bộ đội trả thù cho ba má. - Việt thấy rõ lòng mình (“thương chị lạ”, “mối thù của thằng Mĩ thì có thể rờ thấy, vì nó đang đè nặng ở trên vai”). b. Ý nghĩa: - Gợi không khí thiêng liêng, tập quán lâu đời của thôn quê Việt Nam - Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn: Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (“thương chị lạ”, “mối thù của thằng Mĩ thì có thể rờ thấy, vì nó đang đè nặng ở trên vai”). - Hình ảnh chất chứa nhiều ý nghĩa: vừa có yếu tố tâm linh, vừa trĩu nặng lòng căm thù, vừa chan chứa tình yêu thương. - Khẳng định chị em Việt, Chiến sẽ tiếp nối truyền thống của gia đình, là khúc sông sau của dòng sông truyền thống, hứa hẹn sẽ dài hơn khúc sông trước. Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách; diễn đạt rõ ràng, đủ ý thì đạt điểm tối đa. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 đ) Viết một bài văn ngắn ( khoảng 300 từ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình trạng học sinh THPT sử dụng facebook . a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: tình trạng sử dụng fecabook. -Facebook là một trang mạng xã hội trên đó họ cho bạn viết bài như cuộc sống, nhật kí, những câu chuyện thường ngày, tâm trạng, hay tải hình ảnh lên để chia sẻ với mọi người... - Đa số HS THPT sử dụng facebook vì học sinh THPT là lứa tuổi thích tìm tòi cái mới, thích giao lưu với bạn bè... - Một số bạn sử dụng với mức độ vừa phải, hợp lí -> fcaebook làm cho cuộc sống phong phú hơn, học tập ngày càng tốt hơn... - Một số bạn say mê, lúc nào cũng nghĩ tới nó, dành quá nhiều thời gian cho nó mà quên đi hoặc bỏ bê những công việc khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập, sức khỏe, sử dụng vào mục đích không lành mạnh gây ảnh hưởng không tốt đến bản thân mình và người khác... - Học sinh phải ý thức được học tập là công việc quan trọng nhất, facebook chỉ là trang mạng giải trí những lúc rảnh rỗi để tránh tình trạng bị nghiện facebook, phải biết sử dụng fcaebook vào những mục đích tốt đẹp, lành mạnh... Phụ huynh phải quan tâm con em không để các em lên facebook quá nhiều, nhà trường và xã hội phải tuyên truyền giúp các em hiểu mặt có lợi và tác hại của facebook... -Khẳng định lại vấn đề . Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa. Câu 2(4,0 đ) Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu xây đựng rất thành công nhân vật người đàn bà hàng chài. Có nhận định cho rằng: "Người phụ nữ này hiện lên trong tác phẩm vừa đáng thương, nhưng cũng vừa đáng trách". Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên Nêu vấn đề nghị luận Bằng tài năng và vốn sống của mình nhà văn đã khắc họa hình tượng người đàn bà hàng chài với những đặc điểm nổi bật: + Người phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha -> có nhiều phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ VN. Người đàn bà hàng chài đáng thương :có cuộc đời nhiều bí ẩn, éo le, nghèo khổ.. Người đàn bà đáng trách: chị có quan niệm lạc hậu, thiếu ý thức đấu tranh, thiếu ý thức tự vươn lên để có sự bình đẳng hạnh phúc trong gia đình... Đánh giá chung. Khẳng định lại vấn đề. Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. ---------Hết---------
File đính kèm:
- DE THI THU TN THPT-1.doc