Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 6

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD- ĐT Tây Ninh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH-THCS-THPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nguyễn Bỉnh Khiêm
BIÊN SOẠN ĐỀ THI THPT THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI 2014
ĐỀ:
I.PHẦN 1: Đọc - hiểu ( 4 điềm)
Câu 1: Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, có lời thoại: 
“Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”. Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới ? (1.0 điểm)
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết bất ngờ của nhân vật Trương Ba ? Hồn Trương Ba đã tự quyết định về sự sống, chết của chính mình như thế nào? Nêu ngắn gọn ý nghĩa nội dung lời thoại “ Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” ( 2điểm)
II. PHẦN II ( 7.0 điểm)
 Thí sinh chọn (1) trong (2) đề sau
Câu 1: Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh ( chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
Câu 2: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong đoạn thơ sau của Xuân Quỳnh.
 Con sóng dưới lòng sâu
 Con sóng trên mặt nước
 Ôi con sóng nhớ bờ
 Ngày đêm không ngủ được
 Lòng em nghĩ đến anh
 Cả trong mơ còn thức.
 Dẫu xuôi về phương bắc
 Dẫu ngược về phương nam
 Nơi nào em cũng nghĩ
 Hướng về anh - một phương.
 (Trích bài thơ Sóng- Ngữ văn 12, cơ bản, tập1, trang 154, NXB GD 2011)
 HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Điểm
 PHẦN 1
4.0
Câu 1
Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, có lời thoại: 
“Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”. Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới ? 
- Lời thoại của nhân vật nào, nói về những ai? 
+ Lời thoại trên của nhân vật chú Năm.
+ Lời thoại nói về chị em Chiến và Việt, gọi chung theo cách của chú Năm là “nó”. 
0,5
0,5
- Thái độ đối với người được nói tới: 
+ Thương yêu và tự hào trước sự khôn lớn không ngờ của hai cháu, vì thấy chị em Chiến và Việt đã biết thu xếp việc nhà ổn thỏa, chu đáo như những người đã trưởng thành trước khi lên đường nhập ngũ.- Tin tưởng các cháu đã có khả năng gánh vác việc lớn ngoài xã hội, kế tục được truyền thống yêu nước và cách mạng của gia đình mình. 
1.0
Câu 2
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết bất ngờ của nhân vật Trương Ba ? Hồn Trương Ba đã tự quyết định về sự sống, chết của chính mình như thế nào? Nêu ngắn gọn ý nghĩa nội dung lời thoại “ Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” ( 2điểm)
- Nguyên nhân: Do sự nhầm lẫn, tắc trách của quan Thiên đình.
- Hồn Trương Ba đã tự quyết định về sự sống chết của chính mình:
+ Hồn Trương Ba quyết định trả xác cho anh hàng thịt, từ chối nhập hồn vào xác cu Tị và xin cho cậu bé được sống lại.
+ Với bản thân, Hồn Trương Ba quyết định chết hẳn.
0,5
0.5
- Ý nghĩa của lời thoại:
+ Thể hiện khát vọng được sống là chính mình, không thể sống giả dối.
+ Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa xác và tâm hồn. 
0,5
0,5
 PHẦN 2: ( Thí sinh chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài )
6.0
Câu 1
Viết một bài văn nghị luận xã hội
 Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh ( chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
a/ Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau.
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
1,0
- ở nước ta có nhiều trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn.
- Bàn luận
+ Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội 
0.5
+ Trẻ em đang bi bóc lột sức lao động 
0.5
+ Nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận những trẻ em ấy về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Vì nhân dân ta có truyền thống nhân ái “ Lá lành đùm lá rách” 
0.5
+ Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội
0.5
+ Trẻ em là tương lai của đất nước.
0.5
+ Nếu bị xã hội bỏ rơi, các em sẽ dễ bị kẻ xấu lợi dụng và dễ sa chân vào con đường hư hỏng, vướng vào các tệ nạn xã hội
0.5
+ Những cá nhân, gia đình tổ chức thu nhận những trẻ em ấy về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một việc làm tốt, đúng đắn, có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống xã hội.( dẫn chứng)
0.5
- Phê phán:: Những đối tượng lợi dung trẻ em cơ nhỡ 
0.5
- Liên hệ: Bản thân sẽ làm gì? Đề xuất quan điểm và biện pháp tôn vinh, nhân rộng hiện tượng ấy.
0.5
- Đánh giá vấn đề
0.5
Câu 2
Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong đoạn thơ sau của Xuân Quỳnh
a/ Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để cảm nhận và phân tích một đoạn thơ trữ tình. 
- Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở hiểu biết về Xuân Quỳnh và bài thơ “ Sóng” học sinh có thể cảm nhận và phân tích đoạn thơ theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được nội dung cơ bản sau.
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
1.0
- Qua hình tượng sóng, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi nhớ: da diết, khắc khoải, bao trùm lên không gian, thời gian, hiện hữu trong ý thức lẫn tiềm thức.
1.5
- Nhân vật trữ tình khẳng định lòng chung thủy son sắc và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.
1.5
Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng, hình tượng ẩn dụ đôc đáo, giọng thơ tha thiết, sâu lắng.
1.0
- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
1.0
 Giáo viên : Đỗ Thị Thúy Hằng
 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

File đính kèm:

  • docđề 12 mới - hằng.doc