Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 9

doc10 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 3968 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THAM KHẢO
 KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014
Môn thi: NGỮ VĂN – Giáo dục trung học phổ thông
Thời gian làm bài: 120 phút, không tính thời gian giao đề
Câu 1 (3,0 điểm): 
Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
a. Hãy chỉ ra các lỗi về chính tả và ngữ pháp trong câu sau (1,0 điểm) 
Trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã xây dựng được một hình tượng nông dân điển hình (chị Dậu) với tất cả nỗi khổ sở, đau sót và những đức tính, phẩm cách trong sạch.
	 b. Đoạn trích sau nói về vấn đề gì? Hãy đặt tên cho đoạn trích. (1,0 điểm) 
	Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực đều đã giành được độc lập như Việt Nam, Inđônêxia  Sau khi giành được độc lập, các nước trong khu vực xây dựng, củng cố nền độc lập, ra sức phát triển kinh tế, văn hoá và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hơn hẳn so với trước chiến tranh. Nhiều nước đã trở thành con rồng châu Á như Singapo. Có nước bước vào ngưỡng cửa của nước công nghiệp mới như Thái Lan, Malayxia Đời sống vật chất và tinh thần của người dân các nước trong khu vực Đông Nam Á được nâng cao hơn trước chiến tranh, phúc lợi xã hội được bảo đảm.
 ( Sách Câu hỏi và bài tập Lịch sử 12 – Nhà xuất bản Hà Nội – 2012)
	c. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của nó trong hai câu sau (1,0 điểm):
	Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
 Voi uống nước, nước sông phải cạn. 
 ( Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi)
Câu 2 (3,0 điểm):
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu danh ngôn: 
“ Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”.
Câu 3 (4,0 điểm): 
	Chọn một trong hai đề sau:
a. Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
b. Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
	Dữ dội và dịu êm
	Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa 
Và ngày sau vẫn thế 
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
 (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục - 2009)
 Hết
 ( Giáo viên ra đề: Đinh Xuân Bích Châu 
 - Trường THPT Trần Phú)
 KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014
Môn thi: NGỮ VĂN – Giáo dục trung học phổ thông
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI
I. Hướng dẫn chung:
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sang tạo.
3. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thi, phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 
4. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 ( lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50, lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm).
II. Đáp án và thang điểm:
Câu 1 ( 3,0 điểm):
- Sai về ngữ pháp: Câu thiếu chủ ngữ ( 0,5đ)
- Sai về chính tả: sót ( 0,5đ)
 b. - Đoạn trích nói về vấn đề: Những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. ( 0,5đ)
	- Đặt tên cho đoạn trích: Những biến đổi của khu vực Đông Nam Á. ( 0,5đ)
 c. - Biện pháp: nói quá ( còn gọi là phóng đại, thậm xưng, cường điệu): “đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn”( 0,5đ).
	- Tác dụng: tạo ấn tượng mạnh mẽ ( thể hiện lòng tự hào về sức mạnh của lực lượng nghĩa quân Lam Sơn) ( 0,5đ).
Câu 2 (3,0 điểm):
	Viết bài văn nghị luận xã hội ngắn
	* Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp	
	* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ, dẫn chứng phải hợp lí và làm rõ được các ý sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”. ( 0,5đ)
	- Giải thích được các từ ngữ trong văn cảnh ( mặt trời, hướng về mặt trời, bóng tối), từ đó thấy được nội dung của câu danh ngôn và ý nghĩa của lời khuyên về một thái độ sống tích cực, lạc quan.(0,5đ)
	- Chứng minh được tác dụng của thái độ sống tích cực, lạc quan. (1,5,đ)
	- Đánh giá về câu danh ngôn, rút ra bài học cho bản thân. (0,5đ)
Câu 3 (4,0 điểm):
	Viết bài văn nghị luận văn học
	* Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ, dẫn chứng phải hợp lí và làm rõ được các ý sau:
Đề a:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hình tượng cây xà nu. (0,5đ)
- Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu tả công phu và đậm nết trong toàn bộ tác phẩm( đặc biệt ở phần mở đầu và kết thúc tác phẩm).(0,5đ)
- Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của dân làng Xô Man.(1,0đ)
- Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên.(1,5đ)
- Đánh giá chung về hình tượng cây xà nu hoặc nêu cảm xúc của người viết.(0,5đ)
	Đề b:
	- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ “ Dữ dội  ngực trẻ”.( 0,5đ) 
	- Từ việc khám phá những trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả những cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới về tình yêu – yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao.(1,0đ)
	- Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng tình yêu thường trực trong trái tim tuổi trẻ.(1,0đ)
	- Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng; nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, đối lập  (1,0đ)
- Đánh giá chung về đoạn thơ hoặc nêu cảm xúc của người viết.(0,5đ) 
Hết
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
( Thời gian làm bài 120 phút)
Phần I- Đọc hiểu ( 5 điểm)
Đọc bài thơ sau : 
TIẾNG CHỔI TRE
TỐ HỮU
Những đêm hè 
Khi ve ve 
Đã ngủ 
Tôi lắng nghe 
Trên đường Trần Phú 
Tiếng chổi tre 
Xao xác hàng me 
Tiếng chổi tre 
Đêm hè 
Quét rác... 
Những đêm đông 
Khi cơn dông 
Vừa tắt 
Tôi đứng trông 
Trên đường lặng ngắt 
Chị lao công 
Như sắt 
Như đồng 
Chị lao công 
Đêm đông 
Quét rác... 
Sáng mai ra 
Gánh hàng hoa 
Xuống chợ 
Hoa Ngọc Hà 
Trên đường rực nở 
Hương bay xa 
Thơm ngát 
Đường ta 
Nhớ nghe hoa 
Người quét rác 
Đêm qua. 
Nhớ em nghe 
Tiếng chổi tre 
Chị quét 
Những đêm hè 
Đêm đông gió rét 
Tiếng chổi tre 
Sớm tối 
Đi về 
Giữ sạch lề 
Đẹp lối 
Em nghe!
6-1960
Câu 1: Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu 2: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
Câu 3: Hình ảnh người lao công hiện lên như thế nào? Hãy ghhi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được?
Câu 4: Bài thơ gửi đến một thông điệp. Em hãy ghi lại rõ thông điệp đó?
Câu 5: Đọc xong bài thơ em có suy nhĩ gì về hình ảnh người lao công qua lời tâm sự của anh Nguyễn Văn Tám ở Hà Nội.
“....Tám chỉ những bịch ni lông tung tóe và ngao ngán rằng, mấy ngày như Giáng sinh, ngày lễ..., đối với người công nhân quét rác là cơ cực nhất, phải làm việc gấp đôi, gấp ba ngày thường. Bởi những ngày đó, người dân khắp nơi đổ về thành phố chơi, và cũng như một lẽ tự nhiên, rác cũng vì thế mà ngập đường. Những tuyến đường trung tâm như Lê Duẩn, Nguyễn Thị Minh Khai chẳng khác gì bãi chiến trường. Có những kỳ nghỉ lễ lớn, đám thanh niên đi chơi xuyên đêm, trời lại hay mưa về đêm, giấy vụn bám chặt xuống đường, túi ni lông thì bê bết, không tài nào quét đi hết được, công ty phải huy động cả trăm công nhân hì hụi nhặt từng cọng rác để kịp sáng ngày mai, giờ hành chính, đường phố sạch sẽ. "21 năm đi làm cũng là 21 cái Tết tôi không được đón Giao thừa cùng gia đình. Bởi tối 30 Tết cho đến sáng mùng Một là khoảng thời gian vất vả nhất trong năm. Trong khi mọi người diện đồ mới, cùng gia đình đi chơi và đón Giao thừa, tụi này vẫn phải cặm cụi dọn rác để sớm mai, sang một năm mới, đường phố tươm tất. Sướng nhất của tụi tôi chỉ nửa ngày mùng Một Tết, được ngủ để lấy sức cho ngày hôm sau..." - Tám buồn bã nói! 
Anh N.V.Tám nói rằng làm công nhân quét rác hầu như không có ngày nghỉ, chỉ cần nghỉ một buổi thôi, rác lại tràn ngập đường phố. Thế nên dù trưa nắng như thiêu như đốt, hay lúc mưa to gió lớn, khi mọi người đều đã tìm được chỗ trú thì những chiếc xe rác vẫn kẽo kẹt một cách chậm rãi để chắc chắn rằng những nơi mình đi qua không còn rác. Rồi khi đêm xuống, trong khi mọi người say giấc nồng thì tiếng chổi tre lại loẹt quẹt giữa không gian yên tĩnh.” Theo (  ngày 23/10/2013).
Phần II – Viết ( 5 điểm)
 HS chọn 1 trong 2 đề sau để làm bài: 
Câu 1: Gần đây trên thông tin đại chúng đã đưa ra hiện tượng nóng cho giới trẻ là thanh niên hiện nay hay thích” phượt” để chứng tỏ bản lĩnh sống của mình. Việc của chúng làm đem lại nhiều nguy hiểm , đôi khi mất mạng. Nếu em là một trong những thành viên “phượt” em sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào?
Câu 2 : Mục đích của Nguyễn Thi khi xây dựng nhân vật Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình .
ĐÁP ÁN
Phần I- Đọc hiểu ( 5 điểm)
Câu 1: Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
Câu 2: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Câu thơ ngắn, nhịp nhàng, sâu lắng,gợi tả được hình ảnh nhân vật và cảm xúc tác giả
Câu 3: Hình ảnh người lao công hiện lên rất vất vả nhưng đẹp , giàu cảm xúc
Câu 4: Bài thơ gửi đến một thông điệp nên thương người lao công và có ý thức bảo vệ môi trường
Câu 5: Đọc xong bài thơ em có suy nghĩ về hình ảnh người lao công qua lời tâm sự của anh Nguyễn Văn Tám ở Hà Nội : Lời lẽ chân thật, xúc động làm nổi bật hình ảnh người lao công vất vả, thấy được sự vô tâm của người đời và trách nhiệm của bản thân.
Phần II – Viết ( 5 điểm)
Câu 1:
“ phượt” là loại hình nguy hiểm
Phải có tổ chức và chịu trách nhiệm về hành động của bản thân và mỗi thành viên
Không nên “ phượt” vì mục đích riêng
Câu 2: 
Mục đích của Nguyễn Thi khi xây dựng nhân vật Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình nhằm tôn lên:
- Vẻ đẹp của một cô gái đời thường:
- Chiến 19 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc với em). Song ở cô đã có cái duyên dáng của thiếu nữ mới lớn ( bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, bắt đầu thích soi gương).
- Thương em, biết nhường nhịn em, biết tính toán việc nhà.
- Thương cha mẹ ( tâm trạng cô khi cùng em khiêng bàn thờ ba má đi gửi trước ngày tòng quân...)
- Cô đọc còn chưa thạo nhưng rất chăm chỉ đánh vần.
=> Chiến là hình ảnh sinh động của người con gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mĩ.
- Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng:
- Gan góc: có thể ngồi lì cả buổi chiều đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm.
- Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.
- Quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình: “ tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”.
- Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một “dòng sông” thì Chiến là khúc sông sau- Chiến rất giống mẹ nhưng cô đã khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương.
- Chiến mang trong mình vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng, dũng cảm.
- Cô đã nối tiếp và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng trong thời đại đánh Mĩ. 
 	 (giáo viên: Trần Kim Vân)
ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT
	 Môn thi: Ngữ văn
 	 	 Thời gian: 120 phút
	Câu 1: (3 điểm)
	a. Phân tích lỗi sai trong câu sau:
	Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.
 	 b. Qua bài “Sóng”, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu được thể hiện như thế nào? 
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 2: (7 điểm)
 Câu 2.a
 Anh / chị phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.
Câu 2.b: Cảm nhận của anh / chị về đoạn thơ sau :
 Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
	(Sóng – Xuân Quỳnh)
	 	Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
	 Môn thi: Ngữ văn
 	 	 Thời gian: 120 phút
Câu 1(3 điểm)
a. Các lỗi trong câu: (1 điểm)
 - Thừa từ: “như”
 - Dùng ngôn ngữ nói trong văn bản viết: “vống”, “vô tội vạ”
b. (2 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: những nét đẹp truyền thống: chung thủy, dịu dàng, đằm thắm, đôn hậu thật dễ thương.
Thể hiện nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khao khát yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình.
Người phụ nữ thủy chung nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu “Sông không hiểu nổi mình” thì “sóng” dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, để “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. Đó là những nét mới mẻ, “hiện đại” trong tình yêu.
Câu 2 (7 điểm)
 Câu 2.a
 - Nêu được vấn đề nghị luận
- Sách là sản phẩm tinh thần của con người ; là kho tri thức vô tận của nhân loại.
- Đọc sách có nhiều tác dụng : mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, bồi dướng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống ; đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh cho con người.
- Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu sự lựa chọn.
- Cần hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc. 
Câu 2.b
- Nêu được vấn đề nghị luận
- Từ việc khám phá những trạng thái khác nhau của sóng, tg diễn tả các cung bậc tình cảm của người hụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới về ty – yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao.
- Mượn quy luật muôn đời của sóng, tg khẳng định khát vọng ty thường trực trong tái tim tuổi trẻ.
- Nghệ thuật: Thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào; nhân hoá, ẩn dụ, đối lập,
- Đánh giá chung về đoạn thơ.
	.hết
 (Gv : Đỗ Thị Oanh )

File đính kèm:

  • docĐỀ THI THAM KHẢO - TRAN PHU.doc
Đề thi liên quan