Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2013 môn Hóa học

doc5 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2013 môn Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2013
MÔN: Hóa học
THỜI GIAN: 60 phút



 1. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaAlO2 sinh ra kết tủa
	A) Dung dịch Na2CO3. B) Dung dịch NaOH. C) Khí NH3.	D) Khí CO2.
 2. Để bảo vệ vỏ tàu biển người ta có thể dùng phương pháp
	A) Dùng chất chống ăn mòn.	B) Mạ một lớp kim loại bền lên vỏ tàu.
	C) Dùng hợp kim không gỉ.	D) Gắn lá Zn lên vỏ tàu.
 3. Trong lò cao, sắt oxit có thể bị khử theo 3 phản ứng: 
3Fe2O3 + CO 2Fe3O4 + CO2 (1)	 
Fe3O4 + CO 3FeO + CO2 (2)	 
FeO + CO Fe + CO2 (3)
	Ở nhiệt độ khoảng 700-800oC, thì có thể xảy ra phản ứng
	A) (1). B) (2). 	C) (3).	D) (1), (2) và (3)
 4. Chất không có tính lưỡng tính là
	A) Al2O3.	B) Al(OH)3.	C) NaHCO3.	D) AlCl3
 5. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng của muối tan thu được trong dung dịch X là
	A) 23,0 gam. 	B) 18,9 gam.	C) 20,8 gam.	D) 25,2 gam.
 6. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của
	A) ion Ca2+ và Mg2+. B) tất cả đều đúng.	C) ion HCO3-.	D) ion Cl- và SO42-.
 7. Cho phản ứng: aFe + bHNO3 cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên đơn giản nhất tổng (a+b) bằng
	A) 6.	B) 3.	C) 4.	D) 5.
 8. Chỉ dung dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3 có thể phân biệt được ba dung dịch nào?
	A) NaCl,BaCl2,MgCl2	B) NaCl,KCl,MgCl2 
	C) Tất cả đều đúng	D) NaCl,MgCl2,AlCl3
 9. Ngâm một đinh Fe trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh Fe ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 đã dùng là (Cho Cu = 64, Fe = 56)
	A) 0,5M.	B) 1M.	C) 1,5M.	D) 0,02M.
 10. Đặc điểm nào sau đây không phài là của gang xám?
	A) Gang xám chứa nhiều xementit.
	B) Gang xám kém cứng và kém dòn hơn gang trắng.
	C) Gang xám nóng chảy khi hóa rắn thì tăng thể tích.
	D) Gang xám dùng đúc các bộ phận của máy. 
 11. Dung dịch NaOH tác dụng được với những chất trong dãy nào sau đây
	A) HCl, NaHCO3, Mg, Al(OH)3.	B) ZnCl2, Al(OH)3, AgNO3, Ag.
	C) CO2, Al, HNO3, CuO.	D) CuSO4, SO2, H2SO4, NaHCO3.
 12. Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp muối khan FeSO4 và Fe2(SO4)3 thu được dung dịch A.Cho A phản ứng hoàn toàn với 1.58 gam KMnO4 trong m ôi trường H2SO4.Thành phần % theo khối lượng của FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong hỗn hợp ban đầu là.(Fe=56,K=39,Mn=55,O=16s)
	A) 50% và 50% 	B) 55% và 45%	C) 76% và 24%	D) 60% và 40%
 13. Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là:
	A) 0,86 gam	B) 1,72 gam	C) 2,06 gam	D) 1,03 gam
 14. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Fe (Z = 26) là
	A) 1s22s22p63s23p64s23d6.	B) 1s22s22p63s23p63d8.
	C) 1s22s22p63s23p64s24p6.	D) 1s22s22p63s23p63d64s2.
 15. Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?
	A) Thêm dư NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.
	B) Thêm dư NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
C) Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH dư.
	D) Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại.
 16. Cho các ion sau: Fe3+, Fe2+, Cu2+. Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tính oxi hoá tăng dần từ trái sang phải là
	A) Fe3+, Cu2+, Fe2+.	B) Fe2+, Cu2+, Fe3+.
	C) Cu2+, Fe2+, Fe3+.	D) Fe2+, Fe3+, Cu2+.	
 17. Cho 10 gam Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là (Cho H = 1, Fe = 56, Cu = 64)
	A) 3,4 gam.	B) 4,4 gam.	C) 5,6 gam.	D) 6,4 gam.
 18. Phương trình điện phân NaOH nóng chảy là
	A) 4NaOH 2Na2O + O2 + H2.	B) 2NaOH 2Na + H2O2. 
	C) 4NaOH 4Na + O2 + 2H2O. 	D) 2NaOH 2Na + O2 + H2.
 19. Phương trình hoá học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag theo phương pháp nhiệt luyện
	A) 4AgNO3 + 2H2O 4Ag + 4HNO3 + O2.	B) Tất cả đều sai.
	C) 2AgNO3 2Ag + 2NO2+ O2.	D) 2AgNO3 + Zn 2Ag + Zn(NO3)2.
 20. Với sự có mặt của oxi trong không khí, đồng bị tan trong dung dịch H2SO4 loãng theo phản ứng nào sau đây:
	A) 2Cu + 2H2SO4 +O2 2CuSO4 + 2H2O
	B) Cu + H2SO4 	 CuSO4 + H2. 	
	C) 3Cu + 4H2SO4 + O2 3CuSO4 + SO2 + 4H2O
	D) Cu + 2H2SO4 	 CuSO4 + SO2 + 2H2O. 	
 21. Cho 10 gam hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp là (Cho Al = 27, O = 16)
	A) 27%.	B) 81%.	C) 46%.	D) 63%.
 22. Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
	A) nhường proton.	B) bị khử.	C) bị oxi hoá.	D) nhận proton.
 23. Để nhận biết ba chất Al, Al2O3 và Fe người ta có thể dùng
	A) dd BaCl2	B) dd HCl.	C) dd KOH.	D) dd AgNO3.
 24. Cho Cu tác dụng với từng dung dịch sau : HCl (1), HNO3 (2), AgNO3 (3), Fe(NO3)2 (4), Fe(NO3)3 (5), Na2S (6). Cu phản ứng được với những chất nào sau đây.
	A) 2, 3, 5, 6.	B) 1, 2, 3.	C) 2, 3.	D) 2, 3, 5.
 25. Một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau. Cho 8,5 gam hỗn hợp này tác dụng với nước (dư) thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là
	A) Na, K.	B) Li, Na.	C) K, Pb.	D) K, Rb.
 26. Cho hỗn hợp gồm mol Mg và mol Al tác dung với dung dich CuCl2 dư rồi lấy chất rắn thu được cho tác dung với dung dịch HNO3 đặc.Hỏi số mol khí thu được là bao nhiêu?
	A) 0.6 mol 	B) 0.3 mol	C) 0.2 mol	D) 0.8 mol
 27. Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các chất dưới đây có thể phân biệt được 3 dung dịch NaAlO2,(CH3COOH)3Al,Na2CO3.
	A) Dung dịch HCl loãng B) Dung dịch NaOH	 C) Dung dịch BaCl2	 D) Khí CO2 
 28. Cho 1,6 gam bột Fe2O3 tác dụng với axit HCl (dư). Khối lượng muối trong dung dịch sau phản ứng là (Cho Fe = 56, O = 16, Cl = 35,5)
	A) 2,12 gam.	B) 3,25 gam.	C) 4,24 gam.	D) 1,62 gam.
 29. Có dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Người ta có thể dùng một hoá chất để loại bỏ được tạp chất là
	A) Al dư.	B) Zn dư.	C) Fe dư.	D) Cu dư.
 30. Tiến hành hai thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;	
- Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.	
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
	A) V1 = V2	B) V1 = 2V2	C) V1 = 59V2	D) V1 = 5.9V2
 31. Tiến hành điện phân hoàn toàn 100 ml dd X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được 56 gam hỗn hợp kim loại ở catốt và 4,48 l khí ở anốt (đktc). Nồng độ mol mỗi muối trong X lần lượt là 
	A) 2M ; 4M	B) 4M; 2M	C) 0,2M ; 0,4M	D) 0,4M; 0,2M
 32. Khối lượng đồng thu được ở catot sau 1 giờ điện phân dung dịch CuSO4 với cường độ dòng điện 2 ampe là (g)
	A) 2,8.	B) 2,387.	C) 3,0.	D) 2,4.
 33. Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là
	A) Fe, Al, Cr	B) Fe, Al, Cu	C) Fe, Zn, Cr	D) Fe, Al, Ag
 34. Hỗn hợp X gồm Al và Fe. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Nếu cho cũng m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). m có giá trị là (Cho Al = 27, Fe = 56)
	A) 8,3 gam.	B) 9,4 gam.	C) 11 gam.	D) 16 gam.
 35. Cho dãy biến đổi sau: Cr X Y Z T:	 X, Y, Z, T là
	A) CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO7.	B) CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO4.
	C) CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO4.	D) CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO7. 
 36. Có thể điều chế Cu bằng cách dùng H2 để khử
	A) Cu(OH)2.	B) CuCl2.	C) CuO.	D) CuSO4.
 37. Hòa tan hoàn toàn 8,32 g Cu vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và 4,928 lit hỗn hợp NO và NO2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp khí thu được nặng bao nhiêu gam (g)
	A) 9.8	B) 7.8	C) 1,89	D) 8.9
 38. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
	A) 0,6 lít	B) 1,2 lít	C) 1,0 lít	D) 0,8 lít
 39. Cho các chất Al, Fe, Cu, khí clo, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3 loãng chất nào tác dụng được với dung dịch chứa ion Fe3+ là
	A) Al, Fe, Cu, dung dịch NaOH.	B) Al, Cu, dung dịch NaOH, khí clo.
	C) Al, dung dịch NaOH.	D) Al, Cu, dung dịch NaOH, khí clo.
 40. Phản ứng nào sau đây giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động
	A) Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O. 
	B) CaCO3 CaO + CO2. 
	C) CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2.
	D) Ca(OH)2 + 2CO2 Ca(HCO3)2.



--------------------------------------------------------------------------------------
	1 D) 	2 B) 	3 A) 	4 C) 	5 B) 	6 A) 	7 C) 	8 B) 	9 B) 	10 B) 	11 B) 	12 C) 	13 A) 	14 C) 	15 B) 	16 A) 	17 D) 	18 C) 	19 D) 	20 B) 	21 C) 	22 C) 	23 A) 	24 A) 	25 B) 	26 D) 	27 D) 	28 A) 	29 D) 	30 A) 	31 C) 	32 A) 	33 A) 	34 A) 	35 D) 	36 B) 	37 A) 	38 C) 	39 D) 	40 B) 


File đính kèm:

  • doc1365157254_de-thi-thu-TN-mon-Hoa-6.doc
Đề thi liên quan