Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2012 Môn: Ngữ Văn 12 TTGDTX Đô Lương
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2012 Môn: Ngữ Văn 12 TTGDTX Đô Lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2012 TTGDTX ĐÔ LƯƠNG MÔN: Ngữ văn 12 Thời gian làm bài : 150 phút Câu 1. (2,0 điểm): Anh ( chị ) hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến ? Câu 2. (3,0 điểm ) Anh ( chị ) hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về tình trạng bạo lực học đường hiện nay ? Câu 3 . (5,0 điểm ) Phân tích đoạn thơ sau: “.... Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất nước có từ ngày đó...” (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm …………………..HẾT……………… ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1 ( 2 điểm ) HS trình bày ngắn gọn các ý chính: Đầu năm 1947, đơn vị Tây Tiến được thành lập có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh , sinh viên (như Quang Dũng), chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng sáng tác bài thơ Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”, sau in lại Quang Dũng đổi tên là “ Tây Tiến” Câu 2 ( 3 điểm ) a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội với kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng, diễn đạt tốt… b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau đây : 1. Giải thích.- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. - Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.2. Hiện trạng.- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở VN.Do đó nó đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội. Dẫn chứng về các thực trạng:+ Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo+ Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.+ Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh3. Nguyên nhân- do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...) - sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, 4. Hậu quả- Với nạn nhân:• Tổn thương về thể xác và tinh thần• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại- Người gây ra bạo lực:• Con người phát triển không toàn diện, mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.5. Giải pháp.- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội 6. Bài học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp... Câu 3 (5 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận một đoạn thơ,một tác phẩm. Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt… b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau đây : 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ - Nêu được vấn đề cần nghị luận: đoạn một trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm - Đất Nước hiện lên gần gũi, bình dị, đời thường trong : +Đất nước đã có từ lâu đời : (DC ) “ ngày xửa ngày xưa”, nghĩa là đã có từ lâu lắm rồi, không thể xác định được thời gian cụ thể. + Phong tục tập quán. (DC ) ĐN còn hình thành và gắn liền với những thuần phong mỹ tục của tổ tiên :“ Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. “ Tóc mẹ thì bới sau đầu”. + Nếp sống sinh hoạt hàng ngày (DC ) ĐN còn lớn lên bằng sự lao động cần cù sáng tạo để xây dựng cuộc sống : “ Cái kèo, cái cột…xay, giã, giần, sàng”. - Truyền thống đấu tranh chống giặc (DC )“ ĐN lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Nhà thơ nhắc lại truyện Thánh Gióng để nói lên sự trưởng thành, phát triển của Đất Nước. - Trong nghĩa tình gắn bó thủy chung. (DC ) ĐN còn hiện lên, còn hình thành từ lối sống giàu tình nặng nghĩa của cha ông qua những câu ca dao giàu chất trữ tình : “ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Đây là một tứ thơ giàu tính sáng tạo bởi ý được chắc lọc từ những câu ca dao xưa : “ Tay nâng chén muối đĩa gừng. Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” và “ Muối ba năm muối hãy còn mặn. Gừng chín tháng gừng hãy còn cay…” . à Chốt nghệ thuật, nội dung , Sử dụng chất liệu dân gian phong phú đa dạng linh hoạt, sáng tạo giàu sức gợi; thể thơ tự do, giọng thơ biến hóa linh hoạt, viết hoa hai từ Đất Nước --> Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, Đất Nước. - Đánh giá chung về đoạn thơ, nêu suy nghĩ của bản thân 0,5 đ 1,5 đ 0,5 đ 1,0 đ 1,0 đ 0,5 đ
File đính kèm:
- DE THI VAN 12 GDTX DL.doc