Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông 2012 – 2013 môn : ngữ văn 12

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông 2012 – 2013 môn : ngữ văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG T	HPT AN MỸ BÌNH DƯƠNG ĐỀ THI THỬ TNTHPT 2012 – 2013 Giáo viên ; Văn Thị Bích Liên MÔN : NGỮ VĂN 12 
 ( Thời gian:150 phút, không kể thời gian phát đề )

I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.( Ngữ văn 12 Chuẩn - Tập một, trang 87 NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2008).
Câu 2 (3điểm)
 Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) ” Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn sau :Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn. (Danh ngôn Nam Phi – dẫn theo Quà tặng cuộc sống – NXB Thanh niên, 2006). 
II/ PHẦN RIÊNG- PHẦN TỰ CHỌN ( 5 ĐIỂM).
 Học sinh chỉ được chọn một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b)
 Câu 3a.Theo chương trình cơ bản: ( 5 điểm) 
 Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm :
 “ Trong anh và em hôm nay
 Đều có một phần Đất Nước
 Khi hai đứa cầm tay
 Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
 Khi chúng ta cầm tay mọi người
 Đất Nước vẹn tròn, to lớn
 Mai này con ta lớn lên
 Con sẽ mang Đất Nước đi xa
 Đến những tháng ngày mơ mộng
 Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ
 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên đất Nước muôn đời…”
 (Đoạn trích Đất Nước - Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, tr 119 và 120, Ngữ văn tập 1, NXB Giáo dục).
 Câu 3b : Theo chương trình nâng cao (5điểm )
Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó.

GỢI Ý ĐÁP ÁN
CÂU 
 ĐÁP ÁN
ĐIỂM 
Câu 1
2 điểm
* Yêu cầu về kiến thức:
	Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau:	
 - Đầu năm 1947, đơn vị Tây Tiến được thành lập với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và Sầm Nưa (Lào). 

 - Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên (như Quang Dũng), chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52.

 - Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến. Được in trong tập Mây Đầu Ô.




1,0





0,5






0,5
Câu 2
3 điểm
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn sau :Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn. (Danh ngôn Nam Phi – dẫn theo Quà tặng cuộc sống – NXB Thanh niên, 2006). 
a/ Yêu cầu về kỹ năngBiết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ và ngữ pháp.
 b/Yêu cầu về kiến thức
	Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách
 khác nhau nhưng cần chân thành thiết thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau:
- Giới thiệu câu danh ngôn.
Giải thích:
Mặt trời: ánh sáng rực rỡ, vẻ đẹp; hướng về phía mặt trời: hướng về những điều tốt đẹp, tích cực (lý tưởng, ước mơ, mục đích cao đẹp,…)
Bóng tối: những gì xấu xa, u ám, khó khăn; bóng tối sẽ ngả về phía sau: những gì tiêu cực sẽ dễ dàng vượt qua.
Ý nghĩa câu danh ngôn: lời khuyên về thái độ sống tích cực, lạc quan, hướng thiện.
Bình luận, chứng minh:
Khi hướng về những điều tốt đẹp, con người có động lực, có mục đích, sự phấn chấn, niềm tin để hành động. Đó là sức mạnh giúp họ mau đi đến thành công, đẩy lùi những khó khăn, tiêu cực, đôi khi là sự sợ hãi, nản lòng, tuyệt vọng…Liên hệ thực tế để chứng minh: Bác Hồ trong những chặng đường gian nan của Cách mạng, khi ở trong cảnh tù đày (Nhật ký trong tù).
Bàn bạc mở rộng:
Câu danh ngôn bao hàm một triết lí, một quan niệm nhân sinh tích cực, một lời khuyên đúng đắn: phải lạc quan, luôn tin tưởng ở tương lai, ở mục đích sống tốt đẹp của bản thân.
Phê phán : trong thực tế, có người thiếu niềm tin, không dám bước tới để hướng về phía mặt trời – những điều tốt đẹp. Họ dễ bị nhấn chìm trong bóng tối của sự thất vọng, sợ hãi, trì trệ…dẫn đến thất bại.
Liên hệ bản thân: Cần rèn luyện cho mình ý chí, niềm tin, bản lĩnh, kiến thức vững vàng để luôn hướng về phía mặt trời.
- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của câu danh ngôn trong cuộc sống.












0,25



0,5










0,75






 0,5


 0,5


0,25

 0,25
3a
Phân tích đoạn thơ trong bài “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm.


A. Mở bài : (0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ “Đất Nước ”.
- Giới thiệu đoạn thơ, trích dẫn thơ.

0,25
 0,25

B. Thân bài : (4,0 điểm)
1. - Đất Nước không phải là cái gì xa lạ mà có ngay trong sự sống, trong 
2. - Đất Nước là sự hài hòa, thống nhất giữa riêng và chung, giữa công dân và cộng đồng. Đó là sự gắn bó giữa số phận cá nhân và vận mệnh chung của cộng đồng, dân tộc .
3. - Đất Nước được gìn giữ, lưu truyền và phát huy qua nhiều thế hệ . 
4. - Suy ngẫm về trách nhiệm mỗi người đối với Đất Nước : Đất Nước là máu xương, là sinh mệnh nên trách nhiệm với Đất Nước trước tiên là trách nhiệm với bản thân. Đồng thời mỗi người phải biết gắn bó, san sẻ và hi sinh để làm nên Đất Nước bền vững muôn đời 

1,0
1,0


1,0

1,0



3. Nghệ thuật (0,5 điểm)
- Hai chữ “Đất Nước” được viết hoa trang trọng, điệp ngữ “Đất Nước” vang vọng cả bài thơ.
- Với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhà thơ đã bình dị hóa Đất Nước một cách bất ngờ, để Đất Nước hóa thân vào truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca …

0,25

0,25

C. Kết bài (0,5 điểm)
Đánh giá khái quát về đoạn thơ và bài thơ.
0,5
3b
Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó . (5đ)


1. Yêu cầu về kĩ năng :
Biết cách làm bài nghị luận phân tích nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


2. Yêu cầu về kiến thức :
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, học sinh có thể làm bài theo nhiều cách song cần làm rõ được các ý cơ bản sau:


A. Mở bài : (0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Giới thiệu nội dung trọng tâm bài viết : Tình huống truyện . 

0,25
0,25

B. Thân bài : (4,0 điểm)
1. Khái quát tình huống truyện: (1đ)
- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời.
- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường.
- Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài để hiểu sâu thêm về người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.





0, 25

0,5



0,25

2. Thông qua tình huống , tính cách các nhân vật được bộc lộ . (2đ)

Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình người thuyền chài. Từ tình huống trên mà các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm của mình.
a. Nhân vật người chồng: (0,5đ)
- Ngoại hình thô kệch bộc lộ nét dữ dằn: “Mái tóc tổ quạ”, “đi chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”…
- Hành động hung ác: “Dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”.
 - Ngôn ngữ thô lỗ: Lão nói với vợ "Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ"."Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !"
=> Người đàn ông là nạn nhân của đói nghèo, lam lũ nên trở thành kẻ độc ác, hành hạ, thô bạo với vợ con để giải toả tâm lý và nỗi khổ đời thường. Nhân vật này trở thành điển hình cho bạo lực gia đình cần lên án. Qua đó tác giả thể hiện cái nhìn của mình về đời sống: đói nghèo góp phần làm tha hoá nhân cách của con người.
 
b. Nhân vật người vợ (1đ)
- Không có tên riêng được tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận.
- Số phận bất hạnh của chị: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy. 
 àTác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. 
- Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu thương con tha thiết: 
 + Không muốn các con thấy cảnh chị bị chồng đánh vì chị sợ làm tổn thương tình cảm của các con.
 + Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”
 => Qua nhân vật người vợ, tác giả đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Dù trong hoàn cảnh đói nghèo, lạc hậu, con người vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, sống nhân hậu, giàu lòng vị tha. 
 c. Nhân vật chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng . (1đ): 
 Là người tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn.
 Chú ý phân tích nghệ sĩ Phùng: 
* Mang ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống . 
- Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người.
- Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.
- Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình.





 
0,25



0,25





0,25


0,25




0,25

0,25




0,25



0, 5



0,5

3. Tổng kết lại vấn đề : 
 Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.


0,5

4.Nghệ thuật: (0,5 điểm)
- Tạo hình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Nghệ thuật trần thuật khách quan, gần gũi, chân thực (kể qua lời nhân vật trong tác phẩm).
- Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư phù hợp với nhận thức.
0,5


C. Kết bài : (0,5 điểm)
- Đánh giá khái quát về tác phẩm . 
- Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm . 
“ Người nghệ sĩ nhìn nhận cuộc đời phải đa diện nhiều chiều , không được giản đơn và phiến diện . 

0,25


0,25

………..HẾT………

File đính kèm:

  • docDE DAP AN THI THU TN THPT 2013 SO 3.doc