Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông (2012 – 2013) môn : ngữ văn – lớp : 12

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông (2012 – 2013) môn : ngữ văn – lớp : 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG T	HPT AN MỸ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT (2012 – 2013)
 MÔN : NGỮ VĂN – LỚP : 12 (Ban cơ bản)
 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề 
 --------------------------------------------------------------
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5 ĐIỂM)
Câu 1: (2đ)
 Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết bất ngờ của nhân vật Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba,da hàng thịt của Lưu Quang Vũ ?Trương Ba đã quyết định sự sống chết của chính mình như thế nào ? Nêu ý nghĩa của lời thoại : Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được .Tôi muốn được là tôi toàn vẹn .
Câu 2 (3 điểm). 
 Anh (chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống. 
II. PHẦN RIÊNG: (5 ĐIỂM) 
( Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu 3a hoặc 3b)
Câu 3a: (5 đ) 
Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm).
 Anh ( chị) hãy Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm)
 Anh ( chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca cuả nhà thơ Thanh Thảo.
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du

tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
biết ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy

không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
( Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lor-ca – Ngữ văn 12, tập I ) 

 ………………………. Hết ……………..

 
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 
 Ngày 23/03/32013 Năm học (2012 – 2013)
Đáp án
Điểm
I.Phần chung cho tất cả thí sinh (5.0 điểm)

Câu 1
Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể trình bày khác nhau song cần có các ý sau:


- Nguyên nhân dẫn đến cái chết bất ngờ của Trương Ba:
+Do sự lầm lẫn , tắc trách của quan thiên đình.( nếu gọi tên nhân vật là Nam Tào,Bắc Đẩu ) 
0,5

- Hồn Trương Ba đã quyết định về sự sống chết của mình .
+ Hồn Trương Ba đã quyết định trả xác cho anh hàng thịt, từ chối không nhập vào xác cu Tị và cho cậu bé sống lại .
+ Với bản thân Trương Ba quyết định chết hẳn …..
0,5

Ý nghĩa của lời thoại : Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được .Tôi muốn được là tôi toàn vẹn .
+ Thể hiện khát vọng sống là chính mình , không thể sống giả dối.
+ Cuộc sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống hài hòa giữa tâm hồn và thể xác.( Ý này có thể giải thích bằng ý nghĩa khác mà hợp lý thì vẫn được )


0,5

0,5
Câu 2
Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội .Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 

Câu 2
I.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 


II.Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý chính sau:


-Nêu được vấn đề cần nghị luận: đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.
-Giải thích khái niệm: tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.
+ Trung thực trong thi cử là làm bài bằng chính thực lực của bản thân mình và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Trái với gian lận tìm mọi cách để được điểm cao, tìm mọi cách để đậu bằng được ,không cần thực chất.
+ Trung thực trong cuộc sống là :coi trọng thực chất ,luôn thành thực với chính mình ,không chấp nhận gian dối trong bất kì công việc nào, mọi quan hệ trong xã hội.
-Phân tích, chứng minh.
+Trong học tập và thi cử cần phải trung thực ,làm bài bằng chính khả năng của bản thân , phải biết chấp nhận điểm thấp , chấp nhận thi rớt khi mình không học bài , làm bài, hỏng kiến thức. Đối với người học sinh ,trung thực trong thi cử là điều quan trọng hơn cả.(DC)
+ Trong cuộc sống trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người.(DC)
+ Thiếu trung thực là làm điều gian dối ,dối trá.không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn kiến cuộng sống lâm vào tình trạng vàng thau lẫn lộn , thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn .
-Bàn bạc, mở rộng: 
+Phê phán những học sinh thiếu trung thực trong học tập ,gian lận trong thi cử trong cuộc sống .DC
* Trung thực trong học tập, thi cử, trong cuộc sống không phải lúc nào cũng dẽ dàng ,nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.
=> Nâng vấn đề :Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết không thể thiếu được trong mỗi cong người trong cuộc sống , góp phần tích cực thúc sự tiến bộ xã hội .Sống trung thực là niềm hạnh phúc cao quí nhất cho mỗi người chúng ta.
Bài học nhận thức và hành động :
+ Bản thân nhận thức sâu sắc về đức tính trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình.Phải biết đối diện với thất bại để sống trung thực hơn . 
+ Không ngừng tu dưỡng phẩm chất trung thực cụ thể trong học tập, thi cử và cuộc sống.Bảo vệ lẽ phải tính trung thực, đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực trong xã hội .
0.25


0,5






0,5





0,5



0,5




0,5





0,25
II. Phần riêng
5.0
Câu 3.a

Theo chương trình chuẩn
Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

5.0

a. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi; nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, từ đó phân tích được nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.


b. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:




- Nêu được vấn đề nghị luận: Giới thiệu khái quát về nhân vật người đàn bà hàng chài.
- Phân tích nhân vật: (có dẫn chứng)
 * Ngoại hình xấu xí (dẫn chứng).
 * Số phận: Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh; hiện thân của sự nghèo khó, lam lũ, vất vả; nạn nhân của bạo hành gia đình.
 * Tính cách: - Người mẹ cam chịu, hy sinh vì tình thương con, biết chắt chiu hạnh phúc cho cuộc sống gia đình.
 - Người vợ sống có tình nghĩa.
 - Người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời.

→ Người đàn bà hàng chài tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam: giàu lòng vị tha, tình yêu thương và đức hi sinh.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật….
- Đánh giá chung 
0.5


0.5
 
1.0

1.5



0,5

0.5

0.5

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

Câu 3b
( 5,0 đ )
Phân tích đoạn thơ sau : “Tây Ban Nha….. …..long lanh trong đáy giếng.”
(Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo - Ngữ văn 12, tập I ) 
a/ Yêu cầu về kĩ năng : biết cách làm một bài văn nghị luận phân tích hình tượng nghệ thuật trong một đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


b/ Yêu cầu về kiến thức : trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, học sinh biết phát hiện, phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật nội dung và nghệ thuật đoạn thơ. Cần làm rõ được các ý chính sau :


 Mở bài : Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung đoạn trích
0.5

Thân bài: 
- Nội dung đoạn thơ gắn với cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca:
+ Nỗi đau xót của Thanh Thảo trước cái chết bi phẫn của Lor – ca, nhà thơ thiên tài Tây Ban Nha
+ Niềm ngưỡng mộ người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật
+ Hình ảnh Lor-ca được xây dượng trên nền tảng văn hóa của đất nước Tây Ban Nha. Hình ảnh có tính ẩn dụ về cái chết của Lor-ca : áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy.
+ Tiếng đàn của Lor-ca ca ngợi cuộc sống, tình yêu, hi vọng đã bị sát hại cùng với chủ nhân của nó : tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan – tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy.
+ Lor-ca mất đi, không còn người đấu tranh cho sự cách tân nghệ thuật. Nhưng nghệ thuật của Lor-ca không chết. Thiên nhiên, cây cỏ cũng xúc động, khóc thương cho cái chết của Lor-ca.
- Diễn tả nỗi đau trước cái chết bi phẫn của người nghệ sĩ bằng hình tượng tiếng đàn
+ Tiếng đàn được diễn tả theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác, qua hệ thống những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối, thành dòng máu chảy.
+ Hình ảnh tiếng đàn tạo nên một sự ám ảnh về cái chết của người nghệ sĩ. Kẻ thù bắn Lor – ca, cũng là bắn vào tiếng đàn, bắn vào sự nghiệp nghệ thuật mang theo tình yêu và khát vọng của Lor – ca. Tiếng đàn có linh hồn, có sự sống và có cả nỗi
1,0















1,0

- Diễn tả niềm xót thương Lor – ca và nỗi tiếc nuối những cách tân nghệ thuật của Lor – ca không ai tiếp tục
+ Hình ảnh về sức sống và sự bất tử của nghệ thuật : không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn như cỏ mọc hoang.
+ Biểu tượng sự thương tiếc Lor-ca : giọt nước mắt vầng trăng – long lanh trong đáy giếng.
Nghệ thuật : Hình ảnh thơ được sáng tạo theo phong cách tượng trưng siêu thực
1,0





1,0

- Kết bài : đánh giá chung :
0,5đ

Lưu ý : chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Khi phân tích phải biết kết hợp nêu dẫn chứng.



File đính kèm:

  • docDE DAPAN THI THU MON VAN TRUONG THPT AN MY BD23032013.doc