Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông 2012 – 2013 môn : ngữ văn lớp 12 thời gian 120 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông 2012 – 2013 môn : ngữ văn lớp 12 thời gian 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG T	HPT AN MỸ ĐỀ THI THỬ TNTHPT 2012 – 2013
 MÔN : NGỮ VĂN 12 
 ( Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề )

I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (3 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Nêu ý nghĩa cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích và việc hồn Trương Ba kiên quyết trả lại xác hàng thịt, chấp nhận cái chết.
Câu 2 (3đ)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lòng hiếu thảo.
II/ PHẦN RIÊNG- PHẦN TỰ CHỌN ( 7 ĐIỂM).
 Học sinh chỉ được chọn một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b)
 Câu 3a.Theo chương trình cơ bản: ( 5 điểm) 
Trình bày vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
“…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi thẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”
 (Tây Tiến – Quang Dũng)

Câu 3b : Theo chương trình nâng cao (5điểm )
 Hãy bình luận về sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.

...........................................................................Hết...................................................................................

GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
( 2đ) :

Quan niệm của Đế Thích đơn giản: cốt là sông, còn “sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”. “Trên trời dưới đất đều thế cả.”
Trương Ba với trái nghiệm trong thân xác hàng thịt khẳng định : “ Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”. Trương Ba yêu cầu sự thống nhất giữa nội dung và hình thức , giữa thể xác với linh hồn, giữa tư tưởng và hành động .Trương Ba cho thấy rõ ; được sông theo bản chất của mình không sống nhờ, sống dựa là một nhu cầu , một quyền cơ bản của con người .
Việc hồn Trương Ba kiên quyết trả lại xác hàng thịt, chấp nhận cái chết cho thấy lập trường kiên định và quyết định đúng đắn của nhân vật, góp phần tô đậm ý nghĩa chủ đề vở kịch : Được sống làm người là quý giá , nhưng được sống là chính mình, sống trọn vẹn giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn nhiều .

0.5

0,75


0,75
Câu 2 ( 3đ)


- Nêu được vấn đề cần nghị luận: lòng hiếu thảo.
Giải thích : chữ “hiếu”, “hiếu thảo”:
+ “Hiếu” hay “hiếu thảo” là thái độ tôn kính, biết ơn cha mẹ của con cái.
+ Hiếu thảo là truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt, đã được phản ánh trong ca dao:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Bàn luận về lòng hiếu thảo:
+ Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, thể hiện lòng biết ơn, kính trọng cha mẹ.
+ Ngoan ngoãn vâng lời, giúp đỡ cha mẹ, khi còn nhỏ; phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi tri trưởng thành.
+ Nhiều tấm gương hiếu thảo đã được nêu trong sử sách, trong tác phẩm văn học.
Phê phán những hành động bất hiếu: những người con ích kỉ, chỉ vì tiền, ngược đãi cha mẹ hoặc bỏ mặc cha mẹ.
+ Tác dụng của vấn đề với bản thân và xã hội.
- Nhấn mạnh yêu cầu của lòng hiếu thảo. Rút ra bài học cho bản thân.


0,25
0,5




0.5
0,5
0/5
0,5
0,25
Câu 3a
( 5 đ) 

 Câu 3a.Theo chương trình cơ bản: ( 5 điểm) 
Trình bày vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
..... Sông Mã gầm lên khúc độc hành…




Mở bài : - Giới thiệu chung tác giả :Quang Dũng hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ :  - Trích dẫn đoạn thơ : “ Tây Tiến ........khúc độc hành”
Thân bài :
- Đoạn thơ khắc họa hình ảnh những người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và bi tráng .
- Khí phách oai phong , lẫm liệt, sức mạnh phi thường dù thực tế là sốt rét rụng tóc, da xanh mét.(DC)

- Nhưng tâm hồn trẻ trung ,hào hoa, lãng mạn (DC).
- Tinh thần xả thân vì lí tưởng, sự hy sinh cao cả được nhân dân và đất nước ngưỡng mộ.(DC)
NT : kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn,hình ảnh gợi cảm, gây ấn tượng sâu sắc; giọng thơ chắc khỏe, giàu nhạc tính, ngôn ngữ tạo hình độc đáo..đã khắc họa sinh động hình tượng người lính Tây Tiến.
Kết luận : Khái quát lại đoạn thơ , rút ra bài học cho bản thân .

0,5


0,5
1,0

0,5
1,0

1,0
0,5

Lưu ý : chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Khi phân tích phải biết kết hợp nêu dẫn chứng.

Câu 3b
( 5 đ) 

Hãy bình luận về sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.



Mở bài :
Giới thiệu giá trị nhiều mặt củ bản Tuyên ngôn Độc lập trong đó có nhấn mạnh đến sức thuyết phục củ bản tuyên ngôn .
Thân bài :
- Bình luận về đối tượng của bản Tuyên ngôn hướng tới : không chỉ đồng bào ta, mà còn cả nhân dân thế giới, phe Đồng Minh, nhân dân Pháp và kể cả kẻ thù dân tộc ta là thực dân Pháp 
- Bình luận vì sao Bác trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mĩ.và từ tuyên ngôn về quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ.Nguyên nhân -suy rộng ra quyền của các dân tộc à Đây là cơ sở pháp lí.
- Bình luận những dẫn chứng Hồ Chí Minh vạch trần tội ác của Páp với nhân dân ta ( Chính trị, kinh tế, văn hóa à Hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói...) sự phản bội của phe phe đồng minh của Pháp. ( Sự kiện ở Yên Bái..)
 - Bình luận những những lí lẽ Hồ Chí Minh đưa ra để bác bỏ âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp .
 - Hồ Chí Minh nhắc nhiều đến quyền, đến sự thật chính là để khẳng định quyền tự do, độc lập của Việt Nam, sự thật về cuộc cách mạnh giành chính quyền của Việt Nam.
 NT : Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng ,lí lẽ vững chắc,, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thuyết phục toàn thế giới về quyền chính đáng được hưởng tự do, độc lập của Việt Nam.
Kết bài :
- Đánh giá chung.Bản tuyên ngôn là một văn kiện vô giá. Một trong những giá trị to lớn của nó chính là sức thuyết phục của một áng văn chính lận mẫu mực .

0,5


1,0

0,5

0,5

0,5

0,5
1,0


0,5

Lưu ý : chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Khi phân tích phải biết kết hợp nêu dẫn chứng.


File đính kèm:

  • docDE THI THU TN THPT 2013 DE SO2.doc