Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm học : 2008 – 2009 môn : ngữ văn 12 thời gian làm bài 150 phút

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm học : 2008 – 2009 môn : ngữ văn 12 thời gian làm bài 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 
TRƯỜNG THPT TAM QUAN	 NĂM HỌC : 2008 – 2009 
 MƠN : NGỮ VĂN 
 Thời gian làm bài : 150 phút
 ( khơng kể thời gian giao đề) 
 ĐỀ CHÍNH THỨC ********

I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 
 Câu 1 (2 điểm) : Anh /chị hãy trình bày ngắn gọn những hiểu biết của mình về cuộc đời nhà văn Sơ – lơ – khốp. Nêu tên hai tác phẩm tiêu biểu của ơng.
 Câu 2 (3 điểm) : Viết một đoạn văn (khơng quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nĩi của A. Lin - cơn : “Xin hãy dạy cho con tơi chấp nhận: thi rớt cịn vinh dự hơn gian lận trong thi cử”
II/ PHẦN RIÊNG (5.0 điểm):
 Thí sinh học chương trình nào thì làm câu dành riêng cho chương trình đĩ.
 Câu 3a (dành riêng cho thí sinh học chương trình chuẩn): (5 điểm)
 Cảm nhận của anh /chị về vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước trong chương Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng ) của Nguyễn Khoa Điềm.
 Câu 3b (dành cho thí sinh học chương trình nâng cao ): (5 điểm)
 Trình bày suy nghĩ của anh /chị về nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
 
I.Phần chung cho tất cả các thí sinh:
Câu 1:
a/ Yêu cầu về kiến thức:
 Thí sinh cĩ thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau:
M.Sơ- lơ- khốp (1905 – 1984) sinh tại một thị trấn của vùng Sơng Đơng.
Là nhà văn Xơ Viết lỗi lạc, tham gia cách mạng khá sớm.
Từng làm nhiều nghề để kiếm sống và luơn tự học.
Ơng được vinh dự nhận giải thửng No-ben về văn học năm 1965.
Tác phẩm tiêu biểu: + Sơng đơng êm đềm.
 + Số phận con người
Câu 2:
a/ Yêu cầu về kỹ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức:
 Thí sinh cĩ thể nêu ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý chính sau:
Trong cuộc sống, con người ta đơi khi phải biết chấp nhận để cĩ thể đem lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống.
Câu nĩi của A. Lin- cơn, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng giải phĩng dân tộc Mỹ, hướng con người (đặc biệt là thế hệ học sinh) đến sự trung thực trong học tập, thi cử.
Là một người trung thực, dù bị trượt trong thi cử ta vẫn cĩ thể học lại để cĩ thể cĩ kiến thức thật sự cho mình.
Gian lận trong thi cử giúp ta đỗ trong kì thi nào đĩ nhưng ta khơng cĩ kiến thức và đến một lúc nào đĩ ta sẽ bị đào thải.
Thí sinh trình bày suy nghĩ, thái độ của bản thân.

II.Phần riêng cho thí sinh học theo từng chương trình:
Câu 3a: (Dành riêng cho thí sinh học theo chương trình chuẩn)
 a/ yêu cầu về kỹ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng dọc hiểu để phát biểu cảm nhận về hình tượng nghệ thuật trong bài thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt.
b/ yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, thí sinh nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Thí sinh cần trình bày được những cảm xúc, ấn tượng riêng của mình về vẻ đẹp của hình tượng Đất nước:
Vẻ đẹp theo chiều dài thời gian; chiều rộng khơng gian; chiều sâu của bề dày văn hĩa, của sự gắn bĩ thiêng liêng và máu thịt…
Vẻ đẹp gắn với những phong cảnh quê hương bình dị mà quen thuộc. Đĩ là hiện thân của dáng hình, lối sống, khát vọng của hân dân.
Vẻ đẹp bao trùm của hình tượng Đất Nước chính là vẻ đẹp hình tượng Đất Nước Nhân Dân làm nên gương mặt giản dị thân thương mà sâu sắc.
Vẻ đẹp gắn với truyền thống yêu nước, gắn với những chiến cơng hiển hách, những hi sinh thầm lặng nhưng vĩ đại của biết bao thế hệ người dân.
Tác giả đã sử dụng các chất liệu văn hĩa dân gian, giọng điệu mượt mà mà sâu lắng làm cho hình ảnh Đất Nước vừa gần gũi vừa thiêng liêng.
BIỂU ĐIỂM

 Điểm 4 - 5: Nêu đầy đủ tất cả các ý. Giải thích đúng và rõ các từ ngữ cần thiết trong đề. Chọn được những dẫn chứng tiêu biểu và phân tích tốt các dẫn chứng. Làm nổi bật được vấn đề cần nghị luận. Nêu được những suy nghĩ và kiến giải riêng… Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Văn viết có cảm xúc. Có thể còn mắc vài lỗi nhỏ.
Điểm: 3 - 4: Nêu được một nửa số ý, hoặc nêu đủ ý nhưng mức độ trình bày mỗi ý còn sơ sài. Văn viết thường. Mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ.
Điểm: 1, 2: Chưa hiểu đề, không biết cách làm bài. Bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ.




File đính kèm:

  • docDe thi thu Van 12 2008 2009.doc