Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2008 – 2009 môn thi: ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2008 – 2009 môn thi: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2008 – 2009
Môn thi: Ngữ văn
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi: 05/05/2009
 Đề thi gồm: 01 trang
	A. Phần chung: Cho tất cả thí sinh (5.0 điểm)
	Câu 1: (2 điểm)
	Anh (Chị) hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn
	Câu 2: (3 điểm)
	Viết một bài văn ngắn (từ 10 – 15 câu) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng: Đâu đó trong giờ học, vẫn có những bạn học sinh nói chuyện riêng, không chú ý nghe thầy cô giảng bài.
	B. Phần riêng (5.0 điểm)
	Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (3a hoặc 3b)
	Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm)
	Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
	Câu 3b: Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm)
	Qua đoạn trích trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài ở sách giáo khoa Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2; anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.






























ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM KỲ THI THỬ TN NĂM HỌC 2008 – 2009
Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 150 phút

A. Phần chung
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Yêu cầu và kiến thức
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau đây:
- Lỗ Tấn (1881 – 1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân quê ở Chiết Giang, Trung Quốc.
- Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ khi còn nhỏ và được sang Nhật học, nhưng Lỗ Tấn đã nhận thấy chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần nên ông đã chuyển sang viết văn.
- Ông là nhà văn cách mạng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung quốc thế kỉ XX.
- Các tác phẩm của Lỗ Tấn thường tập trung vào chủ đề: Phê phán bệnh tinh thần kìm hãm sự phát triển của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ, từ đó kêu gọi đồng bào tìm kiếm phương thuốc để cứu dân tộc.
- Tác phẩm tiêu biểu: Các tập truyện ngắn: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới…; Tạp văn: Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng.
b. Cách cho điểm
- Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt.
Câu 2: (3.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận, xã hội; bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cachs khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý chính sau:
- Nội dung có thể xoay quanh ý kiến về tác hại của nói chuyện riêng trong giờ học; ý thức chưa tốt, không nghe giảng, không hiểu bài, ảnh hưởng đến người khác.
- Rút ra bài bài học cho bản thân.
c. Cách cho điểm
- Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. 
- Điểm 0: lạc đề
B. Phần riêng
Câu 3a: Theo chưong trình chuẩn (5.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết vận dụng khả năng đọc - hiểu để làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Sự kiện bất ngờ “nhặt” được vợ đã làm thay đổi cuộc đời, số phận của Tràng. Có được vợ, Tràng như đã thành một con người khác với những biểu hiện tâm trạng như: Lo lắng, vui mừng, hạnh phúc và ý thức về bổn phận trách nhiệm đối với gia đình trong Tràng trỗi dậy.
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật chân thực, sinh đọng, tinh tế.
- Qua sự biến đổi tâm trạng của nhân vật Tràng, thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách nhân vật (tình thương, niềm khao khát hạnh phúc, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai), tình cảm nhân đạo của nhà văn dành cho người lao động nghèo khổ.
c. Cách cho điểm
- Điểm 5.0: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi về diễn đạt.
- Điểm 3.0: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Lạc đề.
Câu 3b: Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết vận dụng khả năng đọc - hiểu để làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và nghệ thuật xây dựng, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Khi bị đẩy vào tình trạng làm con dâu trừ nợ nhà thống lí Pá Tra; Mị phản kháng quyết liệt; nhưng sau đó kiếp sống nô lệ đã làm Mị mất hết sức phản kháng và cam chịu số phận.
- Điều quan trọng hơn là Mị vẫn tiềm tàng sức sống mạnh mẽ, khát vọng tự do yêu đương và nó bùng cháy (tác động của ngoại cảnh: Mùa xuân, tiếng sáo, men rượu…)
- Sự thức tỉnh ở Mị giống như sự sống lại, bắt đầu từ sự thức dậy trong tiềm thức (về quá khứ, về thời gian, khát vọng sống, ý thức thân phận) đến hành động.
- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật sinh động, có cá tính đặc biệt thể hiện ở dòng suy nghĩ, tâm tư, tiềm thức
c. Cách cho điểm
- Điểm 5.0: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi về diễn đạt.
- Điểm 3.0: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Lạc đề.


File đính kèm:

  • docVAN_CVA.doc