Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2012-2013 môn: ngữ văn (thời gian làm bài 90 phút)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2012-2013 môn: ngữ văn (thời gian làm bài 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
Năm học 2012-2013
Môn: Ngữ Văn 
(Thời gian làm bài 90 phút)

A. Phần chung cho tất cả thí sinh:
Câu 1 (2điểm): 
Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi, nhân vật chú Năm nói: “Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”. 
“Con nít chúng bây” được nói đến ở đây là những ai? Câu nói của chú Năm cho thấy điều gì về sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con? 
Câu 2 (3 điểm): 
Thói ỷ lại là căn bệnh nguy hiểm đang dần hủy diệt sức trẻ.
Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
B. Phần riêng: (Thí sinh chỉ làm một trong hai câu 3a hoặc 3b)
Câu 3a (5 điểm): (Dành cho thí sinh theo chương trình ban cơ bản)
 Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ (trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
Câu 3b (5 điểm): (Dành cho thí sinh theo chương trình nâng cao)
Phân tích hai phát hiện của nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) để làm rõ thông điệp mà tác giả gửi gắm.























 SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2012 - 2013
 Môn: NGỮ VĂN
Câu
Ý
 Nội dung
Điểm
1

Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi, nhân vật chú Năm nói: “Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”. 
“Con nít chúng bây” được nói đến ở đây là những ai? Câu nói của chú Năm cho thấy điều gì về sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con? 
2

1
“Con nít chúng bây” được nói đến ở đây là hai chị em Việt và Chiến
1

2
Ý nghĩa: cho thấy hai chị em Việt và Chiến đã kế thừa và phát huy xuất sắc truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất của gia đình. 
1
2.

Thói ỷ lại là căn bệnh nguy hiểm đang dần hủy diệt sức trẻ.
Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
3


I. Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội.
 - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát.
II. Yêu cầu về nội dung:


1
Giới thiệu và giải thích ý kiến:
- thói ỷ lại: dựa vào sự giúp đỡ của người khác một cách quá đáng, tự bản thân không chịu cố gắng trong sinh hoạt, học tập,… 
- căn bệnh nguy hiểm đang dần hủy diệt sức trẻ: hình ảnh so sánh nhấn mạnh tác hại của thói ỷ lại: khiến cho mọi người mà đặc biệt là các bạn trẻ trở nên thụ động, không có khả năng đối phó với các thử thách trong cuộc sống.
=>Ý kiến đề cập đến tác hại của một căn bệnh đang có nguy cơ lây lan trong các bạn trẻ: bệnh ỷ lại.
0,5


2
Bình luận ý kiến:
- Hiện nay có những bạn trẻ mắc bệnh ỷ lại. Từ những công việc nhỏ nhặt trong nhà đến những quyết định lớn lao ảnh hưởng đến tương lai bản thân, họ đều ỷ lại vào người khác.
- Bệnh ỷ lại khiến các bạn trẻ trở nên lười biếng, lười suy nghĩ, lười vận động, thiếu năng lực đưa ra quyết định, không biết quý trọng giá trị của đồng tiền và sức lao động, sống phụ thuộc và dễ sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống hiện đại.
- Phê phán quan niệm sống lệch lạc của một số bạn trẻ không muốn tự lập, luôn ỷ lại trong mọi hoàn cảnh; đồng thời phê phán cách giáo dục sai lầm của một số bậc phụ huynh trong cách dạy con: bao bọc, che chở cho con một cách thái quá.
1,5
0,5


0,5




0,5

3
Bài học nhận thức và hành động:
- các bạn trẻ cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống.
- gia đình và xã hội cần quyết liệt loại bỏ căn bệnh ỷ lại, tạo điều kiện để các bạn trẻ sống tích cực, chủ động. 
1
0,5

0,5
3a

 Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ (trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
5,0

1
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
0,5

2
- Khái quát hoàn cảnh và tâm trạng của Mị khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.
- Những đêm trước, khi nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, Mị thờ ơ, dửng dưng, vô cảm.
- Đêm hôm ấy, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức Mị, khiến Mị nhớ lại tình cảnh của mình, cảm thương A Phủ và nhận ra tội ác của cha con thống lí Pá Tra.
- Tình thương, sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ đã thôi thúc Mị cắt nút dây mây, cởi trói, giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình.
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: Nhà văn như nhập vào nhân vật Mị để diễn tả những biến đổi tâm lí tinh tế, bất ngờ và logic. 
0,5

0,5

1,0


1,0


1,0

3
 Đánh giá chung:
Đoạn văn thể hiện tập trung, nổi bật vẻ đẹp của tình yêu thương và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. Qua đó, nhà văn khẳng định sức sống âm thầm mãnh liệt của tuổi trẻ miền núi cao Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất thực dân. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của tác phẩm
0,5
3b

 Phân tích hai phát hiện của nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) để làm rõ thông điệp mà tác giả gửi gắm. 	
5

1
-  Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
0,5

2
a. Phát hiện thứ nhất : vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài khơi
- Đó là “một cảnh đắt trời cho” đầy thi vị: chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào…
 - Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lý của sự hoàn thiện”, làm dấy lên trong Phùng bao xúc cảm thẩm mỹ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc.
b. Phát hiện thứ hai : bi kịch một gia đình
- Đó là một cảnh tượng đầy đau đớn: sau hiện thực thi vị là một hiện thực “quái đản”, thô ráp. Bước khỏi con thuyền thơ mộng là người đàn bà với những đường nét thô kệch, xấu xí, mệt mỏi và gã đàn ông to lớn, dữ dằn. Người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng sự hành hạ của chồng. Người chồng đánh đập vợ tàn nhẫn như một thói quen bản năng và những đứa con hoặc bất lực nhìn cảnh bạo lực diễn ra ở chính cha mẹ chúng hoặc phản ứng bột phát đầy tiêu cực.
c. Ý nghĩa: 
- Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, tác giả gửi gắm triết lí về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều để phát hiện ra bản chất thật sự ẩn sau vẻ ngoài của hiện tượng.
- Người nghệ sĩ muốn sáng tạo tác phẩm mang vẻ đẹp đích thực phải biết nhìn nhận thấu đáo về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, quan hệ giữa cái đẹp của khung cảnh bên ngoài và sự thật cuộc sống bên trong.
-    Một tác phẩm nghệ thuật đích thực, tác phẩm đó phải phản ánh chân thật đời sống con người, phải vì số phận con người mà lên tiếng.
1,5







1,5






1,0

3
    Khái quát, đánh giá nội dung và nghệ thuật.

0,5

* Lưu ý: - Học sinh có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau miễn là chuyển tải được vấn đề cần làm rõ một cách thuyết phục; nắm vững kĩ năng làm bài mới cho điểm tối đa.
 - Trân trọng những bài làm sáng tạo.
II. THIẾT LẬP MA TRẬN:

Tên Chủ đề 
(nội dung, chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



 Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Văn học
Nhận biết được một chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của chi tiết đó.



Số câu :
 Tỉ lệ %
Số câu:1, số điểm 2
20%


Số câu:1
20%
2. Nghị luận xã hội



Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

Số câu :
 Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 3 (30%)

Số câu:1. 
Số điểm:3
3. Nghị luận văn học



Viết bài văn nghị luận văn học thể hiện được năng lực cảm thụ vẻ đẹp của tác phẩm văn học.Bài làm đầy đủ yêu cầu kiến thức và sâu sắc.

Số câu :
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 5 (50%)

Số câu:1. 
Số điểm:5
Tổng 
Số câu: 3
Số điểm: 10

File đính kèm:

  • docde thi thu TN 2013 THPT Quynh Luu 4(1).doc