Đề thi thử tuyển sinh 10 năm 2012 Môn Ngữ văn Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh 10 năm 2012 Môn Ngữ văn Trường THPT Ninh Thạnh Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở GD – ĐT Bạc Liêu
Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH 10 NĂM 2012
Môn Ngữ văn
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

 
ĐỀ
Câu 1. (2,0 điểm)Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết : "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa."Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết : "Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.b. Viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai đoạn thơ trên.
Câu 2: (3,0 điểm)
	Suy nghĩ của anh/chị về câu: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm).
Câu 3. 
 Hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)
 
…………..HẾT…………..


















Sở GD – ĐT Bạc Liêu
Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH 10 NĂM 2012
Môn Ngữ văn
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

 
HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1. (3,0 điểm)a. Tư tưởng chung:
- Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung. - Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.b. Bài viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ: - Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng. - Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót.Câu 2: (3,0 điểm)
a. Về kĩ năng:
 Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận, xã hội; bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
 Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cachs khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý chính sau:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 
	- Giải thích “giông tố” ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách. Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. 
	- Chứng minh: 
 	+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
 	+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
	- Bình luận: 
 	+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.
- Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên.(0.5 đ)
Câu 3 (4.0 đ)
a. Về hình thức:
- Biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); trình bày được 
những cảm nhận của bản thân về tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le 
của chiến tranh qua nhân vật ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích đã học; có sự phân 
tích cụ thể, dẫn chứng chọn lọc. 
 	- Bố cục rõ ràng, đầy đủ. Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lời văn có cảm xúc. 
 	- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 b. Về nội dung:
 	- Phân tích để thấy biến chuyển trong không gian được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua hương ổi chín đậm, nồng nàn phả vào gió se, lan toả trong không gian và qua nàn sương mỏng “chùng chình” chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng đầu ngõ, đường thôn.
 	- Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ được diễn tả qua các từ “Bỗng” – “hình như” mở đầu và kết thúc khổ thơ, đó là sự ngạc nhiên thú vị như còn chưa tin hẳn.

………….HẾT…………….

File đính kèm:

  • docThi thu tuyen sinh 10 nam 2012 2013.doc