Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn thi: ngữ văn

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3240 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn thi: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
 THANH HÓA MÔN THI: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: (2 điểm)
1. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
a. Nói như dùi đục mắm cáy
b. Nói có đầu có đũa.
2. Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của những từ in đậm trong các ví dụ sau:
a. Bạc tình nổi tiếng lầu xanh
 Một tay chôn biết mấy cành phù dung
 (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
b. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
 (Đồng chí- Chính Hữu)
Câu 2: (2 điểm)
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
 Từ ý thơ trên, hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.
Câu 3: ( 5 điểm)
Phân tích tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Câu 4: (1 điểm)
Trong bài thơ “Mây và sóng” của R. Ta go, khi từ chối những lời mời gọi của những người sống trên mây, trên sóng, em bé đã nghĩ ra một trò chơi:
“Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”
 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 -15 dòng) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh trò chơi đó.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
 THANH HÓA MÔN THI: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: (2 điểm)
1. Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống để có kết luận đúng:
 Thành phần biệt lập là ......................... không tham gia vào ........................
2. Từ “xuân” trong câu thơ sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
 “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
 Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”
 (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Câu 2: (2 điểm)
Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay.
Câu 3: (5 điểm)
Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn là điển hình cho vẻ đẹp của những người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước.
 Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhân vật này.
Câu 4: (1 điểm)
 Bằng một đoạn văn (khoảng 10 dòng) hãy thể hiện cảm nhận của em về vẻ đẹp trong những dòng thơ sau:
 Con là mây và mẹ sẽ là trăng
 Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm
 (Mây và sóng- R.Ta-go)





SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
 THANH HÓA MÔN THI: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (2.0 điểm)
1. Trong các từ ngữ: nói móc, nói ra đầu ra đũa, nói leo, nói hớt, nói nhăng nói cuội, nói lãng Hãy chọn một từ ngữ thích hợp điền vào mỗi chỗ trống sau: Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là /.../ Nói nhảm nhí, vu vơ /.../ Cho biết mỗi từ ngữ vừa chọn chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?
2. Từ “xuân” trong câu thơ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
 Gần xa nô nức yến anh,
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
3. Xác định khởi ngữ trong câu sau: 
" Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
Câu 2 (3.0 điểm)
Mẹ sẽ đưa com đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”
 (Cổng trường mở ra, Lí Lan)
Từ hành động buông tay và câu nói của người mẹ, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) bàn về tính tự lập trong học tập và cuộc sống.
Câu 3 (5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ dưới đây:
 Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc 
 Ơi con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng.

 Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy quanh lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
 Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao...

 (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ,
 SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáodục, 2012)


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
 THANH HÓA MÔN THI: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (2.0 điểm)
1. Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống để có kết luận đúng:
Khởi ngữ là thành phần câu .................. để nêu lên ...................... trong câu.
2. Nêu ngắn gọn hàm ý của đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến.
 (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
3. Tìm và xác định thành phần biệt lập trong câu:
	Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga … và Người đã làm nhiều nghề.
	(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)
Câu 2 (3.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 30 dòng tờ giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ : “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Câu 3 (5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ dưới đây:
 Ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng
 như là đồng là bể
 như là sông là rừng
 
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.

 (Nguyễn Duy, Ánh trăng,
 SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáodục, 2012)








SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
 THANH HÓA MÔN THI: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (2.0 điểm)
1. Cho đoạn văn:
“ Nó vừa ôm chặt lấy ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp,. nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”
a. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp ở đoạn văn trên.
b. Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp. 
2. Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong phần trích sau:
 Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
	(“Bến quê”- Nguyễn Minh Châu)
3. Nêu ngắn gọn hàm ý của đoạn văn sau:
 “Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:
 -Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.
 (Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
Câu 2 (3.0 điểm)
 Viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về sự chia sẻ trong tình bạn.
Câu 3 (5.0 điểm)
 Em hãy phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe 
không kính” của Phạm Tiến Duật. ---------- HẾT ---------










SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
 THANH HÓA MÔN THI: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (2.0 điểm)
1. Từ “hoa” trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
 (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
2. Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong câu sau: 
 -“Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên”
	 ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
3. Cho biết từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào? Đó là phép liên kết nào?
 Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui vào bên trong dây mìn, chui vào ruột quả bom…
 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 2 (3.0 điểm)
 Viết một bài văn nghị luận (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn thầy cô giáo của học sinh.
Câu 3 (5.0 điểm)
 Đọc kĩ đoạn thơ sau trích trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:
 Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng,
 Ra đạu dặm xa dò bụng biển,
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
 
 Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
 Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
 Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
 Đêm thở: hơi lùa nước Hạ Long.

 Ta hát bài ca gọi cá vào, 
 Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
 Biển cho ta cá như lòng mẹ 
 Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
 (Trích Ngữ Văn 9, tập 1, trang 140, NXB Giáo dục, 2010)

 Em hãy nêu cảm nhận về đoạn thơ trên.



SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
 THANH HÓA MÔN THI: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
1. Từ “đầu” trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
 Trên đầu những rác cùng rơm
 Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
 (Ca dao)
2. Nêu ngắn gọn hàm ý của đoạn thơ sau:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
 (Y Phương –Nói Với con)
3. Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong câu sau: 
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
	(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2 (2.0 điểm)
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập1, NXB GD, 2011, trang 140)
	Từ hai câu thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ( hoặc bài văn ngắn) với nội dung: Biển như lòng mẹ
Câu 3 (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD, 2011)
Câu 4 (1.0 điểm)
 Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “con đường” trong đoạn trích sau:
Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống những con đường trên mặt đất; kì thực mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. 
(Lỗ Tấn – Cố hương )

File đính kèm:

  • docBO DE ON THI VAO LOP 10.doc