Đề thi thử vào lớp 10 THPT - Môn: Sinh Học

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 LẦN 3
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 60 phút
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) Chọn chữ cái đứng trước phương án đúng. 
1. Trong giảm phân, hiện tượng NST tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit trong cặp NST kép tương đồng diễn ra ở kì nào?
	A. Kì đầu I	B. Kì giữa I	C. Kì đầu II	D. Kì giữa II
2. Một người mang bộ NST có 45 NST với 1 NST giới tính X, người này là
	A. nam, mắc hội chứng Đao 	B. nữ, mắc hội chứng Đao
	C. nam, mắc hội chứng Tơcnơ 	D. nữ, mắc hội chứng Tơcnơ
3. Bệnh máu khó đông do gen nào quy định?
	A. Do gen lặn nằm trên NST giới tính X	B. Do gen lặn nằm trên NST giới tính Y
	C. Do gen trội nằm trên NST giới tính X	D. Do gen trội nằm trên NST giới tính Y
4. Cho cặp P thuần chủng về 3 gen quy định 3 cặp tính trạng tương phản giao phấn với nhau được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn với nhau thu được F2 có 60 cây mang kiểu hình lặn có kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, hãy cho biết số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là bao nhiêu?
	A. 240 cây	B. 45 cây	 C. 480	 D. 540 cây
5. Cây sống ở nơi nhiều ánh sáng và khô cằn thường có
A. lá to và màu sẫm	B. lá nhỏ và màu nhạt
C. lá nhỏ và màu sẫm	D. lá to và màu nhạt
6. Giun đũa sống trong ruột người là ví dụ về kiểu quan hệ khác loài nào sau đây?
	A. Cạnh tranh	B. Sinh vật ăn sinh vật khác
	C. Cộng sinh	D. Kí sinh, nửa kí sinh 
II/ TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). So sánh sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
Câu 2 (1,0 điểm). Công nghệ tế bào là gì? Những khâu chủ yếu của Công nghệ tế bào? Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được tạo ra từ công nghệ tế bào lại có kiểu gen giống như dạng gốc?
Câu 3 (1,5 điểm)
a. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội. 
b. Các cá thể có kiểu gen sau khi giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử? Viết các loại giao tử của từng cá thể có kiểu gen sau: AabbDd; AaBbDd; AaBb; 
Câu 4 (1 điểm). Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào? Cho ví dụ. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Câu 5 (2,5 điểm). Người ta đã tiến hành các thí nghiệm trên loài cà chua như sau:
	1. Thí nghiệm 1: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả đỏ, dài thu được kết quả ở đời con lai với tỉ lệ trung bình 3 cây quả đỏ, tròn: 1 cây quả vàng, tròn.
	2. Thí nghiệm 2: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả vàng, tròn thu được kết quả ở đời con lai với tỉ lệ trung bình 3 quả đỏ, tròn: 1 quả đỏ, dài: 3 qủa vàng, tròn: 1 quả vàng, dài.
	Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)
 (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu hỏi
Đáp án
A
D
A
C
B
D
II/ TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến:
Thường biến
Đột biến
Khái niệm
Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.
Là những biến đổi về vật chất di truyền (ADN hoặc NST).
Nguyên nhân 
Do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường sống.
Do ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến trong hay ngoài tế bào. 
Tính chất 
- Không di truyền được - Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với ngoại cảnh, có lợi 
- Di truyền được
- Xuất hiện riêng lẽ, không xác định, có lợi, có hại hoặc trung tính 
Vai trò
Giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường 
Tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
0,25
0,25
0.25
0,25
2
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn chủ yếu:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô sẹo.
+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen giống như dạng gốc vì nó được sinh trưởng, phát triển từ 1 nhóm tế bào của dạng gốc theo cơ chế nguyên phân.
0.25
0,25
0,25
0,25
3
a. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội
Bộ NST lưỡng bội (2n)
Bộ NST đơn bội (n)
- Tồn tại trong tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
- NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, mỗi cặp NST gồm 2 NST đơn có nguồn gốc khác nhau, gen trên cặp NST tồn tại thành từng cặp.
- Tồn tại trong giao tử đực hoặc cái, là kết quả của quá trình giảm phân.
- Bộ NST có số lượng bằng nửa bộ NST lưỡng bội, có nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ, gen không tồn tại thành từng cặp.
b. Cơ thể có kiểu gen AabbDd khi giảm phân cho 22 = 4 loại giao tử: AbD, abd, abD, Abd.
 Cơ thể có kiểu gen AaBbDd khi giảm phân cho 23 = 8 loại giao tử.
 ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd.
 Cơ thể có kiểu gen AaBb khi giảm phân cho 22 = 4 loại giao tử. AB, Ab, aB, ab.
 Cơ thể có kiểu gen khi giảm phân cho 22 = 4 loại giao tử: ABD, Abd, aBD, abd 
0,25
0,25
0,25
0.25
0,25
0,25
4
- Khác nhau giữa tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh:
+ Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. Ví dụ: Than đá, dầu mỏ, khí đốt.
+ Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. Ví dụ: tài nguyên đất nước, sinh vật.
- Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.
0,25
0,25
0,5
5
- Theo giả thiết, sự di truyền của các tính trạng màu sắc và hình dạng quả ở cà chua tuân theo quy luật di truyền của MenĐen.
- Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng ta có:
 Phép lai 1: quả đỏ: quả vàng = 3:1 quả đỏ là trội so với quả vàng. Quy ước: A: đỏ; a: vàng.
 Phép lai 2: quả tròn : quả dài = 6:2 = 3:1 quả tròn là trội so với quả dài. Quy ước: B : tròn; b: dài.
1. Xét phép lai 1: 
- Cặp tính trạng màu sắc quả:
 đỏ : vàng = 3:1 đây là kết quả của phép lai P. Aa Aa
 vì lai cây quả tròn với cây quả dài mà thu được kết quả 100% biểu hiện tính trạng quả tròn P. BB bb.
Vậy cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen là: quả đỏ, tròn (AaBB) và quả đỏ, dài (Aabb)
- Sơ đồ lai:
 P. AaBB (quả đỏ, tròn) Aabb (quả đỏ, dài) 
 GP : AB, aB Ab, ab.
 F1 : 1 AABb; 2 AaBb; 1 aaBb
 KH: 3 quả đỏ , tròn : 1 qủa vàng, tròn.
2. Xét phép lai 2: 
- Cặp tính trạng quả đỏ: quả vàng = (3+1) : (3+1) = 1:1 là kết qủa của phép lai phân tích P. Aa aa
 Quả tròn : qủa dài = (3+3) : (1+1) = 3:1 P. Bb Bb
Kiểu gen của bố, mẹ đem lai là: AaBb ( quả đỏ, tròn) và aaBb (quả vàng, tròn)
- Sơ đồ lai: P. AaBb aaBb
 GP : AB, aB, Ab, ab aB, ab.
 F1: 1 AaBB; 2 AaBb; 1 Aabb; 1aaBB; 2 aaBb; 1 aabb.
 KH: 3 quả đỏ tròn; 1 quả đỏ, dài; 3 qủa vàng, tròn; 1 quả vàng, dài
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docDe thi thu vao lop 10 THPT lan 1 nam hoc 20132014.doc