Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 15

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 15
Câu 1: Tìm 8 câu tục ngữ hay thành ngữ, có tên loài vât. (Ví dụ: Nhanh như cắt.).
Câu 2: Hãy tạo thành 10 từ ghép bằng cách ghép các tiếng sau: yêu, thương, quý, mến, kính.
Câu 3: Xác định các dành từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác hồ:
	“ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
	Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.”
Câu 4: Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
	“Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.”
 (Nguyễn Thế Hội)
Câu 5: Trong bài Hạt gào làng ta (tiếng Việt 5, tập hai), nhà thơ Trần Đăng Khoa vó viết:
“Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”
	Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 6: Em và các bạn trong lớp đã từng có dịp họp mặt để chúc mừng cô giáo (thầy giáo) nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Hãy tả lại cảnh họp mặt đó và nêu cảm nghĩ của em.
 GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: Tìm được 8 câu tục ngữ hay thành ngữ có tên loài vật. Ví dụ:
Hót như khướu.
Nói như vẹt.
Học như cuốc kêu mùa hè.
Quạ tắm thì ráo, sáo tấm thì mưa.
Nhanh như sóc.
Chó treo mèo đậy.
Yếu trâu hơn khỏe bò.
Có vào hang cọp mới bắt được cọp.
Câu 2: Tạo được 10 từ ghép thường dùng từ các tiếng đã cho: yêu thương, thương yêu, yêu quý, quý mến, kính mến, kính yêu, yêu mến, mến yêu, thương mến, mến thương.
Câu 3: Xác định đúng các danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ:
	- Danh từ: cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày, (6 từ).
	- Động từ: hót, kêu, (2 từ).
	- Tính từ: hay (1 từ).
Câu 4: Xác định đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của mỗi câu:
Câu
Bộ phận chủ ngữ (CN)
Bộ phận vị ngữ (VN)
1
Chú chuồn chuồn nước 
mới đẹp làm sao!
2
Màu vàng trên lưng chú 
lấp lánh.
3
Bốn cái cánh 
mỏng như giấy bóng.
4
Cái đầu, hai con mắt
tròn, long lanh như thủy tinh.
Lưu ý: Câu 4 là câu ghép gồm hai vế câu; mỗi vế đều có CN và VN.
Câu 5: Nêu được những ý sau:
	- Ý nghĩa của hạt gạo: Hạt gạo phải trải qua biết bao khó khăn thử thách của thiên nhiên với những cơn bão tháng bảy (thường là bão to), những trận mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôicủa con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng (Nước như ai nấu – Chết cả cá cờ - Cua ngoi lên bờ - Mẹ em xuống cấy).
	- Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ có nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên, sử dụng hình ảnh đối lập Cua ngoi lên bờ nhưng Mẹ em xuống cấy nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của Mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to lớn của hạt gạo được làm ra.
Câu 6: bài viết có độ dài khoảng 20 dòng, viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh sinh hoạt). Nội dung nêu bật được những ý cơ bản sau:
	- Cảnh họp mặt dạt dào tình cảm thầy trò (tả rõ được những nét nổi bật về hoạt động của em và các bạn đến chúc mừng cô giáo (thầy giáo), thái độ phấn khởi, cảm động của cô giáo (thầy giáo) trước tình cảm đẹp đẽ của học sinh.
	- Bộc lộ những ý nghĩ, tình cảm chân thành của bản thân trong buổi họp mặt nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô nhân ngày 20 – 11.
	Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ.

File đính kèm:

  • docĐỀ 15.doc