Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 19

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 19
Câu 1: Phân biệt nghĩa 3 từ láy sau đây bằng cách đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen.
Câu 2: Em hãy ghép 5 tiếng sau đây thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến (ví dụ: kính mến,).
Câu 3: Một bạn viết những câu dưới đây. Theo em, cách diễn đạt trong các câu này đã hợp lí chưa? Vì sao?
a/ Bạn Dũng lúc thì hiền lành, lúc thì chăm chỉ.
b/ Anh bộ đội bị hai vết thương: một vết thương ở cánh tay, một vết thương ở Điện Biên Phủ.
Câu 4: Trong bài Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa (Tiếng Việt 2, taaoj một, 2003), có đoạn:
	“Cây dừa xanh toản nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh”
	Theo em, phép nhân hóa và phép so sánh được thể hiện trong những từ ngữ nào ở đoạn thơ trên? Thử phân tích cái hay của phép nhân hóa và phép so sánh được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 5: Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
 GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: Đặt câu với mỗi từ. Ví dụ:
	- Vóc người cô rất nhỏ nhắn.
	- Chị ấy ăn uống nhỏ nhẻ như câu dâu mới.
	- Nó hay ganh tị nhỏ nhen.
Câu 2: 9 từ ghéo là: kính mến, kính yêu, yêu thương, yêu mến, yêu quý, thương yêu, mến yêu, mến thương, quý mến.
Câu 3: Cách diễn đạt trong 2 câu này chưa hợp lí.
	- Câu 1 muốn nói tới sự thất thường trong tính nết của bạn Dũng. Vì vậy, có thể viết:
	+ Bạn Dũng lúc thì hiền lành, lúc thì tỏ ra cục cằn.
Hoặc:
	+ Bạn Dũng lúc thì chăm chỉ, lúc thì lười biếng.
	- Câu 2: Trong hai vết thương của anh bộ đội, một vết thương trên thân thể anh, còn vết thương kia là ở chiến trường. Nói như vậy là thiếu nhất quán. Câu này có thể sửa lại như sau:
	+ Anh bộ đội bị hai vết thương: một vết thương ở cánh tay, một vết thương ở bắp đùi.
Hoặc:
	+ Anh bộ đội bị hai vết thương: một vết thương ở Đèo Khế, một vết thương ở Điện Biên Phủ.
Câu 4: Phép nhân hóa được thể hiện trong các từ ngữ: Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. Các từ ngữ này có tác dụng làm cho vật vô tri là cây dừa cũng có những biểu hiện tình cảm như con người. Dừa cũng mở rộng vòng tay đón gió, cũng gật đầu mời gọi trăng lên. Qua cách nói nhân hóa, cảnh vật trở nên sống động, có hồn và có sức gợi tả, gợi cảm cao.
	- Phép so sánh được thể hiện trong các từ ngữ: quả dừa (giống như) đàn lợn con, tàu dừa (giống như) chiếc lược.Cách so sánh ở đây khá bất ngờ, thú vị, thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của tác giả. Cách so sánh này cũng có tác dụng làm cho cảnh vật trở nên sống động, có đường nét, hính khối, có sức gợi tả, gợi cảm cao.
Câu 5: Bài viết khoảng 20 – 25 dòng, viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả người). về nội dung, cần nêu được một số ý cơ bản sau:
	- Nói rõ nghệ sĩ hài đó là ai (ví dụ: Minh Vượng, Minh Nhí, hay Xuân Hinh.?). Em xem nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp hay xem qua màn ảnh nhỏ (truyền hình)?
	- Đặc điểm nổi bật của nghệ sĩ hài đó về dáng vẻ bên ngoài (đã hóa trang), về phong cách biểu diễn ( thể hiện trên nét mặt, giọng nói, điệu bộ). Cách diễn của nghệ sĩ có tác dụng gây cười như thế nào?
	- Bài viết phải đảm bảo được các yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu, liên kết câu, diễn đạt, trình bày

File đính kèm:

  • docĐỀ 19.doc