Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 20

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 20
Câu 1: Tìm các thành ngữ tả các kiểu chạy khác nhau (ví dụ: chạy như vịt, chạy bở hơi tai). Đặt câu với một thành ngữ tìm được.
Câu 2: Tìm từ dùng sai trong từng câu dưới đây và sửa lại cho đúng:
	a) Chúng ta cần tố cáo những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.
	b) Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố.
Câu 3: Có thể viết các câu như dưới đây được không? Vì sao? Hãy sửa lại cho đúng.
	a) Ngày mai, lớp ta đi lao động trồng cây cối.
	b) Bạn Vân đang nấu cơm nước.
	c) Bác nông dân đang cày ruộng nương.
	d) Mẹ cháu đi chợ búa.
	e) Em bé đang tập nói năng.
Câu 4: Trong bài Nghe thầy đọc thơ (Tiếng việt 4, tập một), nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
“ Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa”
	Theo em, cuộc sống quanh ta được gợi lên như thế nào trong tâm trí của cậu học trò khi nghe thầy giáo đọc thơ?
Câu 5: Bằng tưởng tượng của mình, em hãy kể tiếp câu chuyện dưới đây (viết tiếp vào chỗ có dấu chấm lửng):
CÁO VÀ SẾU
	Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày đĩa canh ra. Với cái mỏ dài của mình, Sếu chẳn ăn được chút gì. Thế là Cáo một mình chén sạch. Sang ngày hôm sau, Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn
 GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: Thành ngữ tả các kiểu chạy: chạy ngược chạy xuôi, chạy tới chạy lui, chạy bán sống bán chết, chạy vắt chân lên cổ, chạy long tóc gáy, chạy bở hơi tai, chạy cong đuôi, chạy thục mạng, chạy như vịt, chạy như đèn cù, chạy như con thoi, chạy như cờ lông công, chạy như bay, chạy nhanh như gió
	- Đặt câu với một thành ngữ tìm được. Ví dụ:
	Bạn tớ chạy long tóc gáy mới kịp giờ học đấy!
Câu 2: a) Từ dùng sai: tố cáo.
Sửa lại: Chúng ta cần phê phán (hoặc chỉ ra) những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.
b) Từ dùng sai: bao phủ.
Sửa lại: Một không khí nhôn nhịp tràn ngập thành phố.
Câu 3: Em không thể viết các câu như đã cho trong đề bài. Nói cách khác, viết như vậy là sai. Bởi vì, các từ như: cây cối, cơm nước, ruộng nương, chợ búa, nói năng đều có nghĩa khái quát, không kết hợp được với các động từ mang nghĩa cụ thể ở trước.
	- Cách sửa tốt nhất là lược bỏ chữ cuối trong từng câu. Cụ thể như sau:
a/ Ngày mai, lớp ta đi lao động trồng cây.
b/ Bạn Vân đang nấu cơm.
c/ Bác nông dân đang cày ruộng.
d/ Mẹ cháu đi chợ.
e/ Em bé đang tập nói.
Câu 4: Cuộc sống quanh ta được gợi lên trong tâm trí cậu học trò bao gồm:
	- Các hình ảnh: nắng chói chang, cây cối xanh tươi;
	- Các âm thanh: tiếng mái chèo quẫy nước, khua nước vọng lại từ môt dòng sông hiện về trong kí ức, tiếng ru ạ ời của người bà ru cháu trong những năm tháng cậu học trò còn thơ bé; tiếng tàu dừa cựa mình dưới ánh trăng khuya..
	Cuộc sống được gợi lên, gợi ra có sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại.
Câu 5: Muốn kể tiếp câu chuyện, cần dựa vào nội dung đã biết (đã cho sẵn trong đề bài) kết hợp với sự tưởng tượng. Phần kể tiếp phải lô gic, nhất quán với phần đã cho, đồng thời phải thể hiện sự sáng tạo, đôi khi khá bất ngờ của người viết. Ví dụ, có học sinh đã viết tiếp như sau:
	“Trên mặt bàn có một đĩa xúp và một lọ xúp. Cáo tròn mắt ngạc nhiên. Thấy vậ, Sếu lên tiếng: “Mời bạn dùng bữa trưa với mình”. Nói rồi, Sếu đẩy đĩa xúp về phía Cáo, còn lọ xúp Sếu dành cho mình. Nhìn Sếu ăn, Cáo vô cùng ân hận và thầm nghĩ : Mình đúng là một người bạn chưa tốt.”.
	- Phần viết tiếp dài khoảng 10 – 15 dòng, viết đúng thể loại văn kể chuyện và phải đảm bảo được các yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt

File đính kèm:

  • docĐỀ 20.doc