Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 8 Câu 1: Tìm 8 thành ngữ, tục ngữ có từ học. Câu 2: Cho các từ sau: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng. a/ Xếp những từ trên thành hai nhóm: từ ghép, từ láy. b/ Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên. Câu 3: Xác định bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ trong những câu sau: a/ Lớp thanh niên ca hát, nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ – rưng vang lên. b/ Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Câu 4: Thêm một từ chỉ quan hệ và một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép: a/ Vì trời rét đậm. b/ Nếu mọi người chấp hành tốt Luật giao thông. c/ Tuy bạn Hương mới học tiếng Anh. Câu 5: Kết thúc bài Tre Việt Nam (Tiếng việt 5, tập 1), nhà thơ Nguyễn Duy viết: “Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.” Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có những gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó? Câu 6: Ở sân trường hay trong công viên, em đã từng được tham gia nhiều trò chơi thú vị. Hãy chọn một trò chơi mà em yêu thích để tả lại cảnh vui chơi của em và các bạn. (Bài viết có độ dài khoảng 20 dòng). GIẢI ĐÁP – GỢI Ý ________________ Câu 1: Tìm đúng 8 thành ngữ, tục ngữ có từ học. Ví dụ: + Học đâu hiểu đấy. + Học một biết mười. + Học đi đôi với hành. + Học Học hay cày giỏi. + Ăn vóc học hay. + Học thầy không tày học bạn. + Không biết thì (phải) hỏi, muốn giỏi thì (phải) học. + Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 2: a/ Xếp đúng các từ đã cho thành 2 nhóm: - Từ ghép: xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng, mơ mộng. - Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ màng. b/ Nêu đúng tên gọi: - Kiểu từ ghép: có nghĩa tổng hợp; - Kiểu từ láy: láy âm. Câu 3: Xác định đúng các bộ phận chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) ở mỗi câu: a/ Lớp thanh niên/ ca hát,/ nhảy múa. Tiếng chiêng,/ tiếng cồng,/ tiếng CN VN1 VN2 CN1 CN2 đàn tơ – rưng/ vang lên. CN3 VN b/ Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi/ thắm thía một nổi biết ơn đối với những CN VN người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Lưu ý: Ở mục a, cần ghi rõ VN1, VN2 ở câu thứ nhất, CN1,CN2,CN3 ở câu thứ hai. Câu 4: Thêm được một từ chỉ quan hệ và một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. Ví dụ: a/ Vì trời rét đậm nên chúng em được nghỉ học. b/ Nếu mọi người chấp hành tốt Luật giao thông thì tai nạn sẽ ít khi xảy ra. c/ Tuy bạn Hương mới học tiếng Anh nhưng bạn đã nói chuyện được với người nước ngoài. Câu 5: Những câu thơ ở phần kết thúc bài Tre Việt Nam nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam , sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. - Cách diễn đạt độc đáo của nhà thơ đã góp phần khẳng định điều đó: + Thay đổi cách ngắt nhịp và ngắt dòng( Mai sau,/ Mai sau,/ Mai sau,/) với biện pháp sử dụng điệp ngữ (Mai sau) góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận, tạo cho ý thơ âm vang bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú. + Dùng từ xanh ba lần trong một dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau (xanh tre, xanh màu, tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc. Câu 6: bài viết có độ dài khoảng 20 dòng: viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh sinh hoạt). Nội dung cần tả rõ: - Những nét nổi bật về hoạt động vui chơi (ở đâu, chơi trò gì, những ai tham gia, người và hoạt động tiêu biểu diễn ra thế nào). - Cảm xúc và suy nghĩ của em đối với trò chơi thích thú và bổ ích của lứa tuổi thiếu nhi. Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ.
File đính kèm:
- ĐỀ 8.doc