Đề thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở lần II Thừa Thiên Huế năm học 2004 – 2005 môn thi: Hoá học

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở lần II Thừa Thiên Huế năm học 2004 – 2005 môn thi: Hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC TRUNG HỌC CƠ SỞ LẦN II
 THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC: 2004 – 2005
	 Môn thi: HOÁ HỌC
 ĐỀ CHÍNH THỨC ( Thời gian: 60 phút, không kể thời gian giao đề )
 SBD: .
 A. LÝ THUYẾT: (7 điểm). Chọn một trong hai đề sau.
ĐỀ 1:
	Câu 1: (2 điểm) 
	Bổ túc và cân bằng các phản ứng sau :
	 	 AgNO3 + ... AgCl + ...
	H2SO4 + K2CO3 ... + CO2 + ...
	MgCl2 + NaOH	 ... + ....	
	Câu 2: (2 điểm) 
	 Nêu phương pháp hóa học làm sạch các khí : 
	 	+ Metan có lẫn axetylen
	 	+ Etylen có lẫn khí cacbonic.
	Câu 3: (3 điểm) 
	Có các kim loại : Cu ,Fe, Al . Hãy cho biết kim loại nào có thể tác dụng được với dung dịch HCl, dung dịch AgNO3? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
ĐỀ 2:
	Câu 1: (2,5 điểm) 
	Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi phản ứng sau:
	 BaCl2 HCl Cl2 FeCl3 Fe(NO3)3
	Câu 2: (2,25 điểm) 
	Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau chứa trong các ống mất nhãn: Glucôzơ, rượu etylic, axit axetic. 
	Câu 3: (2,25 điểm) 
	Cho Natri kim loại vào dung dịch CuSO4, có hiện tượng gì xảy ra? Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa.
B. BÀI TOÁN BẮT BUỘC : (3 điểm)
	Cho 6,72 lít ( đktc) hỗn hợp khí gồm Metan và Etylen sục vào dung dịch Brôm lấy dư. Sau khi phản ứng kết thúc người ta thu được 37,6 gam Đibrom Etan.
	a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
	b. Tính thể tích và phần trăm thể tích mỗi chất khí trong hỗn hợp ban đầu. 
Cho: C = 12; O = 16; H = 1; Br = 80
 HẾT
 Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC TRUNG HỌC CƠ SỞ LẦN II
 THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC: 2004 – 2005	 ĐÁP ÁN Môn thi: HOÁ HỌC
 ĐỀ CHÍNH THỨC ( Thời gian: 60 phút, không kể thời gian giao đề )
A. LÝ THUYẾT: (7điểm). Chọn một trong hai đề
ĐỀ 1
	Câu1: ( 2 điểm)	 	AgNO3 + KCl 	= AgCl + KNO3 ( 0,5 điểm)
	H2SO4 + K2CO3	= K2SO4 + CO2 + H2O ( 0,75 điểm)
	MgCl2 + 2NaOH 	= Mg(OH)2 + 2NaCl ( 0,75 điểm)
Câu2: (2 điểm)
 - Dẫn hỗn hợp khí qua bình chứa dung dịch nước Brôm lấy dư.Axetylen bị giữ lại
 ( làm mất màu dd Br2) ,khí thoát ra ta được là metan nguyên chất ( 0,5 điểm)
	 C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 ( 0,5 điểm)
	 - Dẫn hỗn hợp khí qua bình chứa dung dịch nước vôi trong lấy dư.Khí cacbonic 
 bị giữ lại(tạo kết tủa ), khí không tác dụng thoát ra ta thu được etylen nguyên chất . ( 0,5 điểm)
 	 CO2 + Ca(OH)2 dư = CaCO3 + H2O ( 0,5 điểm)
 	Câu3: (3 điểm) - Tác dụng với dung dịch HCl: Al, Fe ( 0,25 điểm)
	2Al + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2 ( 0,5 điểm)
	 Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 ( 0,5 điểm)
	 - Tác dụng với dung dịch AgNO3: Al, Fe, Cu ( 0,25 điểm)
 Al + 3AgNO3 	= Al(NO3)3 + 3Ag ( 0,5 điểm)
	 Fe + 2AgNO3 	= Fe(NO3)2 + 2Ag ( 0,5 điểm)
 Cu + 2AgNO3 	= Cu(NO3)2 + 2Ag 	( 0,5 điểm)
ĐỀ 2
	Câu1: (2,5điểm) BaCl2 + H2SO4 = BaSO4 + 2HCl	 ( 0,5 điểm)
	 4HCl + MnO2 = MnCl2 + Cl2 + 2H2O ( 1 điểm)
	 3Cl2 + 2Fe = 2FeCl3 ( 0,5 điểm)
	 FeCl3 + 3AgNO3 = 3AgCl + Fe(NO3)3 ( 0,5 điểm)
	Câu2: (2,25điểm) Cho dd Na2CO3 vào trong 3 mẫu thử. ( 0,25 điểm)
	 + Mẫu nào có khí bay ra làm đục nước vôi trong. Mẫu đó chứa CH3COOH ( 0,25 điểm)
	2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + CO2 + H2O ( 0,5 điểm)
	 Cho dd AgNO3 trong NH3 dư vào 2 mẫu còn lại. ( 0,25 điểm)
NH3
	 + Mẫu nào có tạo kết tủa bạc. Mẫu đó chứa Glucôzơ. ( 0,25 điểm)
	C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag ( 0,5 điểm)
	 + Mẫu không có hiện tượng là C2H5OH 	( 0,25 điểm)
	Câu3: (2,5điểm)	Khi cho Na vào dung dịch CuSO4, lúc đầu ta thấy bọt khí 
	 thoát ra, sau đó có kết tủa màu xanh xuất hiện.	 ( 0,75 điểm)
	 2Na + 2H2O = 2NaOH + H2 	 ( 0,75 điểm)
	 2NaOH + CuSO4 = Cu(OH)2 + Na2SO4	 ( 0,75 điểm)
B. BÀI TOÁN BẮT BUỘC : (3 điểm)
	a.ptpư: C2H4 + Br2 C2H4Br2 	 	(1)	( 0,5 điểm)
C2H4Br2
C2H4
 	b.	Từ (1): n = n = = 0,2 mol	( 0,5 điểm)
C2H4
CH4
	Suyra: V = 0,2 x 22,4 = 4,48 lít. Vậy: V = 2,24 lít	( 1 điểm)
CH4
C2H4
	%V = 66,67% và %V = 33,33%	( 1 điểm)
	Chú ý: 	 - Thiếu cân bằng hoặc thiếu điều kiện trừ ½ điểm của 1 phương trình.
	 	 - Thí sinh có thể giải theo hướng khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docde-dapanhoabt thcs 2005 lan II.doc