Đề thi tốt nghiêp tham khảo môn Lịch sử
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiêp tham khảo môn Lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TÔT NGHIÊP THAM KHẢO MÔN LỊCH SỬ (Thời gian làm bài: 90 phút) ---*--- I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Trình bày sự thành lập và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Nêu vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 2. (3,0 điểm) Tại sao ta phải tiến hành “Đổi mới”? Trình bày nội dung đường lối “Đổi mới” về kinh tế và chính trị của Đảng ta. II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc 3b) Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN? ĐÁP ÁN I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Trình bày sự thành lập và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Nêu vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. a) Sự thành lập - Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với những người Việt Nam yêu nước, với tổ chức Tâm Tâm xã, chọn một số thanh niên tích cực thành lập ra Cộng sản đoàn (2/1925). - Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, cơ quan cao nhất của Hội là Tổng bộ. Trụ sở đặt tại Quảng Châu. b) Hoạt động - Nguyễn Ái Quốc soạn thảo bài giảng, mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ rồi cử về nước hoạt động. - Ngày 21/6/1925, báo Thanh Niên - cơ quan ngôn luận của Hội ra số đầu tiên. - Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp, in thành sách Đường Kách mệnh. - Báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc, tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân. - Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước. Các Kì bộ ra đời. - Năm 1928, Hội chủ trương thực hiện phong trào “Vô sản hóa”, đưa cán bộ vào các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền,truyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị công nhân. c) Vai trò - Truyền bá sâu rộng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. - Giác ngộ, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh sang giai đoạn đấu tranh tự giác. - Chuẩn bị về tổ chức, đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 2. (3,0 điểm) Tại sao ta phải tiến hành “Đổi mới”? Trình bày nội dung đường lối “Đổi mới” về kinh tế và chính trị của Đảng ta. a) Ta phải tiến hành đổi mới vì: - Hoàn cảnh trong nước: + Qua hai kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976 - 1980 và 1981- 1986), ta đạt được những thành tựu đáng kể, song gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhất là về kinh tế - xã hội. + Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. - Hoàn cảnh thế giới: + Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật. + Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. b) Nội dung đường lối đổi mới - Đổi mới kinh tế: + Xây dựng nền kinh tế nhiều ngành, nghề, nhiều qui mô, trình độ công nghệ. + Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. + Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. + Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. - Đổi mới chính trị: + Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. + Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền dân chủ nhân dân. + Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm): Câu 3a. Nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại. Thực dân Anh phải nhượng bộ nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương án Maobattơn” chia đất nước thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo: nước Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, nước Pakixtan của người Hồi giáo. - Ngày 15/8/1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập. - Không thoả mãn quy chế tự trị, Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập trong những năm 1948-1950. Ngày 26/1/1950 Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ. - Sự thành lập nước Cộng Hòa Ấn Độ đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ, có ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Câu 3b. Trình bày hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN? a) Hoàn cảnh ra đời - Sau khi giành độc lập, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế và văn hóa, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác giữa các nước. - Đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng các cường quốc bên ngoài khu vực, nhất là cuộc chiến tranh xâm lược Mĩ ở Đông Dương đang sa lầy và thất bại. - Những tổ chức hợp tác khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau. - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo. b) Cơ hội và thách thức - Cơ hội: + Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, là cơ hội để vươn ra thế giới. + Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. + Có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học-kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế. + Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực. + Thuận lợi để giao lưu và hợp tác về giáo dục, văn hóa, khoa học-kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực. - Thách thức: + Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. + Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực với nước ta, do có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội và sức cạnh tranh của nước ta còn hạn chế. + Nguy cơ đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc, hòa nhập dễ hòa tan. Đề thi thử ĐH môn sử số 1 PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Tại sao năm 1929, ở nước ta lại diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ? Nêu kết quả của cuộc đấu tranh. Câu II (2,0 điểm) Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941) đã đưa ra chủ trương giải phóng dân tộc như thế nào ? Tác động của chủ trương đó đối với việc xây dựng lực lượng chính trị cho Cách mạng tháng Tám 1945. Câu III (3,0 điểm) Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của dân tộc ta đã được kết thúc như thế nào ? Hãy so sánh sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) ? PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Nêu những sự kiện tiêu biểu của cách mạng Cuba từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1961. Tại sao nói cách mạng Cuba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh? Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ? Trình bày những thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới. ———- Hết ———- Câu I: Bước sang năm 1928-1929, phong trào dân tộc dân chủ và đặc biệt là phong trào công nhân phát triển hơn trước. Yêu cầu cấp thiết của CMVN lúc này là có 1 đảng duy nhất lãnh đạo các g/c, tầng lớp yêu nước đánh đổ TD,pk và bọn tay sai. Với những yêu cầu đó, đã vượt quá khả năng lãnh đạo của Hội VNCMTN. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội VNCMTN từ ngày 1-9/5/1929 họp tại Hương cảng (TQ). Xét thấy yêu cầu của CMVN cần phải có đảng theo chủ nghĩa Mác-Lenin lãnh đạo. Đoàn đại biểu bắc kỳ đưa ra đề nghị thành lập đảng CS thay thế cho Hội VNCMTN. Nhưng không được chấp nhận. Về phía những đại biểu ko tán thành, họ có lập trường khác rằng: việc thành lập Đảng là cần thiết nhưng xét thấy trình độ giác ngộ và đấu tranh của quần chúng vẫn còn yếu. Thêm nữa, những người chiến sĩ cộng sản khả năng lí luận chưa cao, kinh nghiệm đấu tranh chưa nhiều. Kết quả: Đoán đại biểu bắc kỳ rời đại hội trở về nước. Đến 17/6/1929, các đại biểu của các tổ chức cơ sở CS ở bắc kỳ đã họp tại số nhà 312, phố Khâm thiên (HN) đã quyết định thành lập Đông Dương CS Đảng. Sự ra đời của Đông Dương CS Đảng đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các g/c, tầng lớp yêu nước. Uy tín và tổ chức của Đảng phát triển rất nhanh nhất là ờ Bắc kỳ và Trung kỳ. Trước sự ra đời và ảnh hưởng sâu rộng của ĐDCSĐ. Tổng bộ và kỳ bộ Hội VNCMTN đã quyết định thành lập An Nam CS Đảng. Như vậy cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng CSVN đã làm xuất hiện 2 tổ chức CS tại VN, bên cạnh ĐDCSLĐ.
File đính kèm:
- DE THI TN SU THAM KHAO-NCT.doc