Đề thi tốt nghiệp THPT môn: Ngữ văn – hệ THPT

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp THPT môn: Ngữ văn – hệ THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TÂY NINH.
 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN: NGỮ VĂN – HỆ THPT
Thời gian: 120 phút
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
( Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
 Câu 1 ( 3 điểm): Đọc và trả lời các câu hỏi sau: ( 2,0 điểm)
Chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc và nêu tác dụng của chúng ?
“ Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!”
( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
 b) Đoạn văn sau đây nói về vấn đề gì? Đặt tên đoạn văn? ( 1,0 điểm)
 “ Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên 100 ki-lô –mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn, thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.”
 ( Theo Báo giáo dục và Thời đại)
 Câu 2 ( 3 điểm):
 Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập và thành công trong cuộc sống. Lấy nhan đề “ Những người không chịu thua số phận”. Hãy viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ về vấn đề trên.
 Câu 3 (4 điểm): (Thí sinh chọn một trong hai đề sau)
 Đề 1: Bài thơ “ Việt Bắc” là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến. Anh/ chị hãy làm rõ nhận định qua đoạn thơ sau:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”
 ( Trích tác phẩm “Việt Bắc” – Tố Hữu, theo sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 112-113)
 Đề 2: Nhân vật Tnú trong tác phẩm “ Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành có phẩm chất bất khuất, kiên cường, có tinh thần mạnh mẽ vùng lên chiến đấu chống lại kẻ thù. Anh/ chị hãy phân tích nhân vật Tnú trong hoàn cảnh bị giặc bắt và tra tấn - đốt mười ngón tay Tnú, để làm rõ nhận định trên.
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TÂY NINH.
 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
 MÔN: NGỮ VĂN
 THỜI GIAN: 120 PHÚT
 ---------------------------------------------------------------------------
Câu 1( 3,0 điểm):
 a) Chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn thơ và nêu tác dụng:
 * Chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn thơ:
 - Biện pháp điệp từ: “ sao”.
 - Biện pháp hoán dụ: mặt, thân => Chỉ cuộc đời, danh dự của Kiều.
 - Biện pháp tu từ: so sánh “ tan tác như hoa giữa đường”
 - Dùng thành ngữ: Dày gió dạn sương, bướm chán ong chường.
 * Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trên:
 - Điệp từ “ sao”: lời hỏi không lời đáp, thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều khi nhận ra hoàn cảnh sống của mình ở quá khứ và hiện tại; vừa là lời tố cáo xã hội. 
 - Các biện pháp còn lại: làm rõ cuộc đời Kiều đã bị vùi dập phũ phàng; danh dự, nhân phẩm bị ô nhục.
b) Đoạn văn sau đây nói về vấn đề gì? Đặt tên đoạn văn?
 * Đoạn văn sau đây nói về vấn đề gì?
 - Tiếng cười giúp cho con người thư giãn, thoải mái, sảng khoái. Điều đó có lợi cho sức khỏe con người.
 - Nếu ở trạng thái căng thẳng: nổi giận hoặc căm thù có thể làm ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.
 * Đặt tên đoạn văn: Ý nghĩa của tiếng cười đối với cuộc sống con người . 
Câu 3( 3,0 điểm):
 Đáp án
Biểu điểm
a.Yêu cầu về kỹ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
* Nêu được vấn đề cần nghị luận: “Những người không chịu thua số phận”.
 0,5
* Phân tích làm rõ đề và trình bày suy nghĩ có thể cần nêu được các ý sau:
- Làm rõ “Những người không chịu thua số phận”? Vì sao họ không chịu thua số phận?.
 - Nêu một số tấm gương tiêu biểu không chịu thua số phận mà báo, đài giới thiệu ở những lãnh vực khác nhau trong cuộc sống.
- Nêu suy nghĩ của người viết về những con người ấy?
- Phê phán một số người, nhất là thanh niên sống buông thả, không cố gắng vượt qua số phận.
 0,5
 0,5
 0,5
 0,5
* Khẳng định lại vấn đề. Liên hệ bản thân.
 0,5
Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức.
Câu 3 ( 4 điểm)
 Đề 1:
 Đáp án
Biểu điểm
a) Yêu cầu về kỹ năng.
* Biết làm bài văn nghị luận văn học - tác phẩm thơ. Cụ thể là phân tích đoạn thơ, để làm rõ một nhận định.
* Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức.
 Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, hiểu được nhận định của đề, học sinh có thể trình bày bài làm nhiều cách nhưng đảm bảo được các ý cơ bản sau:
* Nêu được vấn đề cần nghị luận: Việt Bắc là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến.
 0,5
* Phân tích đoạn thơ cần làm rõ: bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến.
 ¨ Về nội dung:
 - Giải thích “ bản anh hùng ca” về cuộc kháng chiến?
 - Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến thể hiện qua đoạn thơ:
 + Cuộc kháng chiến sôi nổi, hào hùng.
 + Quân dân ta có khí thế, sức mạnh phi thường, đoàn kết trong chiến đấu.
 + Ca ngợi những chiến thắng lớn của quân dân ta.
 + Niềm tin lạc quan vào tương lai của cách mạnh, của đất nước.
 ¨ Phân tích nghệ thuật để góp phần làm rõ nội dung.
 - Thể thơ lục bát đã được vận dụng tài tình. 
 - Ngôn ngữ : Sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị mộc mạc.
 - Giọng điệu: nhanh mạnh, hào hùng.
 - Nghệ thuật (NT) so sánh, NT điệp từ, NT khoa trương: rầm rập như là đất rung, bước chân nát đá, 
 - Từ ngữ chỉ số lượng : điệp điệp, trùng trùng, từng đoàn, muôn tàn lửa bay,.
 - .
 2,0
 1,0
* Đánh giá chung về giá trị đoạn thơ, về vấn đề nghị luận. 
 0,5
Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức.
Đề 2:
 Đáp án
Biểu điểm
a) Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết phân tích một hình tượng nhân vật trong một tác phẩm văn học, để làm rõ một nhận định.
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu, hiểu nội dung nhận định, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau :
* Nêu được vấn đề cần nghị luận: Nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành có phẩm chất bất khuất, kiên cường, có tinh thần mạnh mẽ vùng lên chiến đấu chống lại kẻ thù.
 0,5
* Phân tích nhân vật Tnú trong hoàn cảnh bị giặc bắt và tra tấn - đốt mười ngón tay Tnú, để làm rõ nhận định trên.
 ¨ Làm rõ phẩm chất Tnú:
 - Gợi lại hoàn cảnh T nú bị tra tấn như thế nào?
 - Vẻ đẹp bất khuất, kiên cường, mạnh mẽ vùng lên chiến đấu chống lại kẻ thù của Tnú:
 + Tnú cắn răng chịu đựng nỗi đau “Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng”, “ Răng anh đã cắn nát môi anh rồi”. 
 + Không van xin, nhớ lời anh Quyết nói “Người cộng sản không thèm kêu van”.
 +Tnú cùng dân làng quật khởi chống lại kẻ thù “Tnú thét lên một tiếng  Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết”.
- Tóm lại: Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên; góp phần làm sáng tỏ một chân lý: đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
 ¨ Phân tích nghệ thuật.
 - Lời văn mang đậm chất sử thi.
 - Cách thức trần thuật : kể theo lối hồi tưởng qua cụ Mết.
 - Cảm hứng lãng mạn.
 - Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên: ngôn ngữ, tâm lý, hành động của các nhân vật.
 - Thành công các nhân vật: vừa có cá tính sống động vừa có những phẩm chất khái quát.
- .
 2,0
 1,0
* Đánh giá chung về nhân vật, khẳng định vấn đề cần nghị luận.
 0,5
Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức.

File đính kèm:

  • docDE 2.doc