Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009-2010 môn ngữ văn lớp 12

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009-2010 môn ngữ văn lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất
(Đã thi thử)
 Đề thi tốt nghiệp THPT
Năm 2009-2010
Môn ngữ văn lớp 12

Họ và tên: Bùi Thị Thu – Giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo

Câu 1(2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam, nước ngoài.

Câu
ý
Nội dung
Điểm
1

Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Anh (chị) hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên.
2,0

1




Khuynh hướng sử thi 
- Văn học phản ánh những sự kiện, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử lớn lao, tập trung thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.
- Nhân vật chính thường là những con người tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, kết tinh phẩm chất cao quý của cộng đồng, gắn bó số phận mình với số phận đất nước.
- Lời văn mang giọng điệu trang trọng, hào hùng, thiên về ngợi ca, ngưỡng mộ.
1,5
0,5


0,5


0,5

2
Cảm hứng lãng mạn.
Cảm hứng lãng mạn chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngới chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn gắn liền với khuynh hướng sử thi. 
0,5
2

Anh (chị) hãy giới thiệu tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Nhà văn Sô-lô-khốp
2,0


- Sô - lô - khốp sinh năm 1905 mất năm 1984 (HS có thể ghi là sinh đầu thế kỷ XX mất cuối thế kỷ XX) ở tỉnh Rô -xtốp vùng Sông Đông nước Nga
- Ông tham gia công tác cách mạng từ khá sớm: Thư ký uỷ ban trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ…Cuối năm 1922 Ông đến Mát-xcơ-va vừa kiếm sống vừa thực hiện giấc mơ viết văn. Nhưng đến năm 1925 ông lại trở về quê
- Trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức ông theo sát Hồng quân trên chiến trường với tư cách là phóng viên báo Sự thật.
- Các tác phẩm: “Truyện Sông Đông”, “Thảo nguyên xanh”, “Sông Đông êm đềm”…
0,5


0,5



0,5


0,5

3

Anh (chị) hãy giới thiệu tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Nhà văn Hê - Minh - Uê
2,0


- Ơ - nít Hê - Minh-Uê (1899 – 1961) là nhà văn Mỹ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ Nhà văn trên thế giới nói chung.
- Ông bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc chiến tranh thế giới thứ II.
- Các tác phẩm: “Mặt trời vẫn mọc”, “Giã từ vũ khí”, “Chuông nguyện hồn ai”, “Ông già và biển cả”…Các sáng tác của ông đều nhằm ý đồ “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
- Ông cũng là người đề ra nguyên lý sáng tác: Tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi” tức là yêu cầu tính đa nghĩa, hàm ẩn của văn bản nghệ thuật.
0,5



0,5

0,5



0,5
4

Anh (chị ) hãy cho biết vì sao Sô - lô - khốp được gọi là “Nhà văn của Sông Đông”?
2,0


Sô - lô - khốp được gọi là “Nhà văn của Sông Đông” vì:
- Quê ông ở vùng Sông Đông. Sô - lô - khốp sinh tại thị trấn Vi - ô sen-xcai-a thuộc tỉnh Rô - xtốp trên vùng thảo nguyên Sông Đông.
- Ông rất gắn bó với con người và cảnh vật Sông Đông. Tại đây Ông tham gia nhiều công tác cách mạng: Thư ký uỷ ban trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ…
- Ông đã từng đếm Mat-xcơ-va (1922) nhưng sau đó lại quay trở về Sông Đông (1925).
- Ông là nhà văn có nhiều tác phẩm xuất sắc viết về vùng Sông Đông: “Truyện Sông Đông”, “Sông Đông êm đềm”,”Thảo nguyên xanh”..

0,5


0,5


0,5

0,5
5

Anh (chị) hãy trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
2,0

1
Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình - chính trị rất sâu sắc.
- Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và của cả dân tộc.
- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.
- Những tư tưởng, tình cảm lớn của con người, những vấn đề lớn lao của đời sống được Tố Hữu thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành
1,5

0,5


0,5



0,5

2
Nghệ thuật thơ Tố Hữu mang đậm tính dân tộc. Ông rất thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc đặc biệt là thể thơ lục bát. Ngôn ngữ thơ và cách diễn đạt rất quen thuộc với dân tộc, phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt
0,5
6

Anh (chị) hãy trình bày phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
2,0

1
Phong cách nghệ thuật HCM độc đáo, đa dạng
- Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục. Giọng văn chính luận đa dạng: Khi ôn tồn thấu tình đạt lý, khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn.
- Truyện và ký của Người rất hiện đại thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng của Nguyễn ái Quốc tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thuý sâu cay.
- Thơ ca của Người chia làm 2 loại, mỗi loại lại có phong cách riêng. Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng có lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ. Những bài thơ nghệ thuật hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển bằng chữ Hán mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại.
1,5
0,5



0,5



0,5

2
Phong cách nghệ thuật của HCM đa dạng mà vẫn thống nhất.
 Tính thống nhất thể hiện ở: Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau.
0,5
7

Anh (chị) hãy giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng).
2,0



- Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bắc Bộ Việt Nam.
- Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Thanh Hoá và cả Sầm Nưa (Lào).
- Chiến sỹ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội trong đó có nhiều học sinh, sinh viên (như Quang Dũng) chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoàn hành dữ dội. Tuy vậy họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm
- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa lâu tại Phù Lưu Chanh (Hà Đông cũ), Quang Dũng viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến” sau đó khi in lại tác giả đổi là “Tây Tiến”
0,5



0,5


0,5




0,5
8

Anh (chị) hãy giới thiệu tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu
2,0


- “Từ ấy” là tập thơ đầu tay của Tố Hữu được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1937 đến 1946 đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cở của Đảng.
- Tập thơ gồm có 3 phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích” và “Giải phóng”.
- Qua 3 phần ấy, cảm hứng thơ Tố Hữu vận động từ niềm hân hoan của tâm hồn trẻ nhiều băn khoăn về lẽ sống bỗng gặp được ánh sáng lý tưởng rồi qua bao gian lao thử thách từng bước trưởng thành trên con đường đấu tranh cách mạng đến niềm vúi bất tuyệt, ngây ngất trước cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc.
0,5



0,5

1,0
9

Anh (chị) hãy nêu xuất xứ và giải thích nhan đề tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân
2,0

1
Xuất xứ
- Truyện ngắn “Vợ nhặt” có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được Kim Lân viết ngay sau CMT8/1945 nhưng còn dở dang và bị mất bản thảo.
- Sau ngày hoà bình lặp lại (1954) Ông dựa vào một phần cốt truyện cũ viết lại đặt tên là “Vợ nhặt” và đưa in vào tập “Con chó xấu xí” (1962).
1,0
0,5


0,5

2
Giải thích nhan đề.
- Nhan đề “Vợ nhặt” gây ấn tượng kích thích sự chú ý của người đọc vì đây không phải là cảnh cưới hỏi đàng hoàng theo phong tục truyền thống của người Việt Nam mà là nhặt được vợ.
- Nhan đề này thể hiện số phận, cảnh ngộ của Tràng và người đàn bà xa lạ. Phải vào năm đói Tràng mới lấy được vợ và cũng vì đói mà người vợ chấp nhận làm vợ nhặt. Qua đó ta thấy được sự tủi nhục và thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
1,0
0,5



0,5
10

Anh(chị) hãy trình bày những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu (Căn cứ vào đoạn trích được học trong SGK)
2,0


Bài thơ “Việt Bắc” có nghệ thuật đậm đà tính dân tộc:
- Thể thơ lục bát là thể thơ quen thuộc của dân tộc đã được Tố Hữu sử dụng thành công tạo cho bài thơ “Việt Bắc” có giọng điệu êm ái, du dương, trở đi trở lại nhịp nhàng như những lời hát ru.
- Kiểu kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao, dân ca truyền thống cũng được Tố Hữu vận dụng rất sáng tạo để diễn tả nội dung, tình cảm phong phú về quê hương, con người, Tổ Quốc, Cách Mạng.
- Cặp đại từ nhân xưng “mình - ta” vốn xuất hiện rất nhiều trong ca dao, dân ca cũng được Tố Hữu vận dụng một cách biến hoá linh hoạt tạo những sắc thái ngữ nghĩa biểu cảm phong phú.
- Những biện pháp tu từ (So sánh, ẩn dụ, tượng trưng…) quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ của quần chúng cũng được nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn và đạt hiệu quả nghệ thuật

0,5



0,5



0,5



0,5

File đính kèm:

  • docDe thhi TNTHPT dang cau 2 diem..doc