Đề thi tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2003 - 2004 môn ngữ văn 9 - thời gian: 120phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2003 - 2004 môn ngữ văn 9 - thời gian: 120phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tùng Châu
đề thi tốt nghiệp thcs năm học 2003 - 2004
môn ngữ văn 9 - Thời gian: 120phút
 
 Phần I: Trắc nghiệm (4,5đ).

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn các chữ cái trước câu trả lời đúng.
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sỹ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chổ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho con gái, cô kĩ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
- Chào anh. Đến bậc cửa, bỗng nhà hoạ sỹ quay lại chụp lấy người thanh niên lắc anh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại nữa, hay nhìn ta như vậy. 
- Chào anh.
(trích “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long).

Câu 1: Đoạn văn trên kể về ai và kể về việc gì ? 
A. Sự tận tuỵ của anh thanh niên với ông hoạ sỹ già và cô kỷ sư trẻ.
B. Cuộc gặp gỡ nói chuyện giữa ông hoạ sỹ già, anh thanh niên và cô kỷ sư trẻ.
C. Cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa anh thanh niên và cô kỷ sư trẻ.
D. Phút chia tay giữa người hoạ sỹ già, cô kỷ sư trẻ và anh thanh niên.


Câu 2: Ai là người kể câu chuyện trên?
A. Ông hoạ sỹ già.
B. Cô kỹ sư trẻ.
C. Tác giả (người kể không xuất hiện).
D. Anh thanh niên.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả kết hợp biểu cảm.
B. Tự sự kết hợp trữ tình.
C. Nghị luận.
D. Nghị luận kết hợp biểu cảm.
Câu 4: Đoạn văn trên có mấy lượt thoại?
A. Một lượt thoại.
B. Hai lượt thoại.
C. Ba lượt thoại.
D. Bốn lượt thoại.
Câu 5: Đoạn văn trên được dẫn theo cách nào?
A. Trực tiếp.
B. Gián tiếp.
C. Cả trực tiếp và gián tiếp.
Câu 6: Đoạn văn trên sử dụng những thành phần biệt lập nào?
A. Tình thái - cảm thán - gọi đáp.
B. Cảm thán - phụ chú - gọi đáp
C. Tình thái – gọi đáp – phụ chú.
D. Tình thái – cảm thán – phụ chú – gọi đáp.
Câu 7: Câu văn: ”Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”. Được trình bày theo hình thức nào?
A. Đối thoại.
B. Độc thoại.
C. Độc thoại nội tâm.
Câu 8: Đoạn văn: “Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay cho anh nắm cẩn trọng rõ ràng, như người ta cho nhau một cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại nữa, hay nhìn ta như vậy
Được trình bày theo cách nào?

A. Quy nạp.
B. Diễn dịch.
C. Phân tích.
D. tổng hợp.
Câu 9: Trong các câu sau đây, câu nào chứa hàm ý?
A. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!.
B. Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này.
C. Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ.
Phần II: Tự luận (5,5đ).
Phân tích đoạn thơ sau trong bài ”Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải để làm sáng rõ quan niệm sống của nhà thơ:
“…Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”.
B: Đáp án và thang điểm
1 Đáp án:
Phần I: Trắc nghiệm (mỗi câu đúng 0,5đ).
1
2
3
4
5
6
7
8
9
D
C
B
C
A
B
C
B 
A
Phần II: Tự luận (5,5đ).
a. Phần mở bài (0,5đ): Nêu lên vấn đề cần được phân tích.
b. Phần thân bài (4đ):
- Khát vọng hoà nhập với cuộc sống của thiên nhiên, của đất nước (1đ).
- Nguyện cầu được cống hiến cho đất nước, ước nguyện được làm mùa xuân nho nhỏ để dâng hiến cho đất nước.(1đ)
- Khát vọng ước nguyện chân thành, tha thiết, khiêm nhường (1đ).
- Nghệ thuật (1đ): 
+ Giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết.
+ Hình ảnh thơ chọn lọc, biểu cảm.
+ Điệp từ, điệp ngữ và ẩn dự.
(Lưu ý: Mỗi ý khi phân tích cần đưa ra những dẫn chứng, những hình ảnh thơ và những lý lẽ sát thực để làm sáng tỏ vấn đề).
c. Phần kết bài (0,5đ): Khẳng định vấn đề được phân tích
- Hình thức trình bày: Gọn gàng, logic, chặt chẽ (0,5đ).


File đính kèm:

  • docDe thi TN 13.doc