Đề thi tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2003 - 2004 môn thi : ngữ văn - thời gian: 120 phút

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2003 - 2004 môn thi : ngữ văn - thời gian: 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đức Long	 
đề thi tốt nghiệp THCS năm học 2003 - 2004
Môn thi : Ngữ Văn - Thời gian: 120 phút

	I. Phần trắc nghiệm: 
	Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. 
	"Có người hỏi:
	- Sao bảo làng chợ Dầu tình thần lắm cơ mà ?
	- ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy !
	Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
	- Hà, nắng gớm, về nào …
	Ông lão vờ vờ đứng lãng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cử lên ấy vẫn dõi theo…."
	1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào ?
	A - Làng
	B - Lặng lẽ Sa pa
	C - Bến quê
	D - Chiếc lược ngà
	2. Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
	A - Nguyễn Thành Long
	B - Kim Lân
	C - Nguyễn Quang Sáng 
	D - Nguyễn Minh Châu	
	3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ?
	A - Tự sự 
	B - Miêu tả 	
	C -Biểu cảm	
	D - Nghị luận

	4. Dòng nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung của đoạn văn trên ? 
	A - Tâm trạng đau đớn của những người tản cư và ông Hai khi nghe tin Làng chợ Dầu theo Tây.
	B - Cuộc đối thoại của những người tản cư và thái độ kỳ quặc của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.
	C - Thái độ tức giận của những người tản cư và tâm trạng lo sợ của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.
	D - Thái độ lo lắng của những người tản cư khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.
	5. Đoạn văn trên có mấy lượt lời ?
	A - Một lượt	C - Ba lượt
	B - Hai lượt	D - Bốn lượt
	6. Đoạn văn trên sử dụng hình thức nào ?
	A - Đối thoại và độc thoại
	B - Đối thoại
	C - Độc thoại 
	D - Không sử dụng hình thức nào.
	7. Từ nào là từ Hán Việt trong các từ dưới đây:
	A - chèm chẹp	C - vờ vờ 	
	B - Tản cư	D - Xôn xao
	8. Từ nào là từ tượng thanh trong các từ dưới đây:
	A- Đổ đốn 	C- Xôn xao
	B- Vờ vờ 	
	II. Tự luận: 
	Câu 1: Tóm tắt cốt truyện "Lặng lẽ Sa pa" của Nguyễn Thành Long ? Nêu chủ đề của truyện này ?
	Câu 2: Cảm nhận của em về nhân vật Thuý Kiều qua các đoạn trích đã học (SGK Ngữ văn 9 - Tập 1). 
	
Đáp án, biểu điểm:

	Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) 	(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu số
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
A
C
C
A
B
C

	Phần II: Tự luận
	Câu 1: 2 điể m
	- Tóm tắt đúng cốt truyện " Lặng lẽ Sa pa"	(1đ)
	Một anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, sống đơn độc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Công việc của anh là "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu".Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sỹ già, cô kỹ sư trẻ với anh làm nổi bật mẫu người lý tưởng và để lại một cuộc chia tay đầy lưu luyến.
	- Nêu đúng chủ đề của truyện: (1đ) 2 ý, mỗi ý đúng được 0,5 đ
	+ Ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên và cái thế giới những người con như anh.
	+ Gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác vì những mục đích chân chính của con người.
	
Câu 2: 
	Yêu cầu: 
	A - Nội dung: 5,5 đ cần đạt được các ý sau:
	1. Thuý Kiều - Một nhân vật có tài, có sắc, có nhiều phẩm chất tốt đẹp. 
	- Tài, sắc: 	+ Sắc đành đòi một (d/c)	(0,25đ)
	+ Tài đành hoạ hai (d/c)	(0,25đ)
	- Có nhiều phẩm chất tốt đẹp:
	+ Mãnh liệt, thuỷ chung trong tình yêu với Kim Trọng (d/c) 	(0,5đ)
	+ Hiếu thảo với cha mẹ, ân nghĩa với anh em (d/c)	(0,5đ)
	+ Có ý thức giữ gìn phẩm giá, có tâm hồn đa sầu, đa cảm (d/c) 	(0,5đ)
	+ Tình nghĩa với Thúc sinh (d/c)	(0,5đ)
+ Giàu đức hy sinh: Bán mình chuộc cha, hy sinh tình yêu vì chữ hiếu (d/c; 0,5đ)
	+ Nhân hậu, vị tha với Hoạn Thư (d/c)	(0,5đ)
	2. Thương xót Thuý Kiều - Nhân vật phải chịu nhiều nỗi đau khổ, bất hạnh.
	- Đau xót vì nỗi nhà, nỗi mình, ê chề trong thân phận gái thanh lâu (0,5đ)
	- Chua xót khi mất chữ trinh 	(0,5đ)
	- Hãi hùng khi sắp phải chịu đựng kiếp sống ô nhục	(0,5đ)
	- Bị Hoạn Thư đánh ghen, hành hạ, bị trù dập trong cảnh con ở (0,5đ)	B - Hình thức: (0,5đ)
	- Đúng thể loại: Nghị luận (bình luận) văn học
	- Hành văn: Trong sáng; bố cục cân đối đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
	- Chữ viết đúng chính tả.

Tháng 3 năm 2004

File đính kèm:

  • docDe thi TN 7.doc
Đề thi liên quan