Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2008 – 2009 môn địa lý - Khối 12

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2008 – 2009 môn địa lý - Khối 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT THAM KHẢO 
TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT NĂM HỌC 2008 – 2009
 MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 12 
 THỜI GIAN 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm)
Câu 1 (3điểm)
Dựa vào số liệu dưới đây:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM ( oC )
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình tháng I
Nhiệt độ trung bình tháng VII
Nhiệt độ trung bình năm
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Huế
19,7
29,4
25,1
Đà Nẵng
21,3
29,1
25,7
Quy Nhơn
23,0
29,7
28,8
TP Hồ Chí Minh
25,8
27,1
27,1

Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.
Nêu đặc điểm của nguồn lao động nước ta.
Câu 2 (2 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ TRỊ THỰC TẾ
 PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TÊ CỦA NƯỚC TA (đơn vị % )
Khu vực
Năm 2000
Năm 2005
Tổng số
100,0
100,0
Kinh tế nhà nước
34,2
25,1
Kinh tế ngoài nhà nước
24,5
31,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
41,3
43,7

Vẽ biểu dồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta.
Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu gía trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta và giải thích.
Câu 3 ( 3 điểm )
Trình bày việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
 Nêu những khó khăn về kinh tế- xã hội đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên..
II. PHẦN RIÊNG (2 điểm)
 Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
	 Câu IVa. Theo hương trình Chuẩn ( 2điểm )
	Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng: thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng.
	 Câu IVb. Theo chương trình Nâng cao ( 2 điểm )
	Cho bảng số liệu dưới đây:
	CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA NƯỚC TA TẠI THỜI ĐIỂM 01/01 HẰNG NĂM
Loại đất
Năm 1989
Năm 2006
Đất sản xuất nông nghiệp
21,0
28,4
Đất lâm nghiệp
28,2
43,6
Đất chuyên dùng và đất ở
4,9
6,1
Đất chưa sử dụng
45,9
21,9

Nêu nhận xét và và giải thích về sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất ở nước ta.













 SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THAM KHẢO 
TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT NĂM HỌC 2008 – 2009
 MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 12 

ĐÁP ÁN 

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (8 điểm)
Câu 1 ( 3điểm )
Nhận xét và giải thích ( 2 điểm )
Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào nam ( các em tự dẫn chứng về sự thay đổi nhiệt độ trong bảng số liệu ).
Nguyên nhân: Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ dộ nên lượng bức xạ Mặt Trời tăng dần từ Bắc vào Nam. Vào mùa đông ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm dần từ Bắc vào vào Nam, TP Hồ Chí Minh hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình tháng I có sự chênh lệch lớn giữa miên Bắc và miền Nam ( 
Nêu dẫn chứng ).
 Nguyên nhân: vào tháng I, các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, các tỉnh miền Nam ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Góc nhập xạ của ánh sáng Mặt Trời ở miền Bắc nhỏ hơn ở miền Nam.
Nhiệt độ trung bình tháng VII, ít có sự chênh lệch giữa các địa điểm, nhiệt độ cao nhất thuộc các địa điểm ở miền Trung ( nêu dẫn chứng ).
Nguyên nhân: vào tháng VII, khắp cả nước nhận được lượng bức xạ lớn của Mặt Trời nên nhiệt độ ít có sự chênh lệch giiữa các địa điểm. Các tỉnh miền Trung có nhiệt độ cao hơn là do chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam khô nóng.
Biên độ nhiệt năm gảm dần từ Bắc vào Nam ( nêu dẫn chứng )
Nguyên nhân: Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ, nên càng vào Nam sự chênh lệch về độ lớn của góc nhập xạ Mặt Trời trong năm càng giảm; hơn nữa vào mùa đông ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cũng giảm dần theo hướng từ Bắc vào Nam. Chính gió mùa Đông Bắc đã làm cho nhiệt độ tháng I của các địa điểm ở miền Bắc giảm mạnh dẫn tới biên độ nhiệt trong năm lớn.
Đặc điểm của nguồn lao động nước ta ( 1 điểm )
 Nguồn lao động dồi dào. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao độmg.
Người lao đông cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng. Đặc biệt là đội ngủ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều
CâuII ( 2 điểm )
Vẽ biểu đồ ( 1 điểm )
 Vẽ biểu đồ hình tròn, mỗi năm một biểu đồ.
 Yêu cầu:
Vẽ hai vòng tròn có bán kính bằng nhau hoặc năm sau lớn hơn năm trước.
Chia tỷ lệ chính xác, đẹp.
Ghi đủ tên biểu đồ, giá trị phần trăm của mỗi hợp phần, chú giải.
Nhận xét và giải thích ( 1 điểm )
Từ năm 2000- 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi:
+ Tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước giảm 9,1 %.
+ Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 6,7 %.
+ Tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,4 %.
Sở dĩ có sự thay đổi trên là do chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của nước ta.
Câu 3 ( 3 đểm )
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ (2 điểm)
 Hiện nay, Đông Nam Bộ là vùng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của nước ta. Việc phát trển công nghiệp của vùng đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng. Cơ sở năng lượng của vùng đang được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
 + Một số nhà máy thuỷ điện được xây dựng trên hệ thống sông Đồng Nai ( thuỷ điện Trị An, thuỷ điện Thác Mơ, thuỷ điện Cần Đơn ).
 + Các nhà máy tuốc bin khí được xây dựng và mở rộng, gồm Trung tâm điện tuốc bin khí Phú Mỹ, Bà Rịa , Thủ Đức,... trong đó lớn nhất là Trung tâm điện tuốc bin khí Phú Mỹ.
 + Một số nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu chế xuất được xây dựng.
 + Đường dây siêu cao áp 500kV Hoà bình- Phú Lâm ( TP Hồ Chí Minh ) có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng. Các trạm biến áp 500kV, một số mạch 500kV, hàng loạt các công trình trung thế và hạ thế được xây dựng theo quy hoạch.
 Sự phát triển công nghiệp của vùng không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài. Phát triển công nghiệp cần tránh làm ô nhiễm môi trường và tổn hại đến ngành du lịch.
Khó khăn về kinh tế- xã hội đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên (1 điểm )
Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật.
Mức sống của nhân dân còn thấp, tỷ lệ chưa biết đọc, biết còn cao;
Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, gió dục, dịch vụ kĩ thuật;
Công nghiệp trong vùng mới trong giai doạn hình thành, với các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.
II. Phần riêng (2 điểm)
 Câu IVa. 
 	 Thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên:
Tây Nguyên là vùng có trữ năng về thuỷ điện lớn thứ hai sau Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Thế mạnh này đã và dang được phát huy:
+ Trước đây đã xây dựng được các nhà máy thuỷ điện Đa Nhim trên sông Đồng Nai
+ Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX hàng loạt công trình thuỷ điện đã và đang được xây dựng.
+ Công trình thuỷ đện Yaly trên sông Xê Xan đã đi vào sử dụng. Bốn nhà máy điện khác đang được xây dựng trên sông Xê Xan.
+ Trên sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thuỷ điện đang được quy hoạch.
+ Trên sông Đồng Nai, các công trình thuỷ điện Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 đang được xây dựng.
Với xây dựng các công trìng thuỷ điện, các ngành công nghiệp của vùng có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển, các hồ thuỷ điện sẽ đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên vào mùa khô và có thể khai thác để du lịch, nuôi trồng thuỷ sản
 Câu IVb. 
 Nhận xét và giải thích:
Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng do đẩy mạnh khai hoang, cải tạo đất.
Tỷ lệ đất lâm nghiệp có xu hướng tăng do Nhà nước đẩy mạnh việc trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
Tỷ lệ đất chuyên dùng và đất ở có xu hướng tăng do nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá, dân số tăng.
Tỷ lệ đất chưa sử dụng có xu hướng giảm nhanh, chủ yếu do việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất lâm nghiệp./.

File đính kèm:

  • docDe thi Dia nop So.doc