Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2008 – 2009 môn sinh - Khối 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2008 – 2009 môn sinh - Khối 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT THAM KHẢO TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN SINH - KHỐI 12 Thời gian 60 phút (không kể thời gian phát đề) I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (từ câu 1 đến câu 32). Câu 01. Gen không phân mảnh có ? A/vùng mã hoá liên tục. B/đoạn intrôn. C/ vùng không mã hoá liên tục. D/ cả exôn và intrôn. Câu 02. Mã di truyền có tính thoái hoá vì: A/có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một Axitamin. B/có nhiều Axitamin được mã hoá bởi một bộ ba. C/ có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều Axitamin. D/ một bộ ba mã hoá một Axitamin. Câu 03 : Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là: A/một ba zơ bé bù với một ba zơ lớn. B/nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn. C/sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit. D/bán bảo tồn. Câu 04. Một Nuclêôxôm gồm? A/một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. B/phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. C/phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. D/8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. Câu 05. Một đoạn mã hoá gen của sinh vật nhân thực có chiều dài 0,408 micromét . Đoạn exon có chiều dài bằng 4/5 chiều dài của gen . Số Ri bo nu của mARN trưởng thành tham gia giải mã là : A/ 960 ribo nu. B/1200 ribo nu. C/860 ribo nu. D/240 ribo nu. Câu 6. Gen có hiệu số giữa loại nuclêotit Ađênin với loại Xitozin bằng 12,5% So với tổng số nuclêotit. Tỉ lệ phần trăm mỗi loại nu của gen là : A/ A = T = 31,25 %, G = X = 18,75%. B/ A = T = 32,5 %, G = X = 20%. C/ A = T = 37,5 %, G = X = 12,5% . D/ A = T = 87,5 %, G = X = 12,5%. Câu 7. Một gen có chiều dài 0, 51 micromét . Trong gen có A = 900 nu, gen nhân đôi 2 lần số nuclêotit môi trường cung cấp cho mỗi loại là: A/ A = T = 2700 nu , G = X = 1800 nu. B/ A = T = 1800 nu , G = X = 2700 nu. C/ A = T = 3600 nu , G = X = 2400 nu. D/ A = T = 1800 nu , G = X = 1200 nu . Câu 08. Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là: A/sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng. B/sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể. C/các gen nằm trên các nhiễm sắc thể. D/do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo. Câu 09. Khi đem lai 2 giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, ở thế hệ F2, Men đen đã thu được tỉ lệ phân tính về kiểu hình là: A/ 9 :3 :3 :1 B/ 3 : 3 : 3 : 3 C/ 1 : 1 : 1 : 1. D/ 3 : 3 : 1 : 1. Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết? A/Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. B/Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. C/Làm hạn chế các biến dị tổ hợp. D/Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới. Câu 11. Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ A/ bà nội. B/ bố. C/ ông nội D/ mẹ. Câu 12. Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F1 là: A/ 2n . B/ 3n . C/ 4n . D/ ()n. Câu 13. .Khi cho giao phấn 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng với nhau, F1 được toàn đậu đỏ thẫm, F2 thu được 9/16 đỏ thẫm: 7/16 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen kiểu? A/ át chế. B/ át chế hoặc bổ trợ. C/bổ trợ . D/ cộng gộp. Câu 14.Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen . Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1: A/ 3 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B/ 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. C/ 1cây cao, quả trắng: 3 cây thấp, quả đỏ. D/ 1cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ:1 cây thấp, quả đỏ. Câu 15. .Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ dị hợp tử giao phấn với cây thấp, quả trắng . Gen A và gen B cách nhau 40 cM, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là A/ 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20%cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ. B/ 40% cây cao, quả đỏ: 40% cây thấp, quả trắng: 10%cây cao, quả trắng: 10% cây thấp, quả đỏ. C/ 10% cây cao, quả đỏ: 10% cây thấp, quả trắng: 40%cây cao, quả trắng: 40% cây thấp, quả đỏ. D/ 20% cây cao, quả đỏ: 20% cây thấp, quả trắng: 30%cây cao, quả trắng: 30% cây thấp, quả đỏ. Câu 16. Một loài thực vật, ở thế hệ P có tỉ lệ Aa là 100%, khi bị tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ F2 tỉ lệ Aa sẽ là A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 12,5%. Câu 17. Cho PA = 0,6, q a = 0,4 quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng ? A/ 0,16AA : 0,48Aa : 0,36 aa. B/ 0,36AA : 0,48Aa : 0,16 aa . C/ 0,25AA : 0,50Aa : 0,25 aa . D/ 0,64AA : 0,32Aa : 0,04 aa. Câu18 . Trong quần thể ưu thế lai chỉ cao nhất ở f1 và giảm dần ở các thế hệ sau vì ? A/ Tỉ lệ dị hợp giảm , tỉ lệ đồng hợp tăng. B/Tỉ lệ đồng hợp giảm ,Tỉ lệ dị hợp tăng. C/ Tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp giảm nhanh. D/ Tần số đột biến tăng. Câu 19 . Dạng đột biến dưới đây là rất qúy trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, Phẩm chất tốt hoặc không hạt ? A/ Đột biến gen. B/ Đột biến lệch bội. C/ Đột biến đa bội. D/ Đột biến chuyển đoạn gen Câu 20. enzim nối ligaza dùng trong kĩ thuật chuyển gen có tác dụng gì ? A/ Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. B/ Cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định. C/ Mở vòng Plasmit và cắt phân tử ADN tại những điểm xác định. D/ Nối đoạn gen cho vào plasmit. Câu 21.Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn m nằm trên nhiếm sắc thể giới tính X ( Xm) gây nên. Một gia đình, cả bố và mẹ đều nhìn màu bình thường sinh ra một người con mắc mù màu. Kiểu gen của người con này là A/ 0Xm. B/ XmXm. C/ XMXm D/ XmY. Câu 22. Cơ quan tương đồng là những cơ quan: A/có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B/cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có chức năng khác nhau. C/cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D/ có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 23.Theo La Mác nguyên nhân tiến hoá là do? A/ chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi. B/ ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi. C/ ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. D/ ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên Câu 24. Theo Đác Uyn loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian. A/ không có loài nào bị đào thải. B/ dưới tác dụng của môi trường sống. C/ dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung. D/ dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá. Câu 25. Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì? A/các đột biến gen thường ở trạng thái lặn. B/ so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sinh sản của cơ thể. C/ tần số xuất hiện lớn. D/ là những đột biến lớn, dễ tạo ra các loài mới. Câu 26.Hình thành loài bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở A/ thực vật và động vật ít di động xa. B/ động vật bậc cao và vi sinh vật. C/ vi sinh vật và thực vật. D/ thực vật và động vật bậc cao. Câu 27. Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người: A/ có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí. B/ đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định. C/ có hệ thần kinh rất phát triển. D/ có hoạt động tư duy trừu tượng. Câu 28. Sự Phân bố của một loài sinh vật thay đổi ? A/ Thay đổi theo cấu trúc tuổi quần thể . B/Do hoạt động con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên. C/ Theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể. D/Theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Câu 29. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết . A/Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã. B/ Mức độ xử dụng thức ăn của sinh vật tiêu thụ. C/ Mức độ phân giải hữu cơ của các vi sinh vật. D/ Con đường trao đổi vật chất trong quần xã. Câu 30. Quần xã sinh vật có đặc trưng cơ bản về : A/Khu vực phân bố của quần xã. B/ Số lượng các loài và số cá thể mỗi loài. C/ Mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã . D/ Mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã. Câu 31. Quan hệ gần gũi giữa 2 loài , trong đó cả 2 loài đều có lợi nhưng có 1 loài có lợi nhiều hơn so với loài kia , đó là quan hệ nào dưới đây ? A/ Kí sinh. B/ Hội sinh. C/ Ức chế - cảm nhiểm. D/ hợp tác. Câu 32.Chu trình cacbon trong sinh quyển A/ liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái. B/gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái. C/là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái. D/là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái. II/ PHẦN RIÊNG: 1/ Theo chương trình nâng cao. Câu 33.Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao có kiểu gen AAa giao phấn với cây có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là: A/ 35 cao: 1 thấp. B/ 33 cao: 3 thấp. C/ 27 cao: 9 thấp. D/ 11 cao: 1 thấp. Câu 34.Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một cá thể của loài trong tế bào có 13 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể. A/ Dị bội. B/ Tam nhiễm. C/ Một nhiễm. D/ Thể không nhiễm. Câu 35. Giả thuyết siêu trội trong ưu thế lai là gì ? A/ Cơ thể dị hợp tốt hơn cơ thể thể đồng hợp do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng một locut trên 2 NST của cặp tương đồng. B/ Các a len trội thường có tác động có lợi nhiều hơncác alen lặn , tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai. C/ Trong cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại ,không cho các alen này biểu hiện. D/ Cơ thể lai nhận được các đặc tính tốt cả bố và mẹ nên tốt hơn bố mẹ. Câu 36.Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là? A/ Phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau. B/ Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C/ quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D/ quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể. Câu 37.Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi khuẩn phân rã xelulôzơ thuộc quan hệ: A/ hợp tác. B/cạnh tranh. C/cộng sinh. D/hội sinh. Câu 38.Nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật để hình thành loài bằng con đường địa lý là: A/ Môi trường sống khác xa nhau đã gây ra những biến đổi khác nhau. B/ Những điều kiện cách ly địa lý. C/ Nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi. D/ Du nhập gen từ những quần thể khác. Câu 39.Các cây tràm ở rừng U minh là loài: A/ ưu thế. B/đặc trưng. C/đặc biệt. D/ có số lượng nhiều Câu 40. Hệ sinh thái kém bền vững nhất khi A/ Sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất. B/ Sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. C/ Nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất. D/ Nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít. 2/ Theo chương trình Chuẩn. Câu 33 .Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn quả vàng. Cho cây có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là : A/ 11 đỏ: 1 vàng. B/ 33 đỏ: 3 vàng. C/ 27 đỏ : 9 vàng. D/ 3 đỏ : 1 vàng. Câu 34.Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một các thể của loài trong tế bào có 48 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể: A/ Tứ bội. B/ Bốn nhiễm. C/Dị bội. D/ Đa bội lệch. Câu 35 .Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong phép lai A/ Khác dòng. B/ Khác thứ. C/ Khác loài. D/Thuận nghịch. Câu 36.Theo quan niệm hiện đại thực chất của quá trình chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá : A/khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài. B/Giữa các cá thể trong loài. C/Giữa các cá thể trong quần xã. D/Khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong loài. Câu 37. Tỉ lệ giữa diện tích và bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể . A/ Tăng hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn B/ Giảm hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn C/Giảm nếu cơ thể động vật kéo dài ra D/ Giảm nếu cơ thể động vật phân chia thành nhiều phần Câu 38.Quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì A/ Các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau. B/ Rất dễ xảy ra hiện tượng du nhập gen. C/ Giữa các đảo có sự cách li địa lý tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn. D/ Chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 39.Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do: A/Số lượng cá thể nhiều. B/ Sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C/Có khả năng tiêu diệt các loài khác. D/Số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. Câu 40. Hệ sinh thái bền vững nhất khi A/ Sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất. B/ Sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. C/ Nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất. D/ Nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít . Đáp án : I/ Phần chung: 1A 2A 3B 4D 5A 6C 7A 8B 9A 10C 11D 12A 13C 14A 15A 16A 17B 18A 19C 20D 21D 22B 23B 24C 25B 26A 27A 28C 29D 30B 31D 32C II/ Phần riêng: 1. Nâng cao : 33 D 34 C 35A 36B 37C 38C 39B 40C 1. Chuẩn : 33 A 34A 35A 36D 37B 38C 39D 40 A
File đính kèm:
- De thi Sinh nop So.doc