Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2009 môn thi: Ngữ văn – Giáo dục thường xuyên
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2009 môn thi: Ngữ văn – Giáo dục thường xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2009 Môn thi: NGỮ VĂN – Giáo dục thường xuyên Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (2,0 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Ơ-nít Hê-minh-uê. Câu 2 (3,0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống con người. Câu 3 (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng. Ai về ai có nhớ không? Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà... (Ngữ văn 12, Tập một, tr.112, NXB Giáo dục – 2008) – Hết – Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ............................................................ Số báo danh:............................................................................... Chữ ký của giám thị 1: ............................................... Chữ ký của giám thị 2: .................................................. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2009 Môn thi: NGỮ VĂN - Giáo dục thường xuyên HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang) I. Hướng dẫn chung – Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. – Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. – Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có), phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. – Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; 0,75 làm tròn thành 1,0). II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Ơ-nít Hê-minh-uê. 2,00 a. Cuộc đời: – Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. 0,50 – Hê-minh-uê vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Ông được tặng giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954. 0,50 b. Sự nghiệp – Dù viết về đề tài nào, sáng tác của Hê-minh-uê đều nhằm ý đồ "viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người". 0,50 – Các tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả,... 0,50 Câu 1 Lưu ý: Thí sinh có thể nêu theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới cho điểm tối đa. Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống con người. 3,00 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Câu 2 b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải thiết thực, hợp lí, thuyết phục; cần làm rõ các ý chính sau: 1 2 – Nêu vấn đề cần nghị luận. 0,25 – Môi trường tự nhiên gồm nhiều yếu tố như nước, không khí, đất,... 0,50 – Môi trường tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. 1,00 – Hiện nay, môi trường đã và đang bị phá huỷ, ô nhiễm ở nhiều nơi, tác động xấu đến đời sống cộng đồng; có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nhận thức và hành động sai trái của con người. 0,75 – Mỗi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Nhớ khi giặc đến giặc lùng ......................................... Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà... 5,00 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc (chủ yếu phần trích trong sách Ngữ văn 12, Tập một), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ với các ý chính sau: – Nêu vấn đề cần nghị luận. 0,50 – Nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến: + Về thiên nhiên và con người Việt Bắc. 1,50 + Về những địa danh của Việt Bắc gắn liền với chiến công vang dội của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp. 1,00 – Niềm tự hào của tác giả về Việt Bắc anh dũng, kiên cường. 0,50 – Thể thơ lục bát, âm điệu tha thiết, sâu lắng. Hình ảnh, từ ngữ chọn lọc, các phép tu từ: nhân hoá, liệt kê, điệp từ,... 1,00 – Đánh giá chung về đoạn thơ. 0,50 Câu 3 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Hết -
File đính kèm:
- De_HD_cham_Van_TN_GDTX_09.pdf