Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông trường trung học phổ thông Lưu Văn Liệt môn: ngữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông trường trung học phổ thông Lưu Văn Liệt môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long ĐỀ THI TN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TRƯỜNG THPT LƯU VĂN LIỆT MÔN: NGỮ VĂN 
 Thời gian: 150 phút (không kể phát đề)

I. PHẦN CHUNG: Cho tất cả học sinh (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu hoàn cảnh ra đời và giá trị của Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh 
Câu 2(3 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: 
“Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”. 

II. PHẦN RIÊNG: Học sinh chỉ chọn một trong hai câu sau đây để làm bài (5 điểm)

Câu 3a (5 điểm): Cảm nhận đoạn thơ sau đây trích trong Việt Bắc của Tố Hữu
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Ngữ văn 12 tập 1, NXB giáo dục, 2008 trang 111) 
Câu 3b(5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành mang đậm màu sắc sử thi. Dựa vào những hiểu biết của mình về tác phẩm, anh / chị hãy làm rõ ý kiến trên. 

---Hết---

(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

























Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long THI TỐT NGHIỆP THPT 
TRƯỜNG THPT LƯU VĂN LIỆT 

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 12 

CÂU
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(2 đ)
1
Hoàn cảnh ra đời:
- Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 26/8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về Hà Nội.
- Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.
1.0

2
Giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập: 
- Giá trị lịch sử: Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc.
- Giá trị tư tưởng: Là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do.
- Giá trị nghệ thuật: Là áng văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn.
1.0
Câu 2
(3 đ)
Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 400 từ)


a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý; 
- Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau:

1
Nêu vấn đề cần nghị luận 
0.25

2
Giải quyết vấn đề


- Thế nào là tình bạn? (Tình bạn là sự gắn kết giữa người với người. Họ biết hy sinh cho nhau, giúp đỡ nhau hoàn thiện nhân cách,…)
- Ý nghĩa câu nói: Lúc ta bị xa lánh, bị bỏ rơi, người còn đến cùng ta, người vẫn ở lại bên ta chính là người bạn tốt nhất.
0.5


- Con người cần có bạn mọi lúc, mọi nơi để chia sẻ niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời hoặc sớt chia những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.
- Lúc con người cô độc, lẻ loi, suy sụp về tinh thần do những thất bại trong cuộc sống, con người rất dễ buông xuôi và tuyệt vọng. Khi ấy, tình cảm yêu thương chân thành, thuỷ chung của bạn sẽ là điểm tựa vững chắc, là nguồn sức mạnh giúp ta củng cố niềm tin và hy vọng để đứng lên.
→ Có được một người bạn không bỏ ta đi trong những thời khắc nghiệt ngã của cuộc đời là điều may mắn nhất, là hạnh phúc lớn lao của mỗi con người.
- Bên cạnh những tình bạn chân chính vẫn còn những tình bạn hời hợt, không chân thành: “nhắm mắt làm ngơ” trước lỗi lầm của ta hay đồng tình với ta trong mọi việc làm, mọi suy nghĩ.
1.75

3
- Tình bạn chân thành, trong sáng là điểm tựa đồng thời cũng là sức mạnh nâng đỡ tinh thần mỗi người trên hành trình của cuộc sống.
0.5


Lưu ý: 
- Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của HS đạt cả 2 yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.
- Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng, cách trình bày riêng mà hợp lý vẫn được chấp nhận. Giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm và kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh để cân nhắc cho điểm.
Câu 3a
(5 đ)
Viết bài văn nghị luận văn học


a. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ; 
- Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.



b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, biết phát hiện và phân tích những đặc sắc về nghệ thuật (dùng từ ngữ, hình ảnh,…) để làm nổi bật giá trị của đoạn thơ. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau:


1
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 
0.5

2
Cảm nhận bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc



- Vẻ đẹp của bức tranh Việt Bắc qua thơ Tố Hữu là vẻ đẹp của sự hài hoà, gắn bó giữa thiên nhiên và con người. Đoạn thơ có sự sắp xếp xen kẽ một câu tả cảnh, một câu tả người.
- Cảnh Việt Bắc bắt đầu bằng mùa đông không tàn lụi, lạnh lẽo mà sống động, ấm nồng; Cảnh mùa xuân với màu trắng tinh khiết của hoa mơ; Mùa hè với tiếng ve kêu và rừng phách đổ vàng; Khép lại bức tranh là cảnh mùa thu với đêm trăng trữ tình bình yên và huyền ảo,…
→ Bút pháp thi trung hữu hoạ, bức tranh tứ bình đặc sắc, thật đáng yêu.
2.5


- Con người: dao gài thắt lưng, hái măng, đan nón chuốt từng sợi giang…: cần cù yêu lao động, siêng năng, khéo léo, thuỷ chung…
→ Cảnh gắn bó với người cảnh bớt hoang vu, người gắn với cảnh người càng đẹp hơn về phẩm chất.
1.5

3
- Bằng thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào, sâu lắng; cách miêu tả thiên nhiên gắn bó với con người trong cấu trúc cân đối về hình ảnh, màu sắc,… tác giả đã khắc hoạ đậm nét cảm xúc nhớ thương của người cán bộ dành cho con người và thiên nhiên Việt Bắc.
0.5


Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của học sinh đạt cả hai yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.

Câu 3b
(5 đ)

a. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi; 
- Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.



b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau:


1
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 
0.5

2
Tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. 


a. Thế nào là tác phẩm mang màu sắc sử thi?
- Chủ đề: những sự kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao của dân tộc, của cộng đồng.
- Nhân vật trong tác phẩm có những nét tiêu biểu đại diện cho cộng đồng, thống nhất với số phận của cộng đồng.
- Giọng điệu tác phẩm trang trọng, hùng tráng, giàu chất anh hùng ca, có sức ngân vang. 
0.75


b. Màu sắc sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu.
* Chủ đề tác phẩm:
- Thông qua câu chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng xô man, tác phẩm tái hiện một thời kỳ lịch sử của phong trào cách mạng miền Nam từ những năm đen tối cho đến lúc đồng khởi.
- Thông qua câu nói của cụ Mết: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo, Nguyễn Trung Thành muốn nêu ra chân lý chung của phong trào cách mạng: con đường duy nhất để giải phóng là cầm vũ khí đứng lên tiêu diệt kẻ thù.
* Nhân vật: 
- Hình tượng cây xà nu: tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất của dân làng xô man.
- Cụ Mết: là pho sử sống của làng; là gạch nối giữa Đảng và đồng bào dân tộc; là người tổ chức, điều hành, cổ động và dẫn dắt phong trào cách mạng.
- Tnú: cuộc đời đầy đau thương mà quật cường, anh dũng, một lòng kiên trung với cách mạng là điển hình cho cuộc đời và phẩm chất của con người Tây Nguyên, của nhân dân miền Nam trong những năm đánh Mỹ. (phân tích cuộc đời và phẩm chất của Tnú để làm rõ).
- Dít, bé Heng: Đại diện cho thế hệ cách mạng lớn lên nhanh chóng tiếp nối cha anh.
* Giọng kể và ngôn ngữ: Câu chuyện lịch sử trọng đại được cụ Mết kể với giọng trang trọng, gợi liên tưởng đến lối kể khan trong các dân tộc Tây Nguyên.
3.25

3
- Câu chuyện trong Rừng xà nu là chuyện về một đời, một miền quê, nhưng lại có ý nghĩa khái quát thành chuyện của một thời, một nước.
- Nhờ màu sắc sử thi của tác phẩm mà người đọc bao thế hệ vẫn hiểu được quá khứ hào hùng của cha ông trong những ngày đánh Mỹ.
0.5


Lưu ý: 
- Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của HS đạt cả 2 yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.
- Học sinh biết lựa chọn dẫn chứng phù hợp và biết phân tích dẫn chứng để làm rõ yêu cầu đề. 




File đính kèm:

  • docĐề (HD Chấm) thi thử TN THPT - Văn.doc