Đề thi trắc nghiệm học kì 2 Hóa 9

doc6 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm học kì 2 Hóa 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: 
Nhóm –OH trong phân tử rượu etylic có tính chất hóa học đặc trưng là
A. tác dụng được với natri, kali giải phóng khí hiđro.
B. tác dụng được với magie, natri giải phóng khí hiđro.
C. tác dụng được với kali, kẽm giải phóng khí hiđro.
D. tác dụng được với kim loại giải phóng khí hiđro.
Câu 2: 
Các thuốc thử cần dùng để phân biệt các dung dịch gồm Na2CO3, C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5 là:
A. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl.	B. Quỳ tím và dung dịch HCl.
C. Quỳ tím và Mg.	D. Mg và Na.
Câu 3: 
Cho 27,3 (g) benzen tác dụng với brom lỏng có xúc bột sắt, hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng brombenzen thu được là:
A. 28,35 (g)	B. 43,96 (g)	C. 68,6875 (g)	D. 54,95 (g)
Câu 4: 
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
C2H4 + H2O → X.
X + O2 → Y + H2O
X + Y → Z  + H2O
Z + T → CH3COONa + A
X, Y, Z, T lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5, Na2CO3.
B. C2H5OH, CH3COOH, CH3COOCH3, Na2CO3.
C. C2H5OH, CH3COOH, CH3COOCH3, NaOH.
D. C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5, NaOH.
Câu 5: 
Thành phần chính của khí thiên nhiên là
A. khí axetilen.	B. khí metan.	C. khí metan, khí etilen và khí axetilen.	D. khí etilen.
Câu 6: 
Rượu etylic cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là :
A. ngọn lửa màu xanh, không tỏa nhiệt.	B. ngọn lửa màu vàng, tỏa nhiều nhiệt.
C. ngọn lửa màu đỏ, tỏa nhiều nhiệt.	D. ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.
Câu 7: 
Để phân biệt ba dung dịch gồm C2H5OH, CH3COOH, C6H12O6, cần dùng các thuốc thử là:
A. Quỳ tím và kim loại Na.	B. Na2CO3 và kim loại Na.
C. Na2CO3 và bạc nitrat trong dung dịch NH3.	D. Quỳ tím và dung dịch NaOH.
Câu 8: 
Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất là:
A. KOH; Na; CH3COOH; O2.	B. Na; K; CH3COOH; O2.
C. C2H4; Na; CH3COOH; O2.	D. Ca(OH)2; K; CH3COOH; O2.
Câu 9: 
Cho 11,2 lít khí etilen ( đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric ( H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là:
A. 50%.	B. 55%.	C. 45%.	D. 40%.
Câu 10: 
Hỗn hợp khí A gồm CH4 và C2H4. Dẫn hỗn hợp A qua bình đựng dung dịch brom dư, sau phản ứng khối lượng bình brom tăng 9,8 (g). Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí A cần dùng 34,72 lít khí oxi (các khí đo ở đktc). Thành phần phần trăm về thể tích của CH4 và C2H4 trong hỗn hợp A lần lượt là:
A. 41,67% và 58,33%	B. 58,33% và 41,67%
C. 33,33% và 66,67%.	D. 50% và 50%
Câu 11: 
Cho 5,75(g) Na vào 10 ml rượu etylic 92o (khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml). Thể tích khí hiđro thu được (đktc) là:
A. 1,792 lít.	B. 2,24 lít.	C. 2,8 lít.	D. 2,2848 lít.
Câu 12: Dãy các hợp chất thuộc loại hiđrocacbon là:
A. C2H6, C3H8, CCl4, C2H4.	B. C5H12, CH3Cl, C3H8, C3H6.
C. CH4, C3H8, NH3, C4H10.	D. C2H2, C2H6, C4H10, C5H12.
Câu 13: 
Hiđrocacbon A có công thức dạng CnH2n+2 ở thể khí có thể tích 224 ml (đktc) đem đốt cháy hoàn toàn, sản phẩm phản ứng đem hòa tan trong 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thu được 1 (g) kết tủa. A có công thức phân tử là:
A. CH4.	B. C2H6.	C. C3H8.	D. CH4 hoặc C3H8.
Câu 14: 
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí A gồm CH4 và C2H2 cần dùng 33,6 lít khí oxi (ở ĐKTC), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 112,5 (g) kết tủa. Thành phần % về thể tích của CH4 và C2H2 trong hỗn hợp A lần lượt là:
A. 20% và 80%	B. 60% và 40%	C. 40% và 60%	D. 33,33% và 66,67%
Câu 15: 
Đốt cháy hoàn toàn 112ml (đktc) một hiđrocacbon khí A  rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 chứa H2SO4 đặc, bình 2 chứa dung dịch KOH dư. Người ta thấy khối lượng bình 1 tăng 0,18 (g), khối lượng bình 2 tăng 0,44 (g). A có công thức phân tử là:
A. CH4.	B. C2H2.	C. C2H6.	D. C2H4.
Câu 16: 
Rượu etylic có khả năng hòa tan trong nước hơn metan, etilen là do:
A. trong phân tử rượu etylic có 2 nguyên tử cacbon và 6 nguyên tử hiđro.
B. trong phân tử rượu etylic có 6 nguyên tử hiđro.
C. trong phân tử rượu etylic có 2 nguyên tử cacbon.
D. trong phân tử rượu etylic có nhóm – OH.
Câu 17: 
Không dùng thuốc thử sau đây để phân biệt rượu etylic với axit axetic:
A. Quỳ tím.	B. Kim loại magie.	C. Kim loại natri.	D. Muối cacbonat kim loại.
Câu 18: 
Cho 60(g) dung dịch CH3COOH 15% vào 9,2(g) rượu etylic có H2SO4 đặc làm xúc tác và đun nóng. Thu được 7,92(g) etylaxetat. Hiệu suất phản ứng trên là:
A. 55%	B. 50%	C. 60%	D. 70%
Câu 19: 
Muốn điều chế 100 ml rượu etylic 650 ta dùng:
A. 100 ml nước hòa với có 65 ml rượu nguyên chất.
B. 65 ml rượu etylic nguyên chất hòa với 35 ml nước.
C. 35 ml rượu nguyên chất với 65 ml nước.
D. 100 ml rượu etylic nguyên chất có 65 ml nước.
Câu 20: Để phân biệt ba lọ đựng ba khí gồm CO2, H2 và CH4 có thể dùng các thuốc thử là:
A. Dung dịch NaOH và bột CuO nung nóng.	B. Dung dịch NaOH và khí clo.
C. Dung dịch Ca(OH)2 và bột CuO nung nóng.	D. Dung dịch Ca(OH)2 và khí clo.
Câu 21: 
Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp gồm: C2H4, C3H6, C4H8 trong không khí thu được 6,72 lít khí CO2 (ở ĐKTC). Giá trị của m là:
A. 4,8 (g)	B. 4,2 (g)	C. 3,6 (g)	D. 5,4 (g)
Câu 22: 
Cho rượu etylic nguyên chất tác dụng với kali. Số phản ứng hóa học xảy ra là:
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
Câu 23: 
Rượu etylic trong phân tử gồm
A. nhóm etyl ( C2H5) liên kết với nhóm – OH.	B. nhóm hyđrocacbon liên kết với nhóm – OH.
C. nhóm metyl ( CH3) liên kết với oxi.	D. nhóm metyl (CH3) liên kết với nhóm – OH.
Câu 24: 
Cho rượu etylic 900 tác dụng với natri. Số phản ứng hóa học có thể xảy ra là :
A. 3.	B. 2.	C. 1.	D. 4.
Câu 25: 
Để phân biệt ba bình đựng ba khí CH4, N2, H2 có thể tiến hành như sau:
A. Cho từng khí đi qua H2SO4 đặc, vào dung dịch nước vôi trong.
B. Thực hiện phản ứng cháy từng khí; làm lạnh rồi dẫn sản phẩm vào dung dịch nước vôi trong.
C. Thực hiện phản ứng cháy từng khí; làm lạnh rồi cho sản phẩm vào H2SO4 đặc
D. Cho từng khí tác dụng với Cl2 (có ánh sáng); thử sản phẩm bằng giấy quỳ.
Câu 26: Etilen không có tính chất nào sau đây ?
A. Phản ứng thế với clo (có ánh sáng).	B. Phản ứng cộng với dung dịch brom.
C. Phản ứng trùng hợp.	D. Phản ứng cháy trong oxi.
Câu 27: 
Trên nhãn của một chai rượu ghi 180 có nghĩa là:
A. trong 100 ml rượu có 18 ml rượu etylic nguyên chất và 82 ml nước.
B. trong 100 ml rượu có 18 ml nước và 82 ml rượu etylic nguyên chất.
C. nhiệt độ sôi của rượu etylic là 180C.
D. nhiệt độ đông đặc của rượu etylic là 180C.
Câu 28: 
Đốt cháy dẫn xuất của hidrocacbon X, chứa 1 nguyên tử oxi theo sơ đồ sau: 
 X + 3O2 à 2CO2 + 3H2O
 X là:
A. C2H4O.	B. C2H6O.	C. C3H8O.	D. C3H6O.
Câu 29: 
Cho 60(g) dung dịch axit axetic tác dụng vừa đủ với 8,4(g) magie cacbonat. Nồng độ % của dung dịch axit đã dùng là:
A. 20%	B. 14%	C. 40%	D. 10%
Câu 30: 
Rượu etylic tác dụng được với natri vì:
A. trong phân tử có nguyên tử cacbon, hiđro và nguyên tử oxi.
B. trong phân tử có nhóm – OH.
C. trong phân tử có nguyên tử oxi.
D. trong phân tử có nguyên tử hiđro và nguyên tử oxi.
Câu 31: 
Biết tỉ khối hơi của X so với khí metan là 2,875. Công thức phân tử của X là:
A. C3H8O.	B. C2H4O2.	C. C2H6O.	D. CH4O.
Câu 32: 
Trong giấm ăn nồng độ % của axit axetic thường chiếm:
A. dưới 2%	B. từ 7-10%	C. từ 2-5%	D. từ 5-7%
Câu 33: 
Cho 6,9 gam natri vào 15 ml rượu etylic 92o. Thể tích (đktc)khí hiđro thu được là:
A. 3,36 lít.	B. 4,48 lít.	C. 4,1104 lít.	D. 3,4384 lít.
Câu 34: 
Khí C2H4 có lẫn khí CO2 và hơi nước. Để thu được khí C2H4 tinh khiết có thể cho hỗn khí trên đi qua
A. dung dịch NaOH dư sau đó qua H2SO4 đặc.	B. dung dịch NaOH dư.
C. dung dịch brom dư.	D. H2SO4 đặc sau đó qua dung dịch NaOH dư.
Câu 35: 
Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng với natri dư. Thể tích khí H2 thoát ra ( đktc) là:
A. 5,6 lít.	B. 2,8 lít.	C. 11,2 lít.	D. 8,4 lít.
Câu 36: 
 Để phân biệt hai chất lỏng không màu là benzen và rượu etylic ta dùng
A. sắt.	B. đồng	C. kẽm.	D. natri.
Câu 37: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: A BC ; A, B, C lần lượt là:
A. C2H4, C2H6, C2H4Cl2.	B. C2H2, C2H6, C2H6Cl2.
C. C2H6, C2H4, C2H4Cl2.	D. C2H4, C2H6, C2H5Cl.
Câu 38: Cho một mẫu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic. Hiện tượng quan sát được là:
A. có bọt khí màu nâu thoát ra.	B. mẫu natri tan dần không có bọt khí thoát ra.
C. mẫu natri nằm dưới bề mặt chất lỏng và không tan.D. có bọt khí không màu thoát ra và natri tan dần.
Câu 39: Rượu etylic không có tính chất nào sau đây?
A. Tác dụng với axit axetic có xúc tác thích hợp.	B. Tác dụng với canxi cacbonat.
C. Phản ứng cháy với oxi.	D. Tác dụng với kim loại natri.
Câu 40: Axit axetic tác dụng được với dãy các chất là (coi như có đủ xúc tác thích hợp) :
A. MgCO3, Ca(OH)2, Cu, CaCO3.	B. Mg, KOH, CaCO3, C2H5OH.
C. C2H5OH, Na, NaCl, NaOH.	D. Mg, CuO, Na2SO4, C2H5OH.
Câu 41: 
Hợp chất Y là chất lỏng không màu, có nhóm – OH trong phân tử, tác dụng với kali nhưng không tác dụng với kẽm. Y là:
A. NaOH.	B. Ca(OH)2.	C. C2H5OH.	D. CH3COOH.
Câu 42: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Hỗn hợp gồm 2 thể tích metan và một thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.
B. Sản phẩm cháy của khí metan làm vẩn đục nước vôi trong.
C. Metan cháy sinh ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
D. Phản ứng cháy của khí metan tỏa nhiều nhiệt.
Câu 43: Benzen không có tính chất nào sau đây ?
A. Cháy trong không khí sinh ra muội than.	B. Phản ứng với brom lỏng có xúc tác.
C. Phản ứng với natri.	D. Hòa tan được rượu etylic.
Câu 44: 
Trong một bình kín có chứa 10 lít metan và 12 lít khí oxi, đốt hỗn hợp khí trên. Thể tích khí cacbonnic thu được là: (các khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất)
A. 10 lít	B. 5 lít	C. 12 lít	D. 6 lít
Câu 45: 
Công thức cấu tạo của rượu etylic là
A. CH3 – O – CH3.	B. CH2 – CH3 – OH.	C. CH3 – CH2 – OH.	D. CH2 – CH2 – OH2.
-----------------------------------------------
Câu 46
Cho các chất sau: C4H10, CH4O, NaHCO3, NaOC2H5, HNO3, CaCO3, C6H6, CH3Br, C2H6O. Dãy các chất nào sau đây là chất hữu cơ?
A. CH3NO2; NaHCO3; CaCO3; HNO3; C2H6O; C4H10.
B. NaOC2H5; NaHCO3; C4H10; C6H6; CH3Br; C2H6O.
C. NaOC2H5; C4H10; C6H6; CH3Br; C2H6O, CH4O.
D. NaOC2H5; NaHCO3; CH3Br; C2H6O; C4H10; C6H6.
Câu 47 Phản ứng đặc trưng của metan là
A. Phản ứng cộng với nước brom.                             B. Phản ứng thế với Cl2 (điều kiện ánh sáng).
C. Phản ứng cộng với Cl2 (điều kiện ánh sáng).         D. Phản ứng cộng với H2.
Câu 48: Để  phân biệt hai khí CO2 và CH4 bằng phương pháp hóa học có thể dùng cách
A. Đốt cháy hai khí trong oxi.                                                B. Sục hai khí vào nước.
C. Sục hai khí vào dung dịch nước brom.                  D. Sục hai khí vào nước vôi trong.
Câu 49: Ở điều kiện tiêu chuẩn 2 lít hiđrocacbon X có khối lượng bằng 1 lít oxi. X có công thức phân tử nào sau đây
A. CH4.                    B. C2H4.	C. C2H6.                   D. C4H10.
Câu 50: Dãy các chất sau đây đều ở trạng thái khí và làm mất mầu dung dịch brom:
A. CH4; C2H2.                       B. C2H4; C2H2.	C. CH4; C6H6.               D. C2H2; C6H6.
Câu 51: Muốn loại SO2 khỏi hỗn hợp SO2 và C2H2 ta dùng
A. Dung dịch brom.                                        B. Nước.
C. Dung dịch NaCl.                                        D. Dung dịch NaOH.
Câu 52 Phân tử một hợp chất hữu cơ có số nguyên tử H bằng số nguyên tử C, hợp chất có phân tử khối là 78 đvC. Hợp chất đó là
A. Metan.	        B. Benzen.	C. Etilen.               D. Axetilen.
Câu 53 Khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7g brombenzen với hiệu suất phản ứng đạt 90% là”
A. 8,67 g.	  B. 8,35 g.	C. 12,99 g.                               D. 15,7 g.
Câu 54: Câu nào sau đây không đúng?
A. Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại: rắn, lỏng, khí.
B. Nhiên liệu rắn gồm than mỏ, gỗ ...
C. Nhiên liệu lỏng gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa ..).
D. Nhiên liệu khí được dùng chủ yếu cho động cơ đốt trong..
Câu 55 Các hiđrocacbon như metan, etilen, axetilen, benzen có tính chất hóa học chung là
A. Có thể tác dụng với khí clo.                      	B. Có thể tác dụng với khí oxi.
C. Có thể tham gia trùng hợp.                                    D. Có thể tác dụng với dung dịch brom.
Câu 56 Có hỗn hợp khí CH4; C2H2, CH4 . Để thu được khí CH4 tinh khiết có thể cho hỗn hợp khí đi qua
A. Dung dịch brom.                                                    B. Nước.
C. Dung dịch nước vôi trong.                                     D. Khí clo (điều kiện ánh sáng).
Câu 57
Phân biệt 3 bình khí không màu: C2H2, CO2, CH4 ta có thể cho các khí lần lượt đi qua
A. Nước và dung dịch Ca(OH)2.                                B. Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch NaCl.
C. Dung dịch NaCl và dung dịch brom.                     D. Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch brom.
Câu 58 1 mol etilen cháy hòan thành tỏa ra một  nhiệt lượng là 432KJ. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1,4 kg etilen là
A. 21600 KJ.     	B. 25400 KJ.	C. 25064 KJ.                                 D. 25410 KJ.
Câu 59 Thể tích khí oxi (đktc) cần để đốt cháy 12 g CH4 là
A. 50,4 lit.  	 B. 33,6 lit.	C. 16,8 lit.                              D. 6,72 lit.
Câu 60
Khi cho hỗn hợp khí metan, etilen, axetilen qua dung dịch brom thấy khối lượng bình brom tăng lên a g. Đó là khối lượng của
A. etilen và axetilen.                                       B. eitilen và metan.
C. axetilen và metan.                                      D. axetilen, etilen và metan.
Câu 61 Cho 5,6 lít hỗn hợp khí metan và etilen (đktc) đi qua bình đựng dung dịch brom dư. Phản ứng kết thúc, khối lượng bình brom tăng thêm 1,4 g. Thành phần phần trăm của khí metan và etilen theo thể tích lần lượt là
A. 60% và 40%.             B. 20% và 80%. C. 70% và 30%.                   D. 80% và 20%.
Câu 62
Đốt cháy hòan tòan 5,824 lít hỗn hợp hai khí CH4 và C2H4. Cho toàn bộ sản phẩm sinh ra vào dung dịch nước vôi trong thu được 40 g kết tủa. Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí lần lượt là
A. 44,15% và 55,85%.                                    B. 46,15% và 53,85%.
C. 40,15% và 59,85%.                                    D. 50,15% và 49,85%.
Câu 63 Đốt cháy 14,56 lít một hiđrocacbon A thu đượcc 43,68 lít CO2 và 46,8 g H2O (các thể tích chất khí đo ở đktc). Công thức phân tử của A là
A. C3H6.                      B. C4H8. C. C2H6.                              D. C3H8.
Câu 64 Một hợp chất của lưu huỳnh với oxi trong đó lưu huỳnh chiếm 40% về khối luợng. Tỉ lệ số nguyên tử S và O trong phân tử là
A. 1: 2.                             B. 1: 3. 	C. 1: 1.                                    D. 2: 1.
Câu 65 Trong các chất sau: Cu; H2; N2; KOH; BaO; O2, khí clo tác dụng được với
A. BaO; N2; KOH.                                         B. O2; KOH; H2.
C. Cu; H2; KOH.                                            D. H2; N2; Cu.
Câu 66 Chất khí làm mất mầu giấy quỳ tím ẩm là
A. Cl2.                             B. O2.	C. N2.                                D. H2.
Câu 67 Đốt cháy bột sắt trong bình kín chứa khí clo theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A. Thành phần của chất rắn A là
A. Chỉ có Fe dư.                                             B. FeCl3 và Fe dư.
C. FeCl3 và Cl2 dư.                                         D. FeCl2 và Cl2 dư.
Câu 68 Trong các tính chất sau
1. Phản ứng với nước vôi trong.
2. Ở điều kiện bình thường, tồn tại ở trạng thái khí.
3. Tác dụng với dung dịch HCl.
4. Tác dụng với dung dịch KOH.
5. Tác dụng với dung dịch CuSO4.
Tính chất nào là tính chất của khí CO2?
A. 1; 3; 5.                                     B. 2; 3; 4.	C. 1; 2; 3.                         D. 1; 2; 4.
Câu 69 Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa X. Sục tiếp CO2 vào cho đến dư thấy kết tủa tan dần, thu được dung dịch Y trong suốt. Chất X, Y là
A. CaCO3; Ca(OH)2.                                      B. CaCO3; Ca(HCO3)2.
C. CaO; Ca(HCO3)2.                                       D. Ca(HCO3)2; Ca(OH)2.
Câu 70 Thành phần chính của ximăng là
A. Canxi silicat và natri silicat.                       B. Magie silicat và natri silicat.
C. Nhôm Silicat và canxi silicat.                     D. Canxi silicat và canxi aluminat.
Câu 71: Đốt hoàn toàn V lít (ở đktc) khí thiên nhiên có chứa 96% CH4; 2% N2 và 2% CO2 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư ta thu được 29,4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 6,86 lít.	B. 6,72 lít.	C. 4,48 lít.	D. 67,2 lít.
Câu 72: Thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 5 kg than có chứa 4% tạp chất không cháy là 
A. 8,96 m3.	B. 4,48 m3.	C. 9,33 m3.	D. 6,72 m3.
Câu 73: Một hiđrocacbon X khi đốt cháy tuân theo phương trình hóa học sau: 
2X + 5O2 4 Y + 2H2O
Hiđrocacbon X là (chương 4/ bài 38/ mức 2) 
A. etilen. 	B. axetilen. C. metan. 	D. benzen.
Câu 74: Cho sơ đồ chuyển hóa:
M + O2 N + H2O
N+ Ca(OH)2 P+H2O
M, N, P lần lượt là
A. CO2 , CaCO3, C2H4	B. C2H4, CO2, CaCO3.	
C. CaCO3, C2H4, CO2.	D. CO2, C2H4, CaCO3.
Câu 72: Có các công thức cấu tạo sau: 
1. CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3
Các công thức cấu tạo trên biểu diễn mấy chất ?
A. 3 chất.	B. 2 chất.	C. 1 chất.	D. 4 chất.
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDe thi trac nghiem hoc ki 2 hoa 9.doc
Đề thi liên quan