Đề thi trắc nghiệm khối : 12 cơ bản thời gian thi : 15 phút

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm khối : 12 cơ bản thời gian thi : 15 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục & đào tạo Nghệ an
Đề thi Trắc nghiệm
Trường THPT Tây hiếu
Khối : 12 CB
Thời gian thi : 15 phút
Đề thi môn SH12K1
Mã Đề 303
Câu 1 : 
Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X, số liên kết hyđrô sẽ 
A.
giảm 1.	 
B.
giảm 2.
C.
tăng 1. 
D.
tăng 2. 
Câu 2 : 
Điều không đúng về sự khác biệt trong hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân thực với sinh vật nhân sơ là
A.
cơ chế điều hoà phức tạp đa dạng từ giai đoạn phiên mã đến sau phiên mã.
B.
thành phần than gia có các gen cấu trúc, gen ức chế, gen gây bất hoạt, vùng khởi động, vùng kết thúc và nhiều yếu tố khác.
C.
thành phần tham gia chỉ có gen điều hoà, gen ức chế, gen gây bất hoạt.
D.
có nhiều mức điều hoà: NST tháo xoắn, điều hoà phiên mã, sau phiên mã, dịch mã sau dịch mã.
Câu 3 : 
Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm
A.
ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
B.
cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
C.
đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà.
D.
tổng hợp ra prôtêin cần thiết.
Câu 4 : 
Bản chất của mã di truyền là
A.
trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
B.
các axitamin đựơc mã hoá trong gen. 
C.
một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
D.
3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
Câu 5 : 
Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là
A.
mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy.
B.
mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin.
C.
mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu.
D.
nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã
Câu 6 : 
Khi phép lai phân tích về một cặp tính trạng kết quả thu được tỉ lệ phân tính kiểu hình là 1:1:1:1 chứng tỏ tính trạng đó chịu sự chi phối của quy luật di truyền
A.
tương tác cộng gộp.
B.
tương tác bổ trợ.
C.
phân ly.
D.
tương tác át chế.
Câu 7 : 
Mức xoắn 1 của nhiễm sắc thể là
A.
sợi cơ bản, đường kính 10 nm.
B.
crômatít, đường kính 700 nm.
C.
siêu xoắn, đường kính 300 nm.
D.
sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm.
Câu 8 : 
Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì
A.
sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã TTDT khác nhau.
B.
có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài.
C.
với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin.
D.
 sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài
Câu 9 : 
Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là
A.
mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.
B.
đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.
C.
thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
D.
mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên.
Câu 10 : 
Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch 
A.
mẹ được tổng hợp gián đoạn.
B.
mẹ được tổng hợp liên tục.
C.
3, - 5, .
D.
5, - 3, .
Câu 11 : 
Gen là một đoạn ADN 
A.
chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.
B.
mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipép tít hay ARN.
C.
mang thông tin di truyền.
D.
mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
Câu 12 : 
Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác động của
A.
biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào, tác nhân sinh học. 
B.
tác nhân vật lí, hoá học, tác nhân sinh học. 
C.
tác nhân vật lí, hoá học, biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào.
D.
tác nhân sinh học, tác nhân vật lí, hoá học, biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào. 
Câu 13 : 
Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có liên quan tới một
A.
một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
B.
số cặp nhiễm sắc thể.
C.
hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
D.
số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
Câu 14 : 
Trường hợp mỗi gen cùng loại(trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác
A.
át chế.
B.
bổ sung.
C.
đồng trội.
D.
cộng gộp.
Câu 15 : 
Gen đa hiệu là hiện tượng
A.
một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 hoặc 1 số tính trạng.
B.
một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
C.
nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
D.
nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 tính trạng.
 Môn SH12K1-15-1 (Đề số 3)
Lưu ý: - Thí sinh dùng bút tô kín các ô tròn trong mục số báo danh và mã đề thi trước khi làm bài. Cách tô sai: Ô Â Ä
- Đối với mỗi câu trắc nghiệm, thí sinh được chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời. Cách tô đúng : ˜
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
phiếu soi - đáp án (Dành cho giám khảo)
Môn : SH12K1-15-1
Đề số : 3
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15

File đính kèm:

  • docdethi15hk1.doc