Đề thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10 - Đề thi 357

doc5 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10 - Đề thi 357, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT Trưng Vương
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
Môn công nghệ 10
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 357
Câu 1: Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi: A. Mầm bệnh, điều kiện sống và yếu tố môi trường, bản thân con vật; B. Trạng thái sức khoẻ của vật nuôi và khả năng thích nghi của vật nuôi với môi trường; C. Chế độ dinh dưỡng của vật nuôi;
D. Chế độ chăm sóc, quản lí của người chăn nuôi đối với vật nuôi
Câu 2: Dùng plasmic làm thể truyền trong việc chuyển ghép gen do: A. Là ADN dạng vòng; B. ADN plasmic nhân đôi độc lập với ADN /NST; C. Plasmic có vai trò tổng hợp 1 số Prôtêin vô hiệu hoá kháng sinh gây nên hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn D. Là cấu trúc nằm trong TBC của vi khuẩn;
Câu 3: Mục đích chủ yếu của công tác bảo quản các sản phẩm nông, lâm thuỷ sản: A. Nhằm duy trì những đặc tính ban đầu của sản phẩm; B. Nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm; C. Nhằm hạn chế sự tổn thất về số lượng và chất lượng của sản phẩm D. Nhằm đáp ứng những nhu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng;
Câu 4: Mục đích chủ yếu của công tác chế biến cacù sản phẩm của nông, lâm thuỷ sản: 
 A. Nhằm đáp ứng những nhu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng; B. Nhằm hạn chế sự tổn thất về số lượng và chất lượng của sản phẩm C. Nhằm duy trì những đặc tính ban đầu của sản phẩm; D. Nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm;
Câu 5: Mục đích chủ yếu của công tác bảo quản các sản phẩm nông, lâm thuỷ sản: A. Nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm; B. Nhằm hạn chế sự tổn thất về số lượng và chất lượng của sản phẩm C. Nhằm đáp ứng những nhu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng; D. Nhằm duy trì những đặc tính ban đầu của sản phẩm;
Câu 6: Qúa trình bảo quản và chế biến các sản phẩm của nông, lâm, thuỷ sản chịu ảnh hưởng của : A. Các thao tác kĩ thuật không đạt yêu cầu; B. Độ ẩm không khí, nhiệt độ không khí và các sinh vật gây hại; C. Điều kiện bảo quản không đúng theo qui trình D. Nhiệt độ tăng cao làm tăng các hoạt động sinh lí trong sản phẩm,tạo điều kiện cho sinh vật gây hại phát triển;
Câu 7: Điều kiện bảo quản hạt giống trung hạn là: A. Nhiệt độ và độ ẩm bình thường; B. Tuỳ thuộc vào thời vụ thu hoạch để quyết định điều kiện bảo quản C. Điều kiện lạnh đông, độ ẩm 35% - 40%; D. Nhiệt độ 00C và độ ẩm không khí là 35% – 40%;
Câu 8: Miễn dịch tiếp thu là khả năng vật nuôi : A. Chống lại tác hại của bệnh truyền nhiễm;
B. Chống lại tác hại của mầm bệnh trong cơ thể vật nuôi từ khi vật nuôi mới được sinh ra; 
C. Chống lại tác hại của mầm bệnh khi vật nuôi đã từng tiếp xúc với mầm bệnh và đã hết mầm bệnh trong cơ thể; D. Chống lại tác hại của bệnh không truyền nhiễm
Câu 9: Đối với lợn thịt giai đoạn 60kg đến 90kg cần : 1,7kg gạo; 0,3 kg khô lạc; 2,8 kg rau xanh; 54g bột vỏ sò và 40g NaCl. Đây là : A. Các chỉ tiêu dinh dưỡng của đối tượng lợn nuôi đó B. Nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng lợn nuôi đó; C. Tiêu chuẩn ăn của đối tượng lợn nuôi đó;
D. Khẩu phần ăn của đối tượng lợn nuôi đó;
Câu 10: Độc lực, đường xâm nhập và số lượng đủ lớn của mầm bệnh là những yếu tố ảnh hưởng đến: A. Khả năng phát bệnh của mầm bệnh;	B. Sự phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi; C. Sức khỏe của vật nuôi.	D. Chế độ chăm sóc, quản lí đối với vật nuôi
Câu 11: Vì sao sau khi lên men thức ăn lại có giá trị cao hơn? A. Dinh dưỡng thức ăn + dinh dưỡng từ VSV tạo ra; B. Nấm men có nhiều Prôtêin C. Quá trình phát triển nấm men tạo ra một lượng lớn sinh khối; D. Nấm men ở điều kiện thuận lợi phát triển nhanh;
Câu 12: Trong hệ thống nhân giống hình tháp, nguyên tắc sản xuất các đàn vật nuôi là: A. Từ con giống của đàn hạt nhân đến đàn thương phẩm và xuống đàn nhân giống , không làm ngược lại; B. Tuỳ theo điều kiện sử dụng phương pháp nhân giống nào cho phù hợp; C. Từ con giống của đàn hạt nhân đến đàn nhân giống và xuống đàn thương phẩm, không làm ngược lại; D. Tuỳ theo chất lượng của các con giống trong các đàn vật nuôi mà chọn chiều sản xuất giống cho phù hợp
Câu 13: Nhằm thu được sản phẩm có giá trị ưu thế lai cao nhất ở F1 là mục đích của:
A. Nhân giống tạp giao;	B. Lai gây thành C. Nhân giống thuần chủng;	D. Lai kinh tế;
Câu 14: Con lai giữa hai cá thể thuần chủng khác giống có biểu hiện ưu thế lai thường được để: A. Nhân giống tạo giống mới; B. Nhân giống tạo số lượng giống nhiều; C. Tham gia lai tạo với các giống khác để tăng năng suất D. Sử dụng làm giống thương phẩm;
Câu 15: Khi cần chọn những giống vật nuôi có giá trị cao về mặt phẩm chất giống thì tiến hành chọn lọc: A. Cá thể;	 B. Tổ tiên;	C. Bản thân vật nuôi	 D. Hàng loạt;
Câu 16: Tạo khả năng miễn dịch cho vật nuôi có tác dụng: A.Trị bệnh truyền nhiễm; B. phòng bệnh truyền nhiễm; C.Phòng bệnh truyền nhiễm nhưng chỉ khi được tiêm vắc xin; D. Trị bệnh truyền nhiễm nhưng chỉ khi vật nuôi đã từng phát bệnh
Câu 17: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là: A. Là cụ thể hoá bằng thức ăn cụ thể của VN,đáp ứng yêu cầu duy trì,sinh trưởng,tạo sản phẩm; B. Là qui định về mức dinh dưỡng cần cung cấp cho vật nuôi đáp ứng yêu cầu duy trì, sinh trưởng, tạo sản phẩm,thể hiện qua chỉ số dinh dưỡng;C. Lượng chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống,tăng khối lượng cơ thể, tạo sản phẩm; D. Lượng chất protein cần cung cấp để tạo ra năng suất cao nhất
Câu 18: ADN lai được tạo ra trong công nghệ sx văcxin thế hệ mới gồm: A. Đoạn gen mang tính kháng nguyên được tách TB mang tính miễn dịch cao; B. ADN của thể truyền và đoạn gen mang tính kháng nguyên cắt từ ADN của vi rut gây bệnh; C. Đoạn gen mang tính kháng thể được tách ra từ vi rut gây bệnh; D. ADN của thể truyền được trộn vào trong văcxin trong quá trình sx
Câu 19: Trong qui trình cấy truyền phôi bò, đàn con được sinh ra mang đặc tính di truyền của: A. Giống bò đực cho tinh; B. Tổ hợp đặc tính di truyền của cả 3 giống bò: cho phôi, nhận phôi, bò đực cho tinh C. Giống bò làm bố mẹ có tham gia vào phối giống tạo phôi; D. Giống bò nhận phôi vì trực tiếp đẻ ra bò con;
Câu 20: Quan sát sơ đồ lai hãy xác định thuộc phương pháp nhân giống nào?
 P: Lợn đực Móng Cái × Lợn cái Móng Cái
 F1: Lợn Móng Cái( đẻ sai, thích nghi tốt )
A. Lai kinh tế ; B. Nhân giống thuần chủng; C. Nhân giống tạp giao;	D. Lai tổ hợp
Câu 21: Đối với lợn thịt giai đoạn nuôi từ 60kg đến 90kg cần:7000kcal năng lượng; 224g protein; 16g Ca; 13g P và 40g NaCl. Đây là: A. Các chỉ tiêu dinh dưỡng của đối tượng lợn nuôi đó B. Nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng lợn nuôi đó; C. Khẩu phần ăn của đối tượng lợn nuôi đó; D. Tiêu chuẩn ăn của đối tượng lợn nuôi đó;
Câu 22: Làm cho vốn gen có ích của giống được duy tr và ngày càng đồng nhất về kiểu hình là mục đích của: A. Lai gây thành	B. Nhân giống thuần chủng;
C. Nhân giống tạp giao;	D. Lai kinh tế;
Câu 23: Mục đích chủ yếu của công tác chế biến cacù sản phẩm của nông, lâm thuỷ sản:
A. Nhằm hạn chế sự tổn thất về số lượng và chất lượng của sản phẩm B. Nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm; C. Nhằm duy trì những đặc tính ban đầu của sản phẩm; D. Nhằm đáp ứng những nhu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng;
Câu 24: Hiệu quả đề kháng cao, mang tính đặc hiệu đối với từng loại mầm bênh là đặc điểm của: A. Mầm bệnh v.khuẩn B. Miễn dịch thu được; C. Mầm bệnh vi rut; D. Miễn dịch tự nhiên;
Câu 25: Tại sao ứng dụng công nghệ vi sinh có thể tạo ra sản phẩm thức ăn có giá trị dinh dưỡng? A. Thành phần cấu tạo chủ yếu của vi sinh vật là protein, trong môi trường nuôi cấy tăng sinh khối nhanh và tạo thêm những hoạt chất có giá trị, đồng thời có thể bảo quản thức ăn; 
B. Nguyên liệu sử dụng đều là những nguyên liệu đã qua chọn lọc rất nghiêm ngặt C. Vì vi sinh vật được sử dụng là những vi sinh vật có ích; D. Vì trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, chúng ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển mạnh;
Câu 26: Nhằm thu được giống mới có đặc điểm tốt của các giống khác nhau là mục đích của: A. Lai kinh tế ;	B. Lai gây thành; C. Nhân giống thuần chủng;	D. Nhân giống tạp giao
Câu 27: Loại thức ăn nào khi sử dụng chỉ cần bổ sung thêm nước: A. Thức ăn xanh
B. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc; C. Thức ăn thô;	D. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh;
Câu 28: Căn cứ khả năng lớn nhanh, mức tiêu tốn thức ăn thấp và cơ thể biểu hiện tính dục phù hợp với độ tuổi của từng giống là dựa vào chỉ tiêu: A. Khả năng phát triển của vật nuôi;
B. Sức sản xuất của vật nuôi; C. Khả năng phát dục của vật nuôi D.Ngoại hình của vật nuôi;
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là không chính xác: A. Trong quá trình phát triển, ST là điều kiện PT và phát triển làm thay đổi sinh trưởng B. Sinh trưởng và phát dục là hai mặt của quá trình phát triển, qua đó vật nuôi lớn lên và hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng sinh lí; C. Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình khác nhau nhưng thống nhất và bổ sung cho nhau; D. Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình khác nhau, cơ thể lúc sinh trưởng sẽ không phát dục và ngược lại;
Câu 30: Tế bào chủ được dùng trong công nghệ sản xuất văcxin thế hệ mới là : A. Tế bào vi khuẩn nhờ đặc tính sinh sản nhanh; B. Tế bào vi rut nhờ khả năng nhân lên nhanh; C. Tế bào vi khuẩn và tế bào vi rut D. Tế bào vi khuẩn do kích thước nhỏ và số lượng nhiều;
Câu 31: Miễn dịch tự nhiên là khả năng mà vật nuôi : A. Chống lại tác hại của bệnh truyền nhiễm; B. Chống lại tác hại của bệnh không truyền nhiễm C. Chống lại tác hại của mầm bệnh trong cơ thể vật nuôi từ khi vật nuôi mới được sinh ra; D. Chống lại tác hại của mầm bệnh khi vật nuôi đã từng tiếp xúc với mầm bệnh và đã hết mầm bệnh trong cơ thể;
Câu 32: Ở vật nuôi, từ thời kì bú sữa đến thời kì thành thục, khối lượng vật nuôi tăng nhanh do cơ và xương phát triển mạnh, nhưng từ thời kì trưởng thành trở đithì chủ yếu tích lũy mỡ là biểu hiện của: A. Qui luật sinh trưởng, phát dục theo chu kì B. Qui luật sinh trưởng, phát dục không đều; C. Qui luật phát triển theo giai đoạn và không đều; D. Qui luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn và theo chu kì;
Câu 33: Phương pháp chọn lọc cá thể có thể kiểm tra được kiểu gen của giống vì: A. Qúa trình chọn lọc dựa trên những chỉ tiêu cơ bản đặt ra từ trước; B. Đã kiểm tra được lí lịch của vật nuôi trong phả hệ ở thế hệ trước C. Qúa trình chọn lọc tiến hành qua chọn lọc tổ tiên, chọn lọc bản thân và kiểm tra ở thế hệ sau; D. Phân tích đặc điểm di truyền của giống;
Câu 34: Nhóm bệnh nào là bệnh có kháng sinh đặc trị: A. Tất cả các loại bệnh truyền nhiễm do vi rut và vi khuẩn gây ra B. Đóng dấu lợn, nấm kẽ chân, tụ huyết trùng; C. Bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm; D. Bệnh Niucatxon ở gà, đóng dấu lợn, nấm phổi;
Câu 35: Trong qui trình cấy truyền phôi bò, đặc điểm của bò nhận phôi: A. Có khả năng sinh sản và bản năng chăm sóc con tốt, thường là giống địa phương; B. Có đặc điểm di truyền cao và thường là giống địa phương C. Có khả năng sinh sản tốt, và thường là giống cao sản; D. Có đặc điểm di truyền tốt và ổn định, thuộc giống cao sản;
Câu 36: Điểm khác biệt giữa qui trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thuỷ sản và qui trình sản xuất thức ăn vật nuôi: A. Đóng gói và bảo quản, gắn nhãn hiệu của thương phẩm B. Chọn nguyên liệu phù hợp và trộn nguyên liệu với nhau theo tỉ lệ nhất định; C. Bổ sung chất kết dính , hồ hoá và làm ẩm; D. Ép viên và sấy khô;
Câu 37: Cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất văcxin thế hệ mới là: A. Vận dụng khả năng sinh sản nhanh của vi rut trong môi trường nuôi cấy; B. Sử dụng những vi sinh vật có khả năng tạo ra sản phẩm miễn dịch C. Vận dụng công nghệ ADN tái tổ hợp; D. Vận dụng công nghệ nuôi cấy vi sinh trên các môi trường khác nhau;
Câu 38: Mục đích của việc tiêm kháng sinh vào cơ thể: A. Giúp vnuôi khoẻ mạnh; B. Giúp vnuôi tạo miễn dịch tự nhiên C. Giúp vnuôi tạo miễn dịch đặc hiệu; D. Giúp vnuôi tiêu diệt ngăn cản, kiềm hãm sự ST-PT của sinh vật gây bệnh;
Câu 39: Cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi là: A. Lợi dụng hoạt động sống vi sinh vật có ích để chế biến hoặc sản xuất ra các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng; B. Bổ sung thêm các loại aa,vitamin hoặc một số hoạt chất sinh học làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng thức ăn C. Bổ sung thêm protein cho thức ăn nghèo dinh dưỡng; D. Cấy chủng vi sinh vật có ích lên thức ăn để tạo ra thức ăn có giá trị dinh dưỡng;
Câu 40: Ứng dụng trong thực tế của qui trình chế biến thức ăn có sử dụng công nghệ vi sinh: A. Tận dụng nguồn paraphin để cấy chủng vsv vật phù hợp B. Sử dụng nước thải từ các xí nghiệp chế biến thức ăn để cấy chủng vsv; C. Sản xuất ra cơm rượu; D. Cấy chủng vsv lên bã mía để tạo sinh khối lớn;
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
made
cauhoi
dapan
357
1
A
357
2
B
357
3
A
357
4
D
357
5
D
357
6
B
357
7
D
357
8
C
357
9
D
357
10
A
357
11
A
357
12
C
357
13
D
357
14
D
357
15
A
357
16
B
357
17
C
357
18
B
357
19
C
357
20
B
357
21
D
357
22
B
357
23
B
357
24
B
357
25
A
357
26
B
357
27
D
357
28
A
357
29
D
357
30
A
357
31
C
357
32
C
357
33
C
357
34
B
357
35
A
357
36
C
357
37
C
357
38
D
357
39
A
357
40
C
357
41
A

File đính kèm:

  • docCN10-2_CNGHE_357.doc