Đề thi trắc nghiệm môn học sinh học thời gian làm bài: 60 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn học sinh học thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
KỲ THI THỬ TỐT NGHỆP
NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 60 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 209
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
Câu 1: Nhóm cô đon nào không mã hoá các axit amin mà làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp Prôtêin?
A. UAA,UAG,AUG.	B. UAG,UGA,AUA.
C. UAG,UGA,UAA.	D. UAG,GAU,UUA
Câu 2: Khi cho Pt/c Hoa đở lai với hoa trắng ở F1 thu được 100% hoa đỏ. Khi cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỉ lệ 9 hoa đỏ : 6 hoa hồng : 1 hoa trằng. Kết quả trên là do quy luật:
A. Tương tác đồng trội.	B. Tương tác cộng gộp.
C. Tương tác át chế.	D. Tường tác bổ sung.
Câu 3: Bệnh ung thư là gì?
A. Là bệnh do vi rut gây nên.
B. La bệnh đặc trưng của sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào dẫn tới hình thành khối u.
C. Là bệnh phát sinh từ đột biến gen và NST.
D. Là bệnh do nhiễm phóng xạ.
Câu 4: Một gen có chiều dài 5100A0, có số liên kết hiđrô 3600. gen bị đột biến có chiều dài không thay đổi nhưng số liên kết hiđôro Tăng 1. Số nu từng loại của gen đột biến.
A. A=T=599, G=X=901.	B. A=T=601,G=X=899.
C. A=T=899,G=X=601.	D. A=T=901,G=X=599.
Câu 5: Để khắc phục nhược điểm khó tạo ra thể dị đa bội bằng phương pháp lai xa kết hợp đa bội hoá người ta sử dụng phương pháp:
A. Lai tế bào sinh dưỡng.	B. Cấy truyền phôi.
C. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn.	D. Nuôi cấy mô thực vật.
Câu 6: Dấu hiệu không thuộc đặc trưng của quần thể là:
A. Quần thể ưu thế.	B. Mật độ.	C. Tỉ lệ giới tính.	D. Nhóm tuổi.
Câu 7: Theo ĐacUyn,cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là:
A. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính.
B. Các biến dị thu được trong đời cá thể đều di truyền.
C. Tích luỹ các biến dị có lợi đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN.
D. Sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
Câu 8: Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hoá?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.	B. Đột biến;di nhập gen.
C. CLTN;các yếu tố ngẫu nhiên.	D. Các dạng cách li.
Câu 9: Nhân tố sinh thái là gì?
A. Là những nhân tố thuộc môi trường có tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật.
B. Là những nhân tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
C. Là những nhân tố thuộc môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
D. Là những nhân tố thuộc môi trường có tác động gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
Câu 10: Quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
1, 1AA	2, 1Aa	3, 0,2AA:0,6Aa:0,2aa	4, 0,16AA:0,48Aa:0,36aa 5, 1aa
A. 1, 4 và 5.	B. 1, 3và 5.	C. 2,3 và 4.	D. 1 và 2.
Câu 11: Tiến hoá lớn diễn ra theo con đường nào chủ yếu:
A. Thoái bộ sinh học.	B. Đồng quy tính trạng.
C. Kiên định sinh học.	D. Phân li tính trạng.
Câu 12: Ở người,bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.
Bố và mẹ bình thường nhưng họ sinh ra một người con bị bệnh máu khó đông. Có thể nói gì về giới tính của người con nói trên?
A. Chắc chắn là con trai.
B. Chắc chắn là con gái.
C. Khả năng là con trai 50%,con gái 50%.
D. Khả năng là con trai 25%,con gái 75%.
Câu 13: Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra :
A. Vốn gen của quần thể.
B. Tính ổn định của quần thể.
C. Tần số các alen và tỉ lệ các kiểu gen.
D. Thành phần các alen đặc trưng của quần thể.
Câu 14: Đặc trưng cơ bản nhất của quần thể là:
A. Mật độ.	B. Tỉ lệ đực cái.	C. Sức sinh sản.	D. Tỉ lệ tử vong.
Câu 15: Tác dụng của quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:
A. Kiếm ăn, bảo vệ và sinh sản tốt hơn.	B. Cạn kiệt nguồn sống.
C. Tranh giành đực cái.	D. Mức cạnh tranh gay gắt.
Câu 16: Đặc điểm nào không đúng đối với cây ưa sáng?
A. Mô giậu phát triển.	B. Có phiến lá dày.
C. Thường mọc nơi quang đãng.	D. Lá nằm ngang so với mặt đất.
Câu 17: Cho P: AAaa × AAaa Biết A là trội hoàn toàn so với a, quá trinh giảm phân diễn ra bình thượng, tỉ lệ phân li ở F1 là:
A. 35:1.	B. 9:3:3:1.	C. 33:3.	D. 1:8:18:8:1.
Câu 18: Để phân biệt 2 cá thể thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì tiêu chuẩn nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Hình thái.	B. Cách li sinh sản.	C. Sinh lí,sinh hoá.	D. Sinh thái.
Câu 19: Cho một loài có bộ NST 2n = 24 số nhóm gen liên kết là:
A. 6.	B. 24.	C. 18.	D. 12.
Câu 20: Cho một quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở P lá 100% dị hợp tử (Aa). Tỉ lệ % số cá thể ở đời F4 có kiểu gen dị hợp tử là:
A. 25%.	B. 6,25 %.	C. 50 %.	D. 12,5 %.
Câu 21: Kiểu gen AABbkhi giảm phân cho được bao nhiêu loại giao tử nếu có xảy ra hoán vị gen?
A. 2.	B. 4.	C. 8.	D. 16.
Câu 22: Cho : 1:chọn tổ hợp gen mong muốn	
	2:tạo các dòng thuần khác nhau
	3:tạo các giống thuần bằng cách cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần
	4:lai các dòng thuần khác nhau
Trình tự các bước trong quá trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp :
A. 4,1,2,3.	B. 2,4,1,3.	C. 1,4,2,3.	D. 2,1,3,4.
Câu 23: Hiên tượng con lai luôn thể hiên tính trạng theo dòng mẹ là quy luật di truyền
A. Di truyền cheo.	B. Di truyền ngoài nhân.
C. Di truyền thẳng.	D. Di truyền liên kết với NST Y.
Câu 24: Ruột thừa ở người:
A. Là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ.
B. Là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật có vú.
C. Tương tự manh tràng ở động vật có vú.
D. Có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật có vú.
Câu 25: Quá trình biến đổi tiền mARN ở sinh vật nhân thực để thành mARN trưởng thành cần có quá trình:
A. Cắt bỏ đoạn intrôn nối các đoạn Êxôn.
B. Tổng hợp từ mạch ADN có chiều 3/ đến 5/.
C. Tổng hợp từ mạch gốc của ADN.
D. Cắt bỏ đoạn Êxôn nối các đoạn intrôn.
Câu 26: Cho:	 1:Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi
	2:Lấy trứng ra khỏi cơ thể rồi cho thụ tinh nhân tạo
	3:Nuôi tế bào xô ma của hai loài trong ống nghiệm
	4:Cấy phôi vào tử cung vật nuôi khác để thai phát triển và đẻ
Trình tự đúng các giai đoạn trong quá trình tạo động vật chuyển gen là:
A. 2,1,3,4.	B. 3,2,1,4.	C. 2,3,4.	D. 2,1,4.
Câu 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố: Yếu tố 1............ yếu tố 2..................... yếu tố 3......................
1, Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
2, Áp lực của CLTN.
3, Tốc độ sinh sản ở mỗi loài.
4, Quần thể phải lớn.
A. 1,3,4	B. 1,2,3,4.	C. 1,3,2.	D. 1,2,4.
Câu 28: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài :
A. Động vật bậc cao.	B. Thực vật.
C. Có khả năng phát tán mạnh.	D. Động vật.
Câu 29: Hiện tượng tự tỉa thưa xảy ra do:
A. Cạnh tranh khác loài.	B. Hỗ trợ khác loài.
C. Hỗ trợ cùng loài.	D. Cạnh tranh cùng loài.
Câu 30: Prôtêin điều hoà liên kết với vùng nào trong Opêron để ngăn cản quá trình phiên mã?
A. Vùng khởi động.	B. Vùng vận hành.	C. Vùng điều hoà.	D. Vùng mã hoá.
Câu 31: Loài người xuất hiện vào kỉ nào?
A. Đệ tứ.	B. Jura.	C. Tam điệp.	D. Đệ tam.
Câu 32: Đâu là điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền đã giúp MenĐen phát hiện ra các qui luật di truyền?
A. Sử dụng toán học để phân tích kết quả lai.
B. Trước khi lai ,tạo các dòng thuần.
C. Đưa giả thuyết và chứng minh giả thuyết.
D. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.
Câu 33: Trong chẩn đoán trước sinh,kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát:
A. tính chất của nước ối.
B. tế bào thai bong ra trong nước ối.
C. tế bào tử cung của người mẹ.
D. tính chất của nước ối và tế bào tử cung của người mẹ.
Câu 34: Loài A có bộ NST 20 = 20, khi quan sát tế bào của loài A người ta thấy bộ NST 2n = 21. Đây là dạng đột biến:
A. Thể bốn nhiễm.	B. Thể tam bội.
C. Thể tam nhiễm kép.	D. Thể tam nhiểm.
Câu 35: Hoá chất 5-BrômUraxin làm biến đổi cặp nu- nào sau đây?
A. T-A → G-X.	B. G-X → A-T.	C. A-T → G-X.	D. G-X → T-A.
Câu 36: Phân bố đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể tận dụng được nguồn sống của MT.
B. Các cá thể hổ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. Tăng khã năng sinh sản.
Câu 37: Một loài có bộ NST 2n=20. Khi phân tích 1 số tế bào người ta thấy có một số tế bào có bộ NST=10. tế bào trên là:
A. Tế bào lưỡng bội.	B. Tế bào đơn bội.
C. Tế bào tam bội.	D. Tế bào đột biến.
Câu 38: Thường biến có ý nghĩa gì trong thực tiễn ?
A. Giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi thường xuyên và không thường xuyên của môi trường.
B. Ý nghĩa trực tiếp trong chọn giống và tiến hoá.
C. Ý nghĩa gián tiếp trong chọn giống và tiến hoá.
D. Giúp sinh vật thích nghi trong tự nhiên.
Câu 39: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:
A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học.
B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học.
C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học.
D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học.
Câu 40: Dựa vào đâu MenĐen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử?
A. kiểu gen và kiểu hình F1.	B. Kết quả lai phân tích.
C. kiểu gen và kiểu hình F2.	D. sự phân li kiều hình ở từng tính trạng.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde thi thu tn.doc