Đề thi trắc nghiệm môn ngữ văn – phần các thành phần biệt lập( 20 câu)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4762 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn ngữ văn – phần các thành phần biệt lập( 20 câu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – 
PHẦN CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP( 20 CÂU)

Câu 1: (MĐ1) Trong câu văn “ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, như hoàn hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.”
	( Nguyễn Thành Long, lặng lẽ SaPa)
Từ “ Chao ôi” là thành phần gì; 
Thành phần tình thái.
Thành phần gọi – đáp.
Thành phần phụ chú.
Thành phần cảm thán.
Câu 2: (MĐ1) Trong đoạn văn “ Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.” 
	( Kim Lân, Làng)
Từ “ Chã nhẽ” là thành phần gì?
Thành phần gọi – đáp.
Thành phần cảm thán.
Thành phần tình thái.
Thành phần phụ chú.
MĐ2)
Câu 3 : Thành phần biệt lập của câu là gì ? 
Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu.
Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu.
Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu.
(MĐ 2) 
Câu 4: Câu văn nào sau đây không chứa thành phần cảm thán?
Có lẽ văn nghệ rất kị “ trí thức hoá” nữa. ( Nguyễn Đình Thi)
Ôi những cánh đồng quê chảy máu.( Nguyễn Đình Thi)
Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng. ( Bích Khuê) 
Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông. ( Chế Lan Viên)
(MĐ 1)
Câu 5: Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú?
Này, hãy đến đây nhanh lên!
Chao ôi! Đêm trăng đẹp quá!
Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn. 
Tôi đoán chắc là thế nào ngày mai anh ta cũng đến.

(MĐ 2) 
Câu 6: Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào ?
“ Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh”
Quan hệ bổ sung.
Quan hệ nguyên nhân.
Quan hệ điều kiên.
Quan hệ mục đích.
(MĐ 1)
Câu 7: Từ “ Có lẽ” trong câu “ Trong những hành trang ấy có lẽ sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần gì?
Thành phần trang ngữ.
Thành phần bổ ngữ.
Thành phần biệt lập tình thái.
Thành phần biệt lập cảm thán.
(MĐ 2)
Câu 8: ý nào sau đây nêu không chính xác về thành phần phụ chú?
Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Dùng để nêu thái độ của người nói.
Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn.
(MĐ 1)
Câu 9: Trong các câu sau, câu nào không có thành phần gọi – đáp?
Ngủ ngoan a- Kay ơi, ngủ ngoan a- Kay hỡi! ( Nguyễn Khoa Điềm)
Cậu có nhớ bố không, hạ cậu vàng?( Nam Cao)
Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? ( Nam Cao)
Phải, không dám, bác chơi. ( Nguyễn Công Hoan)
(MĐ 3)
Câu 10: Thành phần phụ chú trong câu sau có ý nghĩa gì?
Cô gái nhà bên ( Có ai ngờ) 
Cũng vào du kích 
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích ,
Mắt đen tròn ( Thương thương quá đi thôi)
Miêu tả cô gái. 
Kể về cuộc gặp bất ngờ của tác giả và cô gái.
Bộc lộ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái.
Thể hiện rõ mối quan hệ giữa tác giả và cô gái.
(MĐ 3)
Câu 11: 
“ ồ, đâu phải qua đêm dài lạnh cóng
Mặt trời lên là hết bóng mù sương!
Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng
Cuộc đời ta bỗng chốc hoá thiên đường”
Thành phần cảm thán (ồ, ôi) biểu thị: 
Niềm vui của nhà thơ trong quá trình xây dựng đất nước.
Ngạc nhiên trước sự đổi thay của đất nước.
Sự ngỡ ngàng khi nhận thức được việc xây dựng đất nước là một sự nghiệp gian nan.
Khích lệ mọi người ra sức xây dựng đất nước. 
(MĐ 1)
Câu 12: Trong câu “ Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày cốt để cho người khác để ý”, thành phần phụ chú “ Cốt để cho người khác để ý” có quan hệ với thành phần trước đó chỉ :
Bổ sung.
Nguyên nhân.
Mục đích.
Tương phản.
(MĐ 1)
Câu 13: Trong câu văn “ Cũng may mà bằng ấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.” ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ SaPa)
Từ ( cũng may) là thành phần gì?
Thành phần tình thái.
Thành phần phụ chú.
Thành phần gọi – đáp.
Thành phần cảm thán.
(MĐ 1)
Câu 14: Câu “ Vâng, cháu vẫn nghĩ như cụ” có sử dụng: 
Thành phần tình thái.
Thành phần phụ chú.
Thành phần gọi - đáp.
Thành phần cảm thán.
(MĐ 1)
Câu 15: Câu “ Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buốn lắm” có sử dụng?
Thành phần gọi - đáp
Thành phần cảm thán
Thành phần tình thái.
Thành phần phụ chú.
(MĐ 1)
Câu 16: Câu nào dưới đây có sử dụng thành phần tình thái?
ồ, sao mà độ ấy vui thế. 
Mà ông, ông không thích nghỉ ngợi như thế một tí nào.
Chúng con chào thầy ạ.
Trời ơi, sắp tới giờ rồi.
(MĐ 1)
Câu 17: Trong câu “ Người đồng mình thương lắm con ơi” có sử dụng?
Thành phần gọi - đáp
Thành phần cảm thán
Thành phần tình thái.
Thành phần phụ chú.
(MĐ 3)
Câu 18: Trong câu “ Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!” có sử dụng? 
Thành phần gọi – đáp.
Thành phần cảm thán.
Thành phần tình thái.
Thành phần phụ chú.
(MĐ 1)
Câu 19: Dòng nào nói không đúng về cách sử dụng dấu câu ở thành phần phụ chú?
Phụ chú đặt giữa hai dấu gạch ngang.
Phụ chú đặt giữa hai dấu phẩy.
Phụ chú đặt giữa hai ngoặc kép.
Phụ chú đặt giữa hai ngoặc đơn.
(MĐ 3)
Câu 20: Trong đoạn văn “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. chã nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế.” ( Kim Lân, làng) 
Tác giả đã mấy lần sử dụng thành phần tình thái?
Một lần.
Hai lần.
Ba lần.
Bốn lần.


Đáp án 


	
Caâu 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
B
A
A
C
A
C
A
C
C
Caâu 11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
C
A
C
D
C
A
B
C
B

File đính kèm:

  • doctrac nghiem biet lap .doc
Đề thi liên quan