Đề thi trắc nghiệm - Môn Sinh 8 - Mã đề thi 238

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm - Môn Sinh 8 - Mã đề thi 238, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
MÔN SINH 8
Thời gian làm bài: phút; 
(20 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 238
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Xương người già giòn và dễ gãy do
A. Chất vô cơ giảm	B. Thành phần chất cốt giao giảm
C. Thành phần muối khoáng giảm	D. Chất hữu cơ và chất vô cơ giảm
Câu 2: Ở động mạch máu được vận chuyển liên tục nhờ
A. Sự co bóp của tâm thất và động mạch.
B. Sức hút của tân nhĩ và các van tĩnh mạch.
C. Sức hút của lồng ngực và các van tim.
D. Bắp cơ quanh thành tĩnh mạch và van một chiều.
Câu 3: Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào:
A. Đi giầy, guốc cao gót.	B. Khẩu phần ăn thiếu canxi.
C. Khẩu phần ăn thiếu vitamin C, D.	D. Ngồi học không đúng tư thế.
Câu 4: Nhóm máu có thể truyền cho tất cả các nhóm máu khác là:
A. A.	B. D.	C. B.	D. AB.
Câu 5: Chất khoáng trong xương có vai trò:
A. Giúp xương to ra và dài ra.	B. Tạo sự đàn hồi cho xương.
C. Tạo tính mềm dẻo cho xương	D. Tạo sự rắn chắc cho xương.
Câu 6: Tế bào cơ là tên gọi của;
A. Bó cơ.	B. Tơ cơ	C. Sợi cơ.	D. Bắp cơ.
Câu 7: Yếu tố giúp bàn chân và cơ thể người giảm bớt chấn động khi đi đứng là
A. Bàn chân có nhiều xương	B. Bàn chân có nhiều cơ
C. Bàn chân to	D. Bàn chân có hình vòm
Câu 8: Trong một chu kỳ tâm nhĩ co:
A. 0,7s.	B. 0,3s	C. 0,4s	D. 0,1s
Câu 9: Môi trường trong cơ thể gồm:
A. Máu, nước mô và bạch cầu.	B. Máu, nước mô và hồng cầu.
C. Máu, bạch huyết và tiểu cầu.	D. Máu, nước mô và bạch huyết.
Câu 10: Hoạt động nào là hoạt động của tế bào Limphô B:
A. Tiêu diệt các tế bào hồng cầu già yếu.
B. Tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên.
C. Thực bào
D. Tiết Prôtêin đặc hiệu phá hủy tế bào bị nhiễm bệnh
Câu 11: Đường truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng gọi là:
A. Cung phản xạ	B. Vòng phản xạ.	C. Phản xạ.	D. Phản ứng.
Câu 12: Thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào gồm:
A. Nhân, màng sinh chất, ti thể	B. Màng sinh chất, ribôxôm, nhân.
C. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân.	D. Nhân, lưới nội chất, Màng sinh chất.
Câu 13: Nguyên nhân tai biến, đột quỵ ở người là do:
A. Sơ vữa động mạch.	B. Thừa máu
C. Dư chất dinh dưỡng trong máu.	D. Dư hồng cầu.
Câu 14: Giúp xương to ra bề ngang là chức năng của:
A. Tủy xương.	B. Màng xương.	C. Sụn tăng trưởng.	D. Mô xương xốp.
Câu 15: Mô nào sau đây là mô liên kết.
A. Mô thần kinh.	B. Mô biểu bì.	C. Mô cơ tim.	D. Mô sụn.
Câu 16: Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường trong cơ thể là chức năng của:
A. Lưới nội chất	B. Chất tế bào.	C. Nhân.	D. Màng sinh chất.
Câu 17: Vai trò của hồng cầu là:
A. Vận chuyển các chất dinh dưỡng	B. Vận chuyển các chất thải, chất thừa.
C. Tham gia bảo vệ cơ thể.	D. Vận chuyển oxi và khí cacbonic.
Câu 18: Sự truyền máu nào sau đây không phù hợp:
A. Nhóm máu A truyền cho nhóm máu B.	B. Nhóm máu A truyền cho nhóm máu AB.
C. Nhóm máu B truyền cho nhóm máu AB.	D. Nhóm máu O truyền cho nhóm máu A.
Câu 19: Vai trò của môi trường trong cơ thể là:
A. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
B. Giúp tế bào cảm ứng với môi trường.
C. Giúp duy trì máu ở trạng thái lỏng.
D. Giúp tế bào lớn lên và phân chia.
Câu 20: Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng là chức năng của:
A. Nơron liên lạc.	B. Nơron hướng tâm.	C. Nơron trung gian	D. Nơron li tâm.
-----------------------------------------------
B/ TỰ LUẬN:
Câu 1: Mô là gì? kể tên các loại mô trong cơ thể? (1,5 đ)
Câu 2: Chúng ta cần làm gì để cơ thể phát triển cân đối và khẻo mạnh? (1,5 đ)
Câu 3: Tại sao tim hoạt động suốt đời không mỏi? (2 đ)

File đính kèm:

  • docde kiem tra(2).doc
Đề thi liên quan