Đề thi Trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 năm 2011 - Mã đề thi: 134 (Kèm đáp án)

doc4 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 năm 2011 - Mã đề thi: 134 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
PHẦN CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 134
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Ruột thừa ở người
A. Là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ.
B. Tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ.
C. Là cơ quan tương đồng với manh trang ở động vật ăn cỏ.
D. Có nguồn gốc từ manh tràng của động vật ăn cỏ.
Câu 2: Quan niệm của Lamác sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong quan niệm hiện đại ?
A. Thường biến.	B. Biên dị.	C. Đột biến.	D. Di truyền.
Câu 3: Các cơ quan thoái hóa là cơ quan.
A. Thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới.
B. Phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
C. Thay đổi cấu tạo.
D. Biến mất hoàn toàn.
Câu 4: Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn so với học thuyết tiến hoá của Lamac là:
A. Xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh.
B. Giải thích nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
C. Giải thích sự hình thành loài mới bằng con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của CLTN.
D. Giải thích cơ chế tiến hoá ở cấp độ phân tử, bổ sung cho quan điểm Lamac.
Câu 5: Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Áp lực của CLTN.
B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
C. Tốc độ sinh sản của loài.
D. Cả A, B và C.
Câu 6: Sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ sâu, tỉ lệ các cá thể mang gen kháng thuốc trong quần thể sâu có thể tăng lên 500 lần, do đó để hạn chế tác hại cho môi trương, người ta cần nghiên cứu theo hướng.
A. Chuyển gen gây bệnh cho sâu.	B. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.
C. Chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng.	D. Nuôi nhiều chim ăn sâu.
Câu 7: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là phương thức thường gặp ở
A. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa.
B. Động vật.
C. Thực vật.
D. Thực vật và động vật ít di chuyển.
Câu 8: Đóng góp quan trong của học thuyết Lamac là:
A. Khẳng định vai trò của ngoại cảnh đối với sự biến đổi của các loài sinh vật.
B. Nêu ra xu hướng tiệm tiến vốn có của sinh vật.
C. Đề cập quan điểm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn.
D. Chứng minh rằng sinh giới này là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp
Câu 9: Theo Lamac ngoại cảnh là nhân tố chính
A. Làm phát sinh các biến dị không di truyền.
B. Làm cho các loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi.
C. Làm cho các loài sinh vật biến đổi dần dần và liên tục.
D. Làm tăng tính đa dạng của loài.
Câu 10: Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài có màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng
A. Cách li tập tính.	B. Cách li sinh thái.	C. Cách li sinh sản.	D. Cách li địa lí.
Câu 11: Giao phối giữa Lừa đực và Ngựa cái sinh ra con La dai sức và leo núi giỏi, giao phối giữa Lừa cái và Ngựa đực sinh ra con Bác – đô thấp hơn con La và có móng nhỏ giống Lừa. Sự khác nhau giữa con La và con Bác – đô là do:
A. Di truyền ngoài nhân.	B. Con lai thường giống mẹ.
C. Lai xa khác loài.	D. Số lượng bộ NST khác nhau.
Câu 12: Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là:
A. CLTN.
B. Đấu tranh sinh tồn ở các vật nuôi và cây trồng.
C. Chọn lọc nhân tạo
D. Do điều kiện môi trường.
Câu 13: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất ?
A. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
B. Cách li địa lí có thể dẫn tới hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
C. Cách li địa lí luông dẫn tới cách li sinh sản.
D. Môi trường cách li địa lí khác nhau là nghuên nhân chính tạo nên cách li địa lí.
Câu 14: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu xo bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở châu Mĩ có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52 NST?
A. Loài bông này có lẽ đã được hình thành bằng con đường cách li địa lí.
B. Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hoá.
C. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông của châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ.
D. Loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa kèm theo đa bội hoá.
Câu 15: Đối tượng của CLTN là:
A. Cá thể.	B. Loài và bộ.
C. Nòi và giống.	D. Quần thể và quần xã.
Câu 16: Hiện tượng nào sau đây nhanh chóng hình thành loài mới mà không cần cách li địa lí.
A. Đột biến NST.	B. Tự đa bội.	C. Dị đa bội.	D. Lai xa khác loài.
Câu 17: Thông thường người ta có thể phân biệt nhanh 2 cá thể khác loài nhờ dựa vào tiêu chuẩn:
A. Sinh lí – Hoá sinh.	B. Hình thái.	C. Địa lí – Sinh thái	D. Di truyền.
Câu 18: Học thuyết Đácuyn:
A. Chưa hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. Giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi.
C. Đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
D. Cả A, B và C.
Câu 19: Theo quan điểm hiện nay, nhân tố chính hình thành màu xanh lục ở đa số các loài sâu ăn lá:
A. Chọn lọc tự nhiên.	B. Đột biến và giao phối.
C. Cách li sinh sản.	D. Thức ăn của sâu.
Câu 20: Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng ?
A. Ngà voi và sừng tê giác.	B. Vòi voi và vòi bạch tuộc.
C. Cánh dơi và tay người.	D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi.
Câu 21: Các cơ quan tương đồng là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng ?
A. Vận động.	B. Hội tụ.	C. Đồng quy.	D. Phân nhánh.
Câu 22: Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương tự ?
A. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng.
B. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng.
C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các loài động vật khác.
D. Cánh chim và cánh côn trùng.
Câu 23: Khi nào ta có thể kết luật chính xác hai quần thể sinh vật vào đó thụôc hai loài khác nhau ?
A. Khi hai quần thể đó sống trong hai sinh cảnh khác nhau.
B. Khi hai quần thể đó cách li sinh sản với nhau.
C. Khi hai quần thể đó có đặc điểm hình thái giống nhau.
D. Khi hai quần thể đó có đặc điểm sinh hoá giống nhau.
Câu 24: Hai loài sinh vật sống ở hai khu vực địa lí xa nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả.
A. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau.
B. Điều kiện mội trường 2 khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghị giống nhau.
C. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau.
D. Cả B và C.
Câu 25: Cho các cơ quan ở người.
I. Xương cùng.	II. Ruột thừa.	III. Răng khôn.	
IV. Những nếp ngang ở vòm miệng.	 	V. Tá tràng.
Các cơ quan thoái hoá là
A. II, III, IV, V.	B. I, II, III, IV.	C. I, III, IV, V.	D. I, II, III, V.
Câu 26: Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì:
A. Chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài.
B. Chúng đều có kích thức giống nhau giữa các loài.
C. Chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay chức năng không còn hoặc chức năng tiêu giảm.
D. Chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thực hiện chức năng.
Câu 27: Tác nhân nào sau đây không làm thay đổi tần số của các alen trong quần thể giao phối.
A. Chọn lọc tự nhiên.	B. Các cơ chế cách li.
C. Biến động di truyền.	D. Đột biến.
Câu 28: Câu nào trong số các câu dưới đây nói về CLTN đúng với quan niệm của Đacuyn.
A. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau.
B. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các kiểu gen.
C. CLTN thực chất là sự phân hoá khả năng sống sót của các cá thể.
D. Cả A, B và C.
Câu 29: Trong quá trình tiến hoá sự cách li địa lí có vai trò
A. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
B. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.
C. Là điều kiện làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng thích nghi.
D. Tác động làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể.
Câu 30: Theo quan niệm hiện nay, điều kiện ngoại cảnh có vai trò là:
A. Nhân tố làm phát sinh các biến dị không di truyền.
B. Nhân tố chính của quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. Nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục.
D. Vừa là nhân tố làm phát sinh đột biến, vừa là môi trường của CLTN.
Câu 31: Tiến hoá nhỏ là
A. Quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần xã.
B. Quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
C. Quá trình làm biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
D. Cả B và C.
Câu 32: Quan niệm về sự chọn lọc theo hướng phân li tính trạng đã giải thích thành công về:
A. Sự hình thành các cơ quan tương đồng.
B. Sự hình thành các cơ quan tương tự.
C. Sự đa dạng của vật nuôi và cây trồng.
D. Sự hình thành loài mới trong điều kiện tự nhiên.
Câu 33: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là:
A. Nòi.	B. Quần thể.	C. Loài.	D. Cá thể.
Câu 34: Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở
A. Sự cách li địa lí giữa dạng lúa mì châu Âu và dạng lúa mì châu Mĩ.
B. Là kết quả của quá trình lai xa khác loài.
C. Là kết quả của quá trình tự đa bội 2n thành 4n cua loài lúa mì.
D. Là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá.
Câu 35: Động lực của chọn lọc tự nhiên là:
A. Sự đào thải các biến dị bất lợi và sự tích luỹ các biến dị có lợi.
B. Các tác nhân của các điều kiện sống trong tự nhiên.
C. Sự đấu tranh sinh tồn của các cơ thể sống.
D. Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người.
Câu 36: Tiến hoá lớn là quá trình.
A. Biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
B. Biến đổi trong loài làm xuất hiện loài mới.
C. Biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
D. Phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen.
Câu 37: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chỉ gặp ở
A. Thực vật và động vật có khả năng di động xa.
B. Thực vật và động vật ít có khả năng di động xa.
C. Động vật đơn tính.
D. Thực vật có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 38: Động lực của chọ lọc nhân tạo là:
A. Sự đào thải của các biến dị không co lợi.
B. Các tác động của các điều kiện sản xuất như: thức ăn, kĩ thuật chăm sóc
C. Sự tích luỹ các biến dị có lợi.
D. Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người.
Câu 39: Quần thể sinh vật chỉ tiến hoá khi.
A. Thành phần kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể biến đổi qua các thế hệ.
B. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau.
C. Tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Có cấu trúc đa hình.
Câu 40: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì.
A. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.
B. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với cây của quần thể 2n.
C. Quần thể cây 4n giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n.
D. Quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.
-----------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde_thi_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_thi_134.doc
  • xlsOTTN 2011_07_dapancacmade.xls
Đề thi liên quan