Đề thi Trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 năm 2011 - Mã đề thi: 135 (Kèm đáp án)

doc4 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 năm 2011 - Mã đề thi: 135 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
TỔNG HỢP PHẦN SÁU TIẾN HÓA
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 135
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Nội dung cơ bản của định luật Hácđi – Vanbéc là:
A. Trong quần thể giao phối tự do, tần số tương đối của các alen thuộc mỗi gen được duy trì ổn định qua các thế hệ
B. Tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể được duy trì ổn định.
C. Tỉ lệ mỗi loại kiểu gen trong quần thể được duy trì ổn định.
D. Tỉ lệ dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.
Câu 2: Quần thể sinh vật chỉ tiến hoá khi.
A. Thành phần kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể biến đổi qua các thế hệ.
B. Tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau.
D. Có cấu trúc đa hình.
Câu 3: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là:
A. Quần thể.	B. Cá thể.	C. Nòi.	D. Loài.
Câu 4: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất ?
A. Môi trường cách li địa lí khác nhau là nghuên nhân chính tạo nên cách li địa lí.
B. Cách li địa lí có thể dẫn tới hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
C. Cách li địa lí luông dẫn tới cách li sinh sản.
D. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
Câu 5: Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và các hoá thạch điển hình, người ta chia lịch sử sự sống thành 5 đại địa chất chính lần lượt là.
A. Thái cổ à Cổ sinh à Trung sinh à Tân sinhà Nguyên sinh .
B. Thái cổ à Nguyên Sinh à Trung sinh à Tân sinhà Cổ sinh.
C. Thái cổ à Trung sinh à Cổ sinh à Tân sinh à Nguyên sinh.
D. Thái cổ à Nguyên sinh à Cổ sinh à Trung sinh à Tân sinh.
Câu 6: Quan niệm của Lamác sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong quan niệm hiện đại ?
A. Biên dị.	B. Thường biến.	C. Đột biến.	D. Di truyền.
Câu 7: Theo quan điểm hiện nay, nhân tố chính hình thành màu xanh lục ở đa số các loài sâu ăn lá:
A. Đột biến và giao phối.	B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Cách li sinh sản.	D. Thức ăn của sâu.
Câu 8: Côaxecva là:
A. Các hợp chất hữu cơ hoà tan trong nước dưới dạng dung dich keo.
B. Các hợp chất có 2 nguyên tố C và H.
C. Các enzim kết hợp với các ion kim loại và liên kết với các pôlpeptit.
D. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ lại thành những giọt rất nhỏ, có màng bao bọc ngăn cách với môi trường ngoài nhưng có khả năng trao đổi chất với môi trường.
Câu 9: Khi nào ta có thể kết luật chính xác hai quần thể sinh vật vào đó thụôc hai loài khác nhau ?
A. Khi hai quần thể đó có đặc điểm sinh hoá giống nhau.
B. Khi hai quần thể đó cách li sinh sản với nhau.
C. Khi hai quần thể đó có đặc điểm hình thái giống nhau.
D. Khi hai quần thể đó sống trong hai sinh cảnh khác nhau.
Câu 10: Theo quan điểm hiện nay, đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở vật thể sống mà không thể có ở vật thể vô cơ
A. Có cấu tạo bởi các đại phân tử hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic đặc trưng.
B. Trao đổi chất thông qua quá trình đồng hoá, dị hoá và có khả năng sinh sản.
C. Có khả năng tự biến đổi để thích nghi với môi trường thay đổi.
D. Có hiện tượng tăng trưởng, cảm ứng và vận động.
Câu 11: Tác nhân nào sau đây không làm thay đổi tần số của các alen trong quần thể giao phối.
A. Biến động di truyền.	B. Đột biến.
C. Các cơ chế cách li.	D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 12: Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài trực tiếp hình thành loài người là ?
A. Homo erectus.	B. Homo habilis.
C. Homo neanderthalensis.	D. Homo sapiens.
Câu 13: Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều loài khác nhau, trong số đó có một nhánh tiến hoá hình thành chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là:
A. Homo habilis.	B. Homo sapiens.
C. Homo eretus.	D. Homo neanderthanlensis.
Câu 14: Trong điều kiện hiện nay của Trái Đất, chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào?
A. Được tổng hợp trong các tế bào sống.	B. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học.
C. Quang tổng hợp hay hoá tổng hợp.	D. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
Câu 15: . Là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
A. Sinh vật nguyên thuỷ.	B. Cổ sinh vật học.
C. Hoá thạch.	D. Sinh vật cổ.
Câu 16: Động lực của chọn lọc tự nhiên là:
A. Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người.
B. Các tác nhân của các điều kiện sống trong tự nhiên.
C. Sự đào thại các biến dị bất lợi và sự tích luỹ các biến dị có lợi.
D. Sự đấu tranh sinh tồn của các cơ thể sống.
Câu 17: Hiện tượng nào sau đây nhanh chóng hình thành loài mới mà không cần cách li địa lí.
A. Đột biến NST.	B. Dị đa bội.	C. Lai xa khác loài.	D. Tự đa bội.
Câu 18: Cacbon 14 (C14) có thời gian bán rã khoảng:
A. 4730 năm.	B. 7000 năm.	C. 6730 năm.	D. 5730 năm.
Câu 19: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì.
A. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với cây của quần thể 2n.
B. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.
C. Quần thể cây 4n giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n.
D. Quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.
Câu 20: Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì:
A. Chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay chức năng không còn hoặc chức năng tiêu giảm.
B. Chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài.
C. Chúng đều có kích thức giống nhau giữa các loài.
D. Chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thực hiện chức năng.
Câu 21: Tiến hoá lớn là quá trình.
A. Biến đỏi trên quy mô lớn, trỉa qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
B. Biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
C. Biến đổi trong loài làm xuất hiện loài mới.
D. Phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen.
Câu 22: Cho các cơ quan ở người.
I. Xương cùng.	II. Ruột thừa.	III. Răng khôn.	
IV. Những nếp ngang ở vòm miệng.	 	V. Tá tràng.
Các cơ quan thoái hoá là
A. II, III, IV, V.	B. I, III, IV, V.	C. I, II, III, IV.	D. I, II, III, V.
Câu 23: Dạng vượn người dược xem là có họ hàng gần gũi nhất với loài người hiện đại là:
A. Vượn.	B. Gôrila.	C. Đười ươi.	D. Tinh tinh.
Câu 24: Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn tiến hoá hình thành
A. Các tế bào sơ khai và sau đó hình thành những tế bào sống đầu tiên.
B. Các cơ thể đơn bào đơn giản, các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.
C. Các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
D. Các hợp chất vô cơ từ các chất hữu cơ.
Câu 25: Tiến hoá hoá học là giai đoạn hình thành
A. Các tế bào sơ khai.
B. Các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
C. Các hợp chất vô cơ phức tạp từ các hợp chất hữu cơ đơn giản.
D. Các hợp chất vô cơ phức tạp từ các hợp chất vô cơ đơn giản.
Câu 26: Quá trình tiến hoá trên trái đất có thể chia thành các giai đoạn.
A. Tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học.
B. Tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.
C. Tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.
D. Tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học
Câu 27: Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương tự ?
A. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng.
B. Tua cuốn của dây bầu, bí và gia xương rồng.
C. Cánh chim và cánh côn trùng.
D. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các loài động vật khác.
Câu 28: Tiến hoá sinh học là giai đoạn tiến hoá hình thành.
A. Các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.
B. Các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
C. Các tế bào bào sống đầu tiên và sau đó là hình thành những tế sơ khai.
D. Các tế bào sơ khai và sau đó là hình thành những tế bào sống đầu tiên.
Câu 29: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu xo bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở châu Mĩ có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52 NST?
A. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông của châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ.
B. Loài bông này có lẽ đã được hình thành bằng con đường cách li địa lí.
C. Loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa kèm theo đa bội hoá.
D. Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hoá.
Câu 30: Động lực của chọ lọc nhân tạo là:
A. Sự đào thải của các biến dị không co lợi.
B. Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người.
C. Các tác động của các điều kiện sản xuất như: thức ăn, kĩ thuật chăm sóc
D. Sự tích luỹ các biến dị có lợi.
Câu 31: Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là:
A. C, H, O, P.	B. C, H, O, N.	C. C, H, O, N, S, P.	D. C, H, O, S.
Câu 32: Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng ?
A. Ngà voi và sừng tê giác.	B. Vòi voi và vòi bạch tuộc.
C. Cánh dơi và tay người.	D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi.
Câu 33: Urani 238 (U238) Có thời gian bán rã khoảng
A. 4 tỉ năm.	B. 3,5 tỉ năm.	C. 4,5 tỉ năm.	D. 3 tỉ năm.
Câu 34: Ruột thừa ở người
A. Tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ.
B. Là cơ quan tương đồng với manh trang ở động vật ăn cỏ.
C. Là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ.
D. Có nguồn gốc từ manh tràng của động vật ăn cỏ.
Câu 35: Sự kiện quan trọng để hình thành những cơ thể sống có khả năng di truyền đặc điểm của chúng cho đời sau là:
A. Sự hình thành màng lipôprôtêin.	B. Sự xuất hiện cơ chế nhân đôi.
C. Sự xuất hiện các enzim.	D. Sự hình thành các côaxécva.
Câu 36: Cơ sở vật chất của yếu của sự sống là:
A. Axit nuclêic.	B. Cacbonhiđrat.
C. Prôtêin.	D. Prôtêin và axit nuclêic.
Câu 37: Theo quan niệm hiện nay, điều kiện ngoại cảnh có vai trò là:
A. Nhân tố làm phát sinh các biến dị không di truyền.
B. Nhân tố chính của quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. Nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục.
D. Vừa là nhân tố làm phát sinh đột biến, vừa là môi trường của CLTN.
Câu 38: Trong các loại đại phân tử hữu cơ thì chất nào không có cấu trúc đa phân ?
A. Lipit.	B. Axit nuclêic và pôlisaccarit.
C. Prôtêin và axit nuclêic	D. Axit nuclêic và pôlipeptit.
Câu 39: Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát ?
A. Đại Tân sinh.	B. Đại Trung sinh.	C. Đại Cổ sinh.	D. Đại Thái cổ.
Câu 40: Theo quan niệm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:
A. ATP.	B. Năng lượng hóa học.
C. Năng lượng sinh học.	D. Năng lượng tự nhiên.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde_thi_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_thi_135_kem_dap.doc
  • xlsOTTN 2011_09_dapancacmade.xls
Đề thi liên quan