Đề thi Trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 năm 2011 - Phần 5: Di truyền học - Mã đề thi: 109 (Kèm đáp án)

doc4 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 năm 2011 - Phần 5: Di truyền học - Mã đề thi: 109 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
TỔNG HỢP PHẦN 5 DI TRUYỀN HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 109
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Khi đem lai 2 giống đậu Ha lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, ở thế hệ F2, Men đen đã thu được tỉ lệ phân tính kiểu hình là:
A. 9 : 3 : 3 : 1.	B. 3 : 3 : 3 : 3.	C. 1: 1 : 1 : 1.	D. 3 : 3 : 1 :1.
Câu 2: Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn b trên NST thường. Trong một quần thể có tỉ lệ người bị bạch tạng (bb) khoảng 0,00005 thì tỉ lệ nhưng người có kiểu gen Bb là.
A. 0,08%.	B. 0,7%.	C. 1,4%.	D. 0,3%.
Câu 3: Cho cá thể mang gen AabbDDEeFf tụ thụ phấn thì số tổ hợp giao tử tối đa là:
A. 128.	B. 256.	C. 64.	D. 32.
Câu 4: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 48 số lượng NST trong thể ba nhiễm và trong cơ thể tam bội là:
A. 48 và 96.	B. 49 và 72.	C. 48 và 69.	D. 47 và 96.
Câu 5: Một gen bị đột biến là giảm 6 nuclêôtit và 8 liên kết hiđrô. Gen này đã bị mất:
A. 3 cặp nuclêôtit.	B. 2 cặp A – T , một cặp G – X.
C. 2 cặp G – X, một cặp A – T.	D. Cả B và C.
Câu 6: Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ phấn như sau: 0,5 AA : 0,5 aa. Giả sử, quá trình đột biến và chon lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gencủa quần thể sau 4 thế hệ là:
A. 25% AA : 50% Aa : 25% aa.	B. 25% AA : 50% aa : 25% Aa.
C. 50% AA : 50% aa	D. 50% AA : 50% Aa.
Câu 7: Ở người, bệnh mù màu đỏ - lục do gen lặn m trên NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng M quy định phân biệt màu rõ, NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình, bố mẹ đều phân biệt màu rõ sinh được cô con gái mang gen dị hợp về bệnh này, Kiểu gen của bố mẹ là:
A. XMXM x XMY.	B. XMXm x XMY.	C. XMXM x XmY.	D. XmXm x XMY.
Câu 8: Một tế bào có kiểu gen DdEe khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng?
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 8.
Câu 9: Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là:
0,04 BB + 0.32 Bb + 0,64 bb = 1, tần số của các alen p(B) và q(b) là:
A. p(B) = 0,64 và q(b) = 0,36.	B. p(B) = 0.4 và q(b) = 0.6.
C. p(B0 = 0,2 và q(b) = 0,8.	D. p(B) = 0,75 và q(b) = 0,25.
Câu 10: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Kiểu gen Aa khi lai phân tich sẽ cho thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 3: 3: 1: 1.	B. 1: 1: 1 :1.	C. 1: 2: 1.	D. 3 : 1.
Câu 11: Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình.
A. Trội hoàn toàn.	B. Trội không hoàn toàn.
C. Phân li độc lập.	D. Phân li.
Câu 12: Một khu vườn thí nghiệm trồng 50 cây ớt chuông có 25 cây có kiểu gen dị hợp, số cây còn lại có kiểu gen đồng hợp trội. Cho các cây tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp thì đến thế hệ F4 tỉ lệ các kiểu gen là bao nhiêu?
A. 49,21875% AA : 1,5625% Aa : 49,21875% aa.
B. 25% AA : 50% Aa : 25% aa.
C. 73,3475% AA : 3,125% Aa : 23,4375% aa.
D. 98,4375% AA : 1,5625% Aa : 0% aa.
Câu 13: Ở chim, bướm, NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng.
A. XO.	B. Đồng giao tử.	C. XXY.	D. Dị giao tử.
Câu 14: Axit amin mêtiônin được mã hoá bởi mã bộ ba:
A. UAX.	B. AUU.	C. AUA.	D. AUG.
Câu 15: Ở một loài thực vật, khi lai giữa dạng hoa đỏ thẫm thuần chủng với dạng hoa trắng thuần chủng được F1 hoàn toàn màu hồng. Khi cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỉ lệ: 1 đỏ thẫm : 4 đỏ tươi : 6 hồng : 4 đỏ nhạt : 1 trắng. Quy luật di truyền đã chi phối phép lai này là:
A. Tương tác bổ trợ giữa các gen không alen.
B. Tương tác át chế giữa các gen không alen.
C. Phân li độc lập.
D. Tương tác cộng gộp giữa các gen không alen.
Câu 16: Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự các nuclêôtit được phiên mã từ một gen có mạch gốc là 
AGXTTAGXA.
A. AGXUUAGXA.	B. TXGAATXGT.	C. AGXTTAGXA.	D. UXGAAUXGU.
Câu 17: Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số giao tử là
A. 4.	B. 8.	C. 16.	D. 32.
Câu 18: Phân tử ADN dài 408 nm. Khi phân tử này nhân đôi một lần, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là:
A. 3600	B. 2400.	C. 1200	D. 3000
Câu 19: Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế sự đa dạng của sinh vật.
A. Liên kết gen.	B. Phân li độc lập.	C. Hoán vị gen.	D. Tương tác gen.
Câu 20: Tính chất của thường biến là:
A. Có định hướng, di truyền.	B. Đồng loạt, không di truyền.
C. Đột ngột, không di truyền.	D. Đồng loạt, định hướng, không di truyền.
Câu 21: Dạng đột biến cấu trúc NST gây bệnh ung thư máu ở người là
A. Mất đoạn ở cặp NST số 21hoặc22.
B. Lặp đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22.
C. Đảo đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22.
D. Chuyển đoạn NST ở cặp NST số 21 hoặc 22.
Câu 22: Trong một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen alen là D và d, biết tỉ lệ của gen d là 20% thì cấu trúc di truyền của quần thể là
A. 0,25DD + 0,50Dd + 0,25dd.	B. 0,04DD + 0,32Dd + 0,64dd.
C. 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd.	D. 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd.
Câu 23: Việc lập bản đồ gen dựa trên kết quả nào sau đây ?
A. Tấn số hoán vị gen để suy ra khoảng cách giữa các gen trên NST.
B. Phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân.
C. Đột biến chuyển đoạn để suy ra ra vị trí của các gen liên kết.
D. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2.
Câu 24: Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ % Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là.
A. 75% ; 25%.	B. 0,5% ; 0,5%.	C. 0,75% ; 0,25%.	D. 50% ; 25%.
Câu 25: Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen di hợp Aa là 0,40. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là bao nhiêu ?
A. 0,10.	B. 0,30.	C. 0,20.	D. 0,40.
Câu 26: Kĩ thuật chuyển gen đã ứng dụng kĩ thuật nào sau đây ?
A. Kĩ thuật xử lí enzim.	B. Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.
C. Kĩ thuật gây đột biến nhân tạo.	D. Kĩ thuật xử lí màng tế bào.
Câu 27: Trên một mạch khuân của phân tử ADN có số nuclêôtit như sau: A = 80, G = 140, X = 60, T = 60. Sau một lần nhân đôi đòi môi trường cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?
A. A = T = 150, G = X = 140.	B. A = T = 140, G = X = 200.
C. A = T = 200, G = X = 90.	D. A = T =90, G = X = 200.
Câu 28: Quan sát một dòng họ, người ta thấy có một số người có các đặc điểm: Tóc – Da - Lông trắng, mắt hồng. Những người này.
A. Mắc bệnh bạch cầu ác tính.	B. Mắc bệnh máu trắng.
C. Không có gen quy định máu đen.	D. Mắc bệnh bạch tạng.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoán vị gen.
A. Tỉ lệ nghịch với các lực liên kết giữa các gen trên NST.
B. Càng gần tâm động, tần số hoán vị gen càng lớn.
C. Không lớn hơn 50%.
D. Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST.
Câu 30: Dạng biến dị nào sau đây là thường biến ?
A. Bệnh máu khó đông ở người.
B. Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở thú khi trời rét.
C. Bệnh dính ngón tay số 2 và số 3 ở người.
D. Bệnh mù màu ở người.
Câu 31: Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thương sử dụng loại vi khuẩn E. côli làm tế bào nhận vì:
A. E côli sinh sản nhanh, dễ nuôi.	B. E. côli có cấu trúc đơn giản.
C. E. côli có nhiều trong tự nhiên.	D. Trong tế bào
E. côli có nhiều plasmit.	
Câu 32: Trường hợp nào sau đây không được coi là sinh vật đã bị biến đổi gen ?
A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.
B. Bò tạo ra nhiểu hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng.
C. Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Petunia.
D. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm.
Câu 33: Chất cônsixi ngăn cản sự hình thành của thoi phân bào nên thường dùng để gây đột biến.
A. Thể tam bội.	B. Thể đa bội.	C. Đột biến tiền phôi.	D. Đột biến giao tử.
Câu 34: Trong kĩ thuật chuyển gen, plasmit là:
A. Tế bào cho.	B. Tế bào nhận.	C. Enzim nối.	D. Thể truyền.
Câu 35: Đâu là khái niệm về đột biến.
A. Là những biến đổi bình thường, nhưng không phải luôn có lợi ch sự phát triển của co thể mang nó.
B. Những biến đổi có khẳ năng di truyền trong thông tin di truyền.
C. Phiên mã sai mã di truyền.
D. Hiện tượng tái tổ hợp di truyền.
Câu 36: Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là:
A. Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST thường.
B. Sự phân li, tổ hợp củ NST giới tính dẫn tới sự phân li, tổ hợp củ các gen quy định tính trạng giới tính.
C. Các gen quy định thường nằm trên NST giới tính.
D. Sự phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính dẫn tới sự phân li, tổ hợp của các gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính.
Câu 37: Định luật Hácđi – Vanbec phản ánh điều gì?
A. Sự biến động của tần số các alen trong quần thể.
B. Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối.
C. Sự biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể.
D. Sự không ổn định của các alen trong quần thể.
Câu 38: Những đứa trẻ chắc chắn là đồng sinh cùng trứng khi
A. Chúng cùng sinh ra trong một lần sinh đẻ của người mẹ.
B. Chúng cùng sinh ra trong một lần sinh đẻ của người mẹ và cùng giới tính.
C. Chúng được hình thành từ một hợp tử.
D. Chúng được hình thành từ một phôi.
Câu 39: Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ hiểu hình có thể suy ra:
A. Tần số của các alen và tỉ lệ các kiểu gen.
B. Vốn gen của quần thể.
C. Thành phần các gen alen đặc trưng của quần thể.
D. Tính ổn định của quần thể.
Câu 40: Một gen có số nuclêôtit là 3000 khi gen này thực hiện 3 lần sao mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp:
A. 4500.	B. 21000.	C. 9000.	D. 1500.
---------------------------------------------------------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde_thi_trac_nghiem_tong_hop_di_truyen_hoc_phan_5_ma_de_thi_1.doc
  • xlsOTTN 2011_06_dapancacmade.xls