Đề thi Trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 năm 2011 (Phần Các quy luật di truyền) - Chương II - Mã đề thi: 232 (Kèm đáp án)

doc4 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 năm 2011 (Phần Các quy luật di truyền) - Chương II - Mã đề thi: 232 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
PHẦN CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 232
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Một tế bào có kiểu gen Dd khi giảm phân có trao đổi chéo xảy ra có thể cho tối đa mấy loại trứng?
A. 4.	B. 8.	C. 2.	D. 16.
Câu 2: Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập là:
A. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F2 là (3 + n)n.
B. Ở F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỉ lệ 3:1
C. Sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền riêng rẽ củ mỗi cặp tính trạng.
D. Sự phân li của cặp gen này phụ thuộc vào vặp gen khác dẫn đến sự di truyền của các cặp tính trạng phụ thuộc vào nhau.
Câu 3: Lai phân tích là phép lai
A. Giữa cơ thể mang tính trạng tương phản với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.
B. Giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.
C. Giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lăn tương phản để kiểm tra kiểu gen.
D. Giữa hai cơ thể có tính trạng tương phản.
Câu 4: Ở một loài thực vật, khi lai giữa dạng hoa đỏ thẫm thuần chủng với dạng hoa trắng thuần chủng được F1 hoàn toàn màu hồng. Khi cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỉ lệ: 1 đỏ thẫm : 4 đỏ tươi : 6 hồng : 4 đỏ nhạt : 1 trắng. Quy luật di truyền đã chi phối phép lai này là:
A. Phân li độc lập.
B. Tương tác cộng gộp giữa các gen không alen.
C. Tương tác bổ trợ giữa các gen không alen.
D. Tương tác át chế giữa các gen không alen.
Câu 5: Hiện tượng hoán vị gen có đặc điểm.
A. Các gen trên cùng một NST thì phân li cùng nhau trong quá trình phân bào hình thành nhóm gen liên kết.
B. Khoảng cách giữa các gen càng lớn thì tần số hoán vị gen càng cao.
C. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, hai gen tương ứng trên một cặp NST tương đồng có thể đổi chỗ cho nhau.
D. Cả B và C.
Câu 6: Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn?
A. ♀Aa x ♂aa.	B. ♀AA x ♂AA.	C. ♀aa x ♂aa.	D. ♀AA x ♂aa.
Câu 7: Khi cho cây hoa đỏ lai với cây hoa màu trắng được F1 toàn hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen quy định môt tính trạng. Kết luận nào có thể được rút ra từ kết quả phép lai này.
A. Đỏ là tính trạng trội hoàn toàn.	B. F1 di hợp tử.
C. P thuần chủng.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Một tế bào có kiểu gen DdEe khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng?
A. 2.	B. 8.	C. 4.	D. 1.
Câu 9: Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Men Đen là:
A. Lai phân tích.	B. Phân tích cơ thể lai.
C. Lai giống.	D. Sử dụng xác suất thống kê.
Câu 10: Loại tế bào nào sau đây có chứa NST giới tính ?
A. Tế bào sinh dục sơ khai.	B. Giao tử.
C. Tế bào sinh dưỡng.	D. Cả A, B và C.
Câu 11: Dòng thuần về một tính trạng là:
A. Dòng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ.
B. Đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình.
C. Dòng luôn có kiểu gen đồng hợp trội.
D. Cả A và B.
Câu 12: Ở loài giao phối, cơ sở vật chất chủ yếu quy định tính trạng của mỗi cá thể là:
A. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng.	B. Tổ hợp NST trong nhân của hợp tử.
C. Bộ NST trong tế bào sinh dục.	D. Nhân của giao tử.
Câu 13: Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là:
A. Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST thường.
B. Sự phân li, tổ hợp củ NST giới tính dẫn tới sự phân li, tổ hợp củ các gen quy định tính trạng giới tính.
C. Các gen quy định thường nằm trên NST giới tính.
D. Sự phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính dẫn tới sự phân li, tổ hợp của các gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính.
Câu 14: Phương pháp nghiên cứu của MenĐen gồm các nội dung:
Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3.
Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
Tạo dòng thuần bằng tự thụ phấn. 
Trình tự đúng các bước thí nghiệm là:
A. 4 --> 3 --> 2 --> 1.	B. 4 --> 1 --> 2 --> 3.	C. 4--> 2 --> 1 --> 3.	D. 4--> 2 --> 3 --> 1.
Câu 15: Để xác định một tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ở tế bào chất quy định, người ta sử dụng phương pháp.
A. Lai thuận nghịch.	B. Lai phân tích.	C. Lai gần.	D. Lai xa.
Câu 16: Khi cho F1 tự thụ phấn, Menđen đã thu được thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu hình thế nào ?
A. 1/4 giống ông : 2/4 giống F1 : 1/4 giống bà.
B. ¾ giống ông hoặc bà và giống bố mẹ : ¼ giống bên còn lại của ông hoặc bà.
C. 3/4 giống ông : 1/4 giống bà.
D. ¾ giống bà : ¼ giống ông.
Câu 17: Hiện tượng lá đốm xanh trắng ở cây vạn niên thanh là do:
A. Đột biến bạch tạng do gen trong nhân.
B. Đột biến bạch tạng do gen trong ti thể.
C. Đột biến bạch tạng do gen trong lục lạp.
D. Đột biến bạch tạng do gen trong plasmit của vi khuẩn cộng sinh.
Câu 18: Hiện tượng di truyền thẳng liên quan đến trường hợp nào sau đây ?
A. Gen trội trên NST thường.
B. Gen trên NST Y.	C. Gen lặn trên NST X.
C. Gen lặn trên NST thường.
Câu 19: Ở chim, bướm, NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng.
A. Đồng giao tử.	B. Dị giao tử.	C. XO.	D. XXY.
Câu 20: Bệnh nào sau đây là do gen lặn di truyền liên kết với giới tính quy định.
A. Mù màu.	B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm.
C. Điếc di truyền.	D. Bạch tạng.
Câu 21: Dấu hiệu đặc trưng để phân biệt gen di truyền trên NST giới tính Y là
A. Không phân biệt được gen trội hay gen lặn.	B. Luôn di truyền theo dòng bố.
C. Được di truyền ở giới dị giao tử.	D. Chỉ được biểu hiện ở con đực.
Câu 22: Dạng biến dị nào sau đây là thường biến ?
A. Bệnh máu khó đông ở người.
B. Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở thú khi trời rét.
C. Bệnh mù màu ở người.
D. Bệnh dính ngón tay số 2 và số 3 ở người.
Câu 23: Khi lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Men Đen đã phát hiện được gì ở thế hệ con
A. Chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ.
B. Luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.
C. Biểu hiện kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ.
D. Luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.
Câu 24: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Kiểu gen Aa khi lai phân tich sẽ cho thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 3: 3: 1: 1.	B. 1: 1: 1 :1.	C. 3 : 1.	D. 1: 2: 1.
Câu 25: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Men Đen là:
A. Sự nhân đôi, phân đôi của các NST trong giảm phân.
B. Sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
C. Sự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân.
D. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn tới sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo các giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
Câu 26: Tính trạng do một cặp alen có quan hệ trội - lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào ?
A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.	B. 100% trung gian.
C. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn.	D. 3 trội : 1 lặn.
Câu 27: Yếu tố “giống” trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây ?
A. Kiểu gen.	B. Năng suất.	C. Môi trường.	D. Kiểu hình.
Câu 28: Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan đến trường hợp nào sau đây ?
A. Gen trên NST thường.	B. Gen trong tế bào chất.
C. Gen trên NST X.	D. Gen trên NST Y.
Câu 29: Phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?
A. ♀AABb x ♂aabb và ♀AABb x ♂aaBb.	B. ♀AA x ♂aa và ♀Aa x ♂aa.
C. ♀AABB x ♂aabb và ♀aabb x ♂AABB.	D. ♀Aa x ♂aa và ♀aa x ♂AA.
Câu 30: Ý nghĩa của hoán vị gen là:
A. Làm tăng các biến dị tổ hợp.
B. Các gen quý năm trên các NST khác nhau có thể tổ hợp với nhau thành nhóm gen liên kết mới.
C. Ứng dụng lập bản đồ di truyền.
D. Cả A, B và C.
Câu 31: Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2, Men đen đã nhận biết được điều gì ?
A. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau.
B. F2 có kiểu hình giống P hoặc có kiểu gen giống F1.
C. 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.
D. 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.
Câu 32: Khi cho P di hợp tử về 2 cặp gen không alen (mỗi gen quy định một tính trạng) lai phân tich. Tần số hoán vị gen được tính băng.
A. Phần trăm số cá thể có kiểu hình trội.
B. Phần trăm số cá thể có kiểu hình khác P trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích.
C. Phần trăm số cá thể có hoán vị gen trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích.
D. Phần trăm số cá thể có kiểu hình giống P trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích.
Câu 33: Ý nghĩa của liên kết gen là:
A. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
B. Hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp.
C. Làm tăng các biến din tổ hợp.
D. Cả A và B.
Câu 34: Sự hình thành các tính trạng giới tính trong đời cá thể chịu sự chi phối của yếu tố nào ?
A. Do NST mang gen quy định tính trạng.
B. Ảnh hưởng của môi trường và các hoocmon sinh dục.
C. Sự tổ hợp của NST giới tính trong thụ tinh.
D. Cả A, B và C
Câu 35: Trong trường hợp trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai là:
A. 1: 2: 1 và 3 : 1.	B. 3: 1 và 3: 1.	C. 1: 2:1 và 1: 2: 1.	D. 3: 1 và 1: 2 : 1.
Câu 36: Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính là gì ?
A. Có thể sớm phân biệt được cá thể đực, cái nhờ các gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính.
B. Giải thích được một số bệnh, tật di truyền liên quan đến NST giới tính như bệnh mù màu, bệnh, máu khó đông ...
C. Chủ ý sinh con theo ý muốn.
D. Cả A và B.
Câu 37: Thường biến là gì ?
A. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen.
B. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng một kiểu gen.
C. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen tạo ra cùng kiểu hình.
D. Là nhứng biến đổi đồng loạt về kiểu gen do tác động của môi trường.
Câu 38: Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập là:
A. Các cặp gen quy định tính trạng phải năm trên các cặp NST khác nhau.
B. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
C. Số lượng cá thể phải đủ lớn.
D. Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai.
Câu 39: Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số giao tử là
A. 8.	B. 4.	C. 32.	D. 16.
Câu 40: Việc lập bản đồ gen dựa trên kết quả nào sau đây ?
A. Tấn số hoán vị gen để suy ra khoảng cách giữa các gen trên NST.
B. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2.
C. Đột biến chuyển đoạn để suy ra ra vị trí của các gen liên kết.
D. Phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde_thi_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_12_phan_cac_quy_luat_di.doc
  • xlsOTTN 2011_04_dapancacmade (2).xls
Đề thi liên quan