Đề thi trắc nghiệm môn sinh thời gian làm bài: 45 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn sinh thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
MÔN SINH
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 103
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có một ngăn?
A. Trâu, bò, cừu, dê.	B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò..
C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê..	D. Ngựa, thỏ, chuột.
Câu 2: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở :
A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.	B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non.
C. Miệng, dạ dày, ruột non.	D. Chỉ diễn ra ở dạ dày.
Câu 3: Các dạng điện sinh học? (chọn phương án đúng nhất)
A. điện thế hoạt động - điện năng.	B. điện thế nghỉ - điện thế hoạt động.
C. điện thế hoạt động.	D. điện thế nghỉ - điện năng.
Câu 4: Ở người trưởng thành, thời gian của một chu kì co tim là
A. 0,8 giây	B. 1,5 giây	C. 1 giây	D. 1,2 giây
Câu 5: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:
A. Hệ dẫn truyền tim, hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất bó His và mạng Puôckin.
B. Tim có nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện.
C. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.
D. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.
Câu 6: Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là:
A. Tim chỉ là trạm trung gian để máu đi qua và đảm bảo cho máu đi nuôi cơ thể giàu O2.
B. Tim là nơi máu trao đổi O2 và CO2 để trở thành máu giàu O2.
C. Tim là nơi chứa và dự trữ máu trước khi đi đến các mô.
D. Tim hoạt động như một cái bơm và đẩy máu đi trong hệ tuần hoàn.
Câu 7: Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng cá, lưỡng cư, bò sát, chim - thú được thực hiện như thế nào?
A. Trao đổi khí bằng hệ thống ống dẫn ( côn trùng), bằng mang ( cá); bằng phổi (lưỡng cư, bò sát, chim, thú).
B. Trao đổi khí bằng: hệ thống oxy khí (côn trùng); bằng mang (cá); bằng da và phổi (lưỡng cư); bằng phổi (bò sát); bằng phổi và hệ thốn túi khí (chim).
C. Trao đổi khí bằng hệ thống ống dẫn (côn trùng); bằng mang (cá); bằng phổi và da ( từ lưỡng cư đến thú).
D. Trao đổi khí bằng hệ thống oxy khí (côn trùng); bằng mang (cá); bằng phổi (từ lưỡng cư đến thú).
Câu 8: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân gây điện thế nghỉ?
A. Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào.
B. Bơm Fe, Mg,..
C. Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion (cổng ion mở hay đóng).
D. Bơm Na - K.
Câu 9: Dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân con thuỷ tức, con thuỷ tức sẽ co toàn thân lại đê tránh kích thích. Bộ phận phân tích và tổng hợp của cảm ứng trên là:
A. Tế bào mô bì cơ.	B. Kim nhọn.	C. Tế bào cám giác.	D. Lưới thần kinh.
Câu 10: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí hiệu quả nhất.
A. Phổi và da của ếch nhái.	B. Phổi của động vật có vú.
C. Phổi của bò sát.	D. Da của giun đất.
Câu 11: Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào?
A. Là phản ứng sinh trưởng hoá ứng động.
B. Là phản ứng sinh trưởng ứng động sức trương.
C. Là phản ứng sinh trưởng ứng động tiếp xúc.
D. Là phản ứng sinh trưởng quang ứng động.
Câu 12: Hệ thần kinh động chuỗi hạch được tạo thành do:
A. Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.
B. Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
C. Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số bộ. phần cơ thể.
D. Các tế bào thán kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng.
Câu 13: Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp?
A. Có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp.
B. Có lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp.
C. Tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao.
D. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém dễ gây thiếu máu nên thường bị cao huyết áp.
Câu 14: Điểm khác nhau giữa ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là gì?
A. Ứng động không sinh trưởng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều tại các mặt trên và mặt dưới của cơ quan khi có kích thích.
B. Ứng động sinh trưởng phụ thuộc vào cấu trúc kiểu hình dưới tác động của ngoại cảnh, còn ứng động không sinh trưởng xuất hiện không phải do sinh trưởng mà là do biến đổi sức trương nứơc trong tế bào.
C. Ứng đông sinh trưởng xảy ra do biến động sức trương trong các tế bào chuyên hoá.
D. Ứng động sinh trưởng là quang ứng động, còn ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương.
Câu 15: Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào tế bào lông ruột của ruột non bằng cơ chế nào?
A. Khuếch tán chủ động và vận chuyển thụ động
B. Nước và khoáng theo hình thức khuếch tán, còn chất hữu cơ theo con đường vận chuyển chủ động tích cực
C. Chủ yếu là hình thức khuếch tán
D. Khuếch tán thụ động và vận tải tích cực
Câu 16: Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Cá, lưỡng cư.	B. Giup dẹp, đỉa, côn trùng.
C. Bò sát, chim, thú.	D. Thuỷ tức.
Câu 17: Vận tốc máu di chuyển trong mạch phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
A. Tim đập mạnh hay đập yếu
B. Độ quánh của máu (độ đặc)
C. Lượng máu đẩy vào động mạch một lần của kỳ co tâm thất nhiều hay ít
D. Tiết diện mạch và độ chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch
Câu 18: Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?
A. Vì tốc độ máu chảy chậm.
B. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.
C. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối.
D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.
Câu 19: Các tua cuốn ở các cây mướp, bầu, bí là kiểu hướng động gì?
A. Hướng sáng.	B. Hướng nước.	C. Hướng tiếp xúc.	D. Hướng hoá.
Câu 20: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?
A. Dạ cỏ —> Dạ tổ ong —> Dạ lá sách —> Dạ múi khế.
B. Dạ cỏ —> Dạ múi khế —> Dạ lá sách —> Dạ tổ ong.
C. Dạ cỏ —> Dạ múi khế —> Dạ tổ ong —> Dạ lá sách.
D. Dạ cỏ —> Dạ lá lách —> Dạ tổ ong —> Dạ múi khế.
Câu 21: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực?
A. Do Na+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào.
B. Do K+ đi ra làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào.
C. Do Na+ đi ra làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào.
D. Do K+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào.
Câu 22: Nhịp tim của thú có khối lượng nhỏ (mèo, chuột.. ) nhanh hơn thú có khối lượng cơ thể lớn (voi, trâu..) vì:
A. Động vật nhỏ, một hoạt động nhỏ của cơ thể cũng ảnh hưởng đến tim làm chúng đập nhanh hơn.	B. Động vật càng nhỏ hiệu quả trao đổi chất càng thấp, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ôxi cho quá trình chuyển hóa.
C. Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn, nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hóa tăng lên, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ôxi cho quá trình chuyển hóa.	D. Động vật càng nhỏ càng dễ bị tác động trực tiếp của điều kiện nhiệt độ, ánh sáng,..từ môi trường.
Câu 23: Khi chạm tay vào gai nhọn, ta có phản ứng rút tay lại. Tác nhân kích thích của cảm ứng trên là:
A. Thụ quan ở tay.	B. Tuỷ sống.	C. Cơ tay.	D. Gai nhọn.
Câu 24: Người mắc chứng huyết áp cao, khi đo huyết áp cực đại phải lớn hơn giá trị nào?
A. 120mm Hg	B. 150mm Hg	C. 800mm Hg	D. 130mm Hg
Câu 25: Thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn vì:
A. Thức ăn ngheo chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa nên phải ăn số lượng thức ăn lớn mới đáp ứng được nhu cầu cơ thể.
B. Thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, nhiều các vitamin
C. Cơ thể động vật ăn thực vật thường lớn, dạ dày to.
D. Thành phần thức ăn chủ yếu là xenlulô khó tiêu hóa.
Câu 26: Khi chạm tay vào gai nhọn, ta có phản ứng rút tay lại. Bộ phận tiếp nhận kích thích cửa cảm ứng trên là:
A. Cơ tay.	B. Thụ quan ở tay.	C. Gai nhọn.	D. Tuỷ sống.
Câu 27: Các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn là:
A. Hô hấp qua da, hệ thống ống khí, bằng mang, phổi.
B. Hô hấp qua da, bằng mang, phổi.
C. Hệ thống ống khí, hô hấp bằng mang, phổi.
D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể, bằng hệ thống ống khí, bằng mang và bằng phổi.
Câu 28: Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là:
A. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương
B. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương
C. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm
D. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm
Câu 29: Cảm ứng ở động vật là:
A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích bên ngoài .hoặc bên trong cơ thể.	
B. Phản xạ không điều kiện.
C. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm báo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
D. Phản xạ có điều kiện.
Câu 30: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch so với động vật có hệ thần kinh dạng lưới:
A. Phản ứng chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn
B. Phản ứng không chính xác bằng nhưng tiêu tốn ít năng lượng hơn
C. Phản ứng không chính xác bằng và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn
D. Phản ứng chính xác hơn nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn

File đính kèm:

  • dockt hoc ki 1 lop 11 nang cao.doc
Đề thi liên quan