Đề thi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức Các môn Lớp 4 - Trường Tiểu học Xuân Bái

doc15 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức Các môn Lớp 4 - Trường Tiểu học Xuân Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng giáo dục Thọ Xuân 	
Trường Tiểu Học Xuân Bái 
Đề thi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức cơ bản
Lớp 4 	Thời gian: 90 phút 
I. Toán: 	Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
Câu 1: Viết số gồm có: Tám mươi tư triệu, sáu tỉ, chín trăm linh chín ngàn, hai mươi tư đơn vị.
	A. 	84 6 909 024 
	B.	6 840 909 024 
	C. 	6 084 909 024 
	D. 	8 400 6990 924 
Câu 2: 14 tấn 3 yến 2 kg = .............. kg. Số cần điền vào chỗ chấm là:
	A. 	1432
	B. 	14 320 
	C. 	143 200 
	D. 	14 034 
Câu 3: Tính: 5 684 : 28 + 8753 x 67 = ?
	A. 	586 564 
	B. 	586 654 
	C. 	886 754 
	D. 	587 654 
Câu 4: Biểu thức nào dưới đây có kết quả bằng 0 
	A. 	24 x 79 + 24 + 20 x 24 
	B. 	129 x 15 - 15 x 28 - 15 
	C. 	(124 x 112 - 124 - 11 x 124) - (120 x 97 + 3 x 120)
	D. 	(1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 x 8 x 9 x 10) x (33 x 3 - 100 + 1)
Câu 5: Câu nào sai? 
	A. 	Mọi số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 
	B. 	Mọi số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9 
	C. 	Mọi số chia hết cho 10 thì chia hết cho 5 
	D. 	Mọi số chia hết cho 10 thì chia hết cho 2 
Câu 6: Một đơn vị bộ đội có không quá 100 chiến sĩ. Biết rằng khi xếp hàng 3, hàng tư và hàng 5 đều vừa đủ không thừa ra người nào. Hãy tính số chiến sĩ trong đơn vị đó. 
	A. 	24 chiến sĩ 
	B. 	60 chiến sĩ 
	C. 	40 chiến sĩ 
	D. 	90 chiến sĩ 
Câu 7: Dãy các phân số được sắp xếp từ lớn đến nhỏ là: 
	A. 	
	B. 	
	C. 	
	D. 	
Câu 8: Tính 
	A. 	
	B. 	
	C.	
	D. 	
Câu 9: Có 5 cây viết đỏ và 3 cây viết xanh. Tỉ số giữa số viết xanh và số viết đỏ là: 
	A. 	
	B. 	3 : 2
	C. 	
	D. 	5 : 8 
Câu10: Số hình bình hành trong hình vẽ là:
	A. 	18 hình bình hành 
	B. 	6 hình bình hành 
	C. 	10 hình bình hành 
	D. 	14 hình bình hành 
Câu 11: Trước đây, vào lúc anh bằng tuổi em hiện nay thì anh gấp đôi tuổi em. Hiện nay tổng số tuổi của anh và em là 40 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay. 
	A. 	25 tuổi và 15 tuổi 	C. 	24 tuổi và 16 tuổi
	B. 	26 tuổi và 14 tuổi 	D. 	22 tuổi và 18 tuổi 
Em hãy giải thích vì sao em chọn kết quả trên.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 12: Tuổi trung bình của 1 đội bóng đá (11 người ) là 22 tuổi. Nếu không kể đội trưởng thì tuổi trung bình của 10 cầu thủ còn lại chỉ là 21 tuổi. Hỏi tuổi của đội trưởng?
	A. 	30 tuổi 
	B. 	31 tuổi 
	C. 	32 tuổi 
	D. 	33 tuổi
	Em hãy giải thích vì sao em chọn kết quả trên. 
	........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................II. Tiếng việt
Tập đọc: 
Câu1: Điền vào chỗ chống cho hoàn chỉnh hai khổ thơ dưới đây.
	Khổ a: 	Nếu chúng mình có ............................................
	Hái triệu...........................................xuống cùng
	Đúc thành ông....................................................
	Mãi mãi.............................................. mùa đông
Khổ b. 	Nếu chúng mình có phép lạ 
	Hoá.............................thành trái ngon
	Trong ruột................................thuốc nổ
	Chỉ toàn................mới...........................
Câu 2: Dựa và hai khổ thơ đã điền vào hoàn chỉnh ở câu 1, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. 	Hai khổ thơ trên trong bài thơ nào và của tác giả nào?
A. 	Trong bài Vui lên nào của nhà thơ Hải Định.
B. 	Trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa.
C. 	Trong bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ của nhà thơ Phạm Hổ 
D. 	Trong bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ của nhà thơ Định Hải.
2. 	Khổ thơ b thể hiện ước mơ gì của các bạn nhỏ?
A. 	Các bạn nhỏ ước trái đất được ấm áp, thời tiết dễ chịu, không có thiên tai đe doạ con người
B. 	Ước mơ thế giới hoà bình, không có bom đạn chiến tranh.
C. 	Ước mơ có nhiều của ngon, vật lạ trên trái đất của chúng ta.
Câu 3: Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng gợi cho ta nhiều điều bổ ích. Em đồng tình với điều nào hãy khoanh vào những điều đó.
A. 	Những người sống trong cung đình vua chúa hay có những ý nghĩ kỳ quặc khác thường.
B. 	Các vị đại thần và các nhà khoa học suy nghĩ theo cách người lớn.Không phù hợp cách nghĩ với trẻ thơ.
C. 	Trẻ thơ có cách cảm nhận sự vật riêng, khác người lớn, vừa ngộ nghĩnh, vừa ngây thơ, vừa đáng yêu.
D. 	Muốn chiều được trẻ con phải hiểu trẻ nghĩ gì, muốn gì. Đó là điều mà câu chuyện muốn nói với chúng ta.
Chính tả: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 4: Những từ ngữ nào sau đây viết sai chính tả.
	A.	Hoa lan 	D. 	Giản dị
	B. 	Sôi đổ	E. 	Xâu xắc
	C.	Nước xôi	G. 	Xuất xắc
Câu 5: Câu nào sau đây có từ ngữ viết sai chính tả.
	A. 	Mỗi học sinh đều mua một vé sổ xố.
	B. 	Xấu người, đẹp nết
	C. 	Mùa hè cá xông, mùa đông cá bể
Câu 6: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau.
	- Thái độ kính trọng, đúng mực đối với người trên: ...................
	- Thái độ kính trọng, lễ độ khi giao tiếp: ..................................
	- Lúa cho hạt gạo to và dẻo, dùng thổi xôi, làm bánh:.............
	- Chỉ người con gái có tính tình tốt, dễ mến: ..........................
Luyện từ và câu: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 7: Những từ cùng nghĩa với dũng cảm.
	A. 	Gan dạ	E. 	Anh hùng	M.	Chuyên cần
	B. 	Thân thiết 	G. 	Anh dũng	N. 	Can trường
	C. 	Hoà thuận 	H. 	Chăm chỉ	P.	Thông minh 
	D. 	Hiếu thảo 	K.	Lễ phép	Q. 	Quả cảm
Câu 8: Câu có từ bổ nghĩa dùng sai cho động từ sau nó.
A. 	Nước sắp sôi rồi, sao em không rót ra phích?	
B. 	Trời đã sáng rồi, em dậy tập thể dục đi.
C. 	Anh ơi, con muỗi sẽ đốt em, đau quá!
Câu 9: Các câu thành ngữ không nói về lòng nhân hậu đoàn kết.
	A. 	Môi hở răng lạnh
	B. 	Thương người như thể thương thân
	C. 	Cháy nhà ra mặt chuột
	D. 	Máu chảy ruột mền
	Đ. 	Lá lành đùm lá rách
	E. 	Đèn nhà ai nhà ấy rạng
	G. 	Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Câu 10: 
1. 	Câu hỏi dùng để làm gì trong giao tiếp.
A. 	Để nói ra điều trông thấy trong cuộc sống.
B. 	Để hỏi về những điều chưa biết
C. 	Để nạt nộ người khác
2. 	Dòng nào dưới đây ghi đúng các từ thường dùng để hỏi?
A. 	Từ thường dùng để hỏi là: Ai, nấy, ổi, hả, sao....
B. 	Từ thường dùng để hỏi là: Ai, gì nào, sao, không, thế à, bao giờ, ở đâu...
C. 	Từ thường dùng để hỏi là: ai, gì, có phải, đúng vậy, như vậy, ở đâu...
Câu 11: Câu nào đặt dấu phân cách Chủ ngữ và Vị ngữ đúng :
A. 	Con chuồn chuồn đỏ chót/ trông như một quả ớt chín.
B. 	Con chuồn chuồn/ đỏ chót trông như một quả ớt chín.
C. 	Con chuồn chuồn đỏ chót trông như/ một quả ớt chín.
Tập làm văn:
Câu 12: Khoanh tròn và chữ cái trước câu bài tập đọc là văn kể chuyện :
A. 	Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
B. 	Thư thăm bạn.
C. 	Gà trống và cáo.
D. 	Người ăn xin.
Đ. 	Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca
E. 	Trung thu độc lập 
G. 	Điều ước của vua Mi - đát
Câu 13: Khoanh tròn chữ cái trước các câu có nội dung đúng :
A. 	Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nỗi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.
B. 	Bài văn miêu tả đồ vật có 3 phần là mở bài, nội dung miêu tả và kết bài.
C. 	Trong phần thân bài tả đồ vật, trước hết, nên tả bao quát toàn bộ đồ vật rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
Câu 14: Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả. Em hãy chọn một trong hai cách :
A. 	Viết lời mở bài theo 2 kiểu gián tiếp
B. 	Viết một đoạn văn tả một bộ phận của cây. 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
III, Tự nhiên xã hội
* Khoa học:
 Khoanh vào các câu trả lời đúng. 
Câu 1: Tính chất nào dưới đây mà không khí và nước đều không có?
	A.	Chiếm chỗ trong không gian.
	B. 	Có hình dạng xác định.
	C.	Không màu, không mùi, không vị.
Câu 2: Thành phần trong không khí quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người là :
	A. 	Khí ô xi
	B. 	Hơi nước 
	C. 	Khí các bô nic 
	D. 	Khí ni tơ.
Câu 3: Chọn các từ có trong khung để điền vào chỗ ........ của các câu sau cho phù hợp:
Ni tơ, sự cháy, quá nhanh, không khí
A.	O xi trong không khí cần cho .................
B. 	Càng có nhiều ........................ thì càng có nhiều ô xi và .................... diễn ra lâu hơn.
C.	............................. trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra ...............................
*.Lịch sử: Khoanh vào chữ cái câu trả lời đúng: 
Câu 1: Ông cha ta đã tạo lập nên đất nước riêng của mình ở thời nào?
	A.	Thời Văn Lang 
	B. 	Thời Âu Lạc 
	C. 	Thời Văn Lang - Âu Lạc 
Câu 2: Em hãy cho biết từ buổi đầu dựng nước, đến buổi đầu thời Nguyễn nhân dân ta đã xây dựng được những công trình kiến trúc nào nổi tiếng? 
	A. 	Thành Cổ Loa 
	B. 	Thành Hoa Lư 
	C. 	Thành Thăng Long 
	D. 	Kinh thành Huế và Văn Miếu - Quốc Tử Giám
	G. 	Tất cả các ý trên.
Câu 3. Trong hơn một nghìn năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã đấu tranh như thế nào? Kết quả ra sao? (Viết tiếp vào chỗ chấm)
	Trong hơn một nghìn năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhiều cuộc .................................... của nhân dân ta đã nổ ra. Cuối cùng, với .......................... năm 938, ................................. đã giành lại được độc lập cho dân tộc. 
* Địa lý: 
Câu 1: Khoanh vào các ý nói về vị trí và đặc điểm của khu phố cổ ở Hà Nội :
	A. 	Có vị trí gần Hồ Hoàn Kiếm 
	B. 	Có vị trí gần Hồ Tây 
	C. 	Nơi buôn bán tấp nập, có nhiều nhà cao tầng.
	D. 	Tên các phố phường có chữ đầu là "Hàng" 
	G. 	Đường phố hẹp, đường phố rộng. 
Câu 1: Khoanh vào ý có nội dung không đúng :
	A. 	Đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất nước ta. 
	B. 	Thành phố có diện tích và số dân lớn nhất nước ta là Hà Nội
	C. 	Đồng bằng Nam Bộ công nghiệp phát triển nhất nước ta
D. 	Vì có đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào nên đồng bằng Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất. 
Đ. 	Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta
G. 	Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoá học quan trọng của đồng bằng Sông Cửu Long.
Câu 3: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp :
A
B
1. Tây Nguyên 
2. Đồng bằng Bắc Bộ 
3. Đồng bằng Nam Bộ 
4. Các đồng bằng duyên hải Miền Trung
5. Hoàng Liên Sơn 
6. Trung du Bắc Bộ 
1. Sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây thuỷ sản nhất cả nước.
2. Nhiều đất đỏ ba dan, trồng nhiều cà phê nhất nước ta.
3. Vựa lúa lớn thứ 2, trồng nhiều rau xứ lạnh.
4. Nghề đánh bắt hải sản, làm muối phát triển.
5. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc, có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta.
6. Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, cung cấp quặng a pa tít để chế biến phân bón. 
IV. Đạo đức
Câu 1: Nối mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B để thành một câu hoàn chỉnh về chủ đề "Trung thực trong học tập" :
A
B
1. Tự lực làm bài trong giờ kiểm tra
2. Hỏi bạn trong giờ kiểm tra 
3. Không cho bạn chép bài của mình trong giờ kiểm tra 
4. Thà bị điểm kém 
5. Trung thực trong học tập 
1. còn hơn phải cầu cứu bạn cho chép bài
2. giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến. 
3. là thể hiện sự thiếu trung thực trong học tập.
4. là giúp bạn mau tiến bộ 
5. là thể hiện sự trung thực trong học tập
Câu 2: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước những hành vi, việc làm tôn trọng luật giao thông :
	A. 	Đi xe đạp hàng ba, hàng bốn trên đường giao thông
	B. 	Vừa đi xe máy vừa nói chuyện điện thoại di động
C. 	Ngồi đằng sau xe máy, đội mũ bảo hiểm và bám chặt tay vào người ngồi trước
D. 	Sang đường theo tín hiệu đường giao thông và đi đúng phần đường quy định 
	Đ. 	Chạy sang đường mà không quan sát. 
Câu 3: Em hãy điền các từ ngữ; dịu bớt, khả năng, yêu thương, hỗ trợ vào các câu sau đây cho phù hợp :
	A. 	Tham gia các hoạt động nhân đạo là thể hiện lòng .................. con người 
B. 	Tham gia quỹ hỗ trợ nạn nhân nhiễm chất độc da cam là góp phần làm .......................... nỗi đau mà họ phải gánh chịu
C. 	Giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật chính là thực hiện quyền được ......................... khi có khó khăn của trẻ em
D. 	Mọi người cần tham gia hoạt động nhân đạo tuỳ theo ...................... của mình.
V. Kỹ thuật
Khoanh vào trước các câu trả lời đúng. 
Câu 1: Vì sao nên trồng nhiều ra hoa? 
	A. 	Rau, hoa rất cần cho đời sống hàng ngày của con người.
	B. 	Trồng rau, hoa tăng thu nhập cho người nông dân.
	C. 	Trồng rau, hoa để đất không bị bỏ hoang. 
	D. 	Trồng rau, hoa làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
Câu 2: Em hãy ghi số (1,2,3,4,5) vào 	 cho đúng với các bước thực hành làm sản phẩm em chọn :
	Vạch dấu sản phẩm trên vải.
	Vẽ mẫu trang trí sản phẩm .(nếu muốn trang trí)
	Cắt vải theo đường vạch dấu. 
	Khâu thành sản phẩm bằng các đường khâu đã học. 
	Thêu trang trí bằng các mũi thêu đã học. 
Câu 3: Em hãy chọn cụm từ thích hợp lắp vít, tháo vít, theo chiều, ngược chiều và điền vào chỗ trống (....) để nêu cách lắp vít và tháo vít:
A. 	Khi ............................ tay trái dùng cờ lê giữ chặt ốc, tay phải vặn tua - vít .......................... kim đồng hồ
B. 	Khi ............................. tay trái dùng cờ lê giữ chặt ốc, tay phải vặn tua - vít .......................... kim đồng hồ. 
VI. Âm nhạc 
Khoanh vào câu trả lời đúng.
Câu 1: Bài hát "Cò lả" là dân ca vùng nào?
	A.	Dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
	B. 	Dân ca Nam Bộ. 
	C.	Dân ca Ba - na. 
Câu 2: Độ dài của nốt trắng (d) bằng :
	A.	1 nốt đen và 1 nốt móc đen 	
	B. 	2 nốt đen. 	
	C. 	1 nốt đen. 	
Câu 3: Các bài hát đã học ở chương trình lớp 4 :
	A. 	Bài ca đi học. 
	B. 	Cùng múa hát dưới trăng. 
	C. 	Bàn tay mẹ.
VII. Mỹ thuật 
Khoanh vào các câu trả lời đúng 
Câu 1: Tranh phong cảnh là :
	A. 	ảnh chụp các cảnh đẹp tự nhiên. 
	B. 	Tranh vẽ cảnh vật của thiên nhiên đất nước.
	C.	Tranh vẽ các con vật 
Câu 2: Ba màu cơ bản là :
	A.	Đỏ, vàng, tím.
	B. 	Đỏ, xanh lục, vàng.
	C. 	Đỏ, vàng, xanh lam.
	D.	Đỏ, da cam, tím.
Câu 3: "Gội đầu" là bức tranh của hoạ sĩ :
	A.	Ngô Minh Cầu.
	B.	Trần Văn Cẩn.
	C.	Bùi Xuân Phái.
VIII. Thể dục
Khoanh vào trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Em hãy cho biết tập luyện TDTT có lợi ích gì? 
	A.	Có thời gian chơi nhiều hơn.
	B. 	Tăng cường sức khoẻ.
	C.	Chơi mệt, ngủ nhiều hơn.
	D.	Sẽ tăng cân nhanh
Câu 2: Động tác 1 của bài Thể dục phát triển chung là :
	A.	Động tác vươn thở.
	B. 	Động tác chân.
	C. 	Động tác tay.
	D.	Động tác điều hoà. 
Câu 3: Khi bật xa rại chỗ, em cần phải :
	A.	Dùng một chân để bật.
	B.	Dùng hai chân để bật.
	C. 	Lấy đà rồi bật.
Phòng giáo dục Thọ Xuân 	
 Trường TH Xuân Bái 
đáp án Đề thi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức cơ bản
Lớp 4 	Thời gian: 90 phút 
Tổng điểm: 100 điểm
I. Toán 	35 điểm 
	Câu 1: (1điểm)	B	
	Câu 2: (1điểm)	D	
	Câu 3: (2điểm)	B	
	Câu 4: (3điểm)	D	
	Câu 5: (1điểm)	B	
	Câu 6: (3điểm)	B	
Câu 7: (2điểm)	C	
	Câu 8: (4điểm)	C	
	Câu 9: (1điểm)	A	
	Câu 10:(2điểm)	A	
	Câu 11: (8 điểm)	C	Phần giải thích 6 điểm.
	Giải thích :
	Vẽ sơ đồ 
	Em 	 
	Trước đây 
	Anh
	Em 
	Hiện nay	 	 40 tuổi 
	Anh
	Nhìn vào sơ đồ ta thấy tổng số phần tuổi anh và em hiện nay là: 	
3 + 2 = 5 (phần)
	Hiện nay em có số tuổi là: 	40 : 5 x 2 = 16 (tuổi)
	Hiện nay tuổi anh là: 	40 : 5 x 3 = 24 (tuổi)
	Đáp số: 24 tuổi và 16 tuổi 
	Câu 12: 	7 điểm 	Phần giải thích 5 điểm 
	Giải thích 
	Tổng số tuổi của 11 người là: 
	 22 x 11 = 242 (tuổi)
	Tổng số tuổi của 10 người (không kể đội trưởng) là: 
	21 x 10 = 210 (tuổi)
	Tuổi của đội trưởng là: 
	242 - 210 = 32 (tuổi)
	Đáp số: 32 (tuổi)
II. Tiếng việt 	35 điểm 
* Tập đọc 	6 điểm 
	Câu 1: 	1 điểm	Khổ a: phép lạ, vì sao, mặt trời mới, không còn. 
	Khổ b. trái bom, không còn, kẹo, bi tròn.
	Mỗi từ điền đúng là 0,1 điểm.
	Câu 2: 	3 điểm 	1 - D 	-> cho 1 đ
	2 - B -> cho 2 đ
	Câu 3: 	2 điểm 	C, D
	Mỗi câu đúng cho 1 điểm 
* Chính tả 	5 điểm 
	Câu 4: 	2 điểm 	B, C, E
	Mỗi từ điền đúng cho 0,7 điểm
	Câu 5: 	1 điểm 	C 
	Câu 6: 	2 điểm 	lễ phép. 	0,5đ
	hoà nhã.	0,5đ
	lúa nếp.	0,5đ
	nết na.	0,5đ
* Luyện từ và câu. 11 điểm 
	Câu 7: 	2 điểm 	A, C, G, N, Q 
	Mỗi ý cho 0,4 đ
	Câu 8: 	2 điểm	C
	Câu 9: 	2 điểm 	C, E 
	Mỗi ý đúng cho 1 điểm 
	Câu 10: 	3 điểm 	1. B 	1,5đ
	2. B 	1,5đ
	Câu 11:	2 điểm 	A
* Tập làm văn	13 điểm 
	Câu 12:	1 điểm 	A, D, Đ, G 
	Mỗi ý đúng cho 0,25đ
	Câu 13: 	2 điểm 	A, C
	Mỗi ý đúng cho 1 đ 
	Câu 14: 	10 điểm 
- Viết đúng thể loại văn miêu tả, viết mở bài hoặc tả một bộ phận của cây.
III. Tự nhiên xã hội
* Khoa học	4 điểm 
	Câu 1: 	1điểm 	B
	Câu 2:	1 điểm 	A 
	Câu 3: 	2 điểm Mỗi từ điền đúng cho 0,4 điểm.
	A. sự cháy 
	B. không khí, sự cháy 
	C. ni tơ, quá nhanh
* Lịch sử: 	4 điểm 
	Câu 1: 	1 điểm 	C
	Câu 2: 	1 điểm	G
	Câu 3: 	2 điểm 	Mỗi từ điền đúng cho 0,7 điểm 
	Khởi nghĩa, chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền
* Địa lý	4 điểm 
	Câu 1: 	1 điểm 	A, C, G
	Mỗi ý đúng cho 0,7đ 
	Câu 2: 	1 điểm 	B, D	
Mỗi ý đúng cho 0,5đ 
	Câu 3: 	2 điểm 1A - 2B; 2 A - 3B; 3A - 1B; 4A - 4B; 5A - 6B; 6A - 5B
	Mỗi ý đúng cho 0,3đ
IV. Đạo đức 	5 điểm 
	Câu 1: 	2 điểm 	1A - 5B; 2A - 3B; 3A - 4B; 4A - 1B; 5A - 2B.
	Mỗi ý đúng cho 0,4đ
	Câu 2: 	1 điểm 	C, D 
	Mỗi ý đúng cho 0,5đ
	Câu 3 	2 điểm 
	A. yêu thương 	0,5đ
	B. dịu bớt	0,5đ
	C. hỗ trợ 	0,5đ
	D. khả năng 	0,5đ
V. Kỹ thuật 	4 điểm 
	Câu 1: 	1 điểm 	A, B, D
	Câu 2: 	2 điểm 	2, 1, 3, 4, 5
	Mỗi ý đúng cho 0,4đ
	Câu 3: 	1 điểm 	Mỗi từ điền đúng cho 0,25đ
	A. lắp vít, 	theo chiều 
	B. tháo vít, ngược chiều.
VI. Âm nhạc 	3 điểm 
	Câu 1: 	1 điểm 	A
	Câu 2: 	1 điểm 	B
	Câu 3: 	1 điểm 	C
VII. Mỹ thuật	3 điểm
	Câu 1: 	1 điểm 	B
	Câu 2: 	1 điểm 	C
	Câu 3: 	1 điểm 	B
VIII. Thể dục 	3 điểm 
	Câu 1: 	1 điểm 	B
	Câu 2: 	1 điểm 	A
	Câu 3: 	1 điểm 	C

File đính kèm:

  • docLop 4.doc