Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi cấp huyện Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Quảng Trạch

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi cấp huyện Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Quảng Trạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số BD:
PHÒNG GD-ĐT QUẢNG TRẠCH
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI CẤP HUYỆN
LỚP 4-NĂM HỌC 2013-2014
Thời gian 60 phút (Không kể thời gian giao đề - Học sinh làm bài trên tờ giấy thi)
I- MÔN TOÁN
A- Trắc nghiệm
Chọn và viết lại chữ cái có đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Cho 8m2 7cm2 = . cm2. Số thích hợp điền vào chổ chấm là:
A. 87cm2
B. 807cm2
C. 8007cm2
D. 80007cm2
Câu 2. Số chia hết cho 2 và 5 đều dư 1 và chia hết cho 9 là:
A. 750
B. 866
C. 981
D. 999
Câu 3. Đáp án nào không đúng: 
 	A. (450 + 30) + 5 = 450 + (30 + 5)
 	B. (450 - 30) - 5 = 450 - (30 - 5)
C. (450 x 30) x 5 = 450 x (30 x 5)
 	D. (450 : 30) + 5 = 5 + (450 : 30)
Câu 4. Hình chữ nhật có chiều dài là 3dm, chiều rộng kém chiều dài là 13cm thì diện tích là:
A. 510cm
B. 501cm
C. 510dm2
D. 510cm
B- Tự luận
Bài 5. Tuổi trung bình của cô giáo chủ nhiệm và 30 học sinh lớp 4A là 12 tuổi. Nếu không kể cô giáo chủ nhiệm thì tuổi trung bình của 30 học sinh lớp 4A là 11 tuổi. Hỏi cô giáo chủ nhiệm bao nhiêu tuổi?
II- MÔN TIẾNG VIỆT
A- Trắc nghiệm
Câu 1. Chọn và viết lại chữ cái có đáp án đúng trong các câu sau:
1.1- Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ giản dị ?
	A. Đơn giản, dễ hiểu và cảm nhận, không có gì rắc rối
	B. Đơn giản, dễ gần gũi, không cầu kỳ trong cách sống
C. Đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống
 1.2- Dòng nào sau đây có các từ đều là từ láy:
 A. vòng vèo, mê mải, xanh xao B. vồn vã, mê man, mềm mỏng 
	 C. vòng vo, hỏi han, cây cao
 1.3- Vì sao Bác Hồ thường tập leo núi với đôi bàn chân không?
 A. Vì Bác muốn quen dần với khó khăn, thử thách
	B. Vì Bác muốn quen dần với cách sống giản dị
	C. Vì Bác muốn quen dần với cuộc sống khó khăn 
 1.4- Từ nào không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại:
	A. Đồng tâm hợp lực B. Một lòng một dạ
	C. Đồng sức đồng lòng	 D. Đồng cam cộng khổ
 1.5- Dòng nào dưới đây gồm 3 từ trái nghĩa với từ tài giỏi ?
	A. thua kém, hèn kém, kém cỏi B. hèn kém, hèn yếu, yếu đuối
 C. kém cỏi, hèn kém, hèn yếu
1.6- Bộ phận nào dưới đây trả lời cho câu hỏi “Thế nào” trong câu “Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao” ?
 A. bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao B. trong vắt, thăm thẳm và cao
 C. thăm thẳm và cao 
1.7- Từ nào không phải là danh từ: 
	A. hòa bình	 B. đạo đức C. mùa xuân 	 D. nhẹ tênh
1.8- Vị ngữ của câu “Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học.” là gì?
 A. để xin học 	 B. dắt con đến gặp thầy giáo để xin đi học
	 C. gặp thầy giáo để xin đi học
1.9- Nghĩa của câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” là gì?
 	A. Học và hành cùng một lúc
 	B. Học kiến thức chưa đủ mà phải vận dụng kiến thức ứng dụng, thực hành thành thạo thì việc học mới có kết quả tốt.
	 	C. Học với hành là một đôi 
 1.10- Câu: “Sáng sớm, Bác vẫn thường tập leo núi.” thuộc kiểu câu nào em đã học?
	A. Ai là gì?	B. Ai làm gì?	C. Ai thế nào?
B- Tự luận
Câu 2. Tìm danh từ trong đoạn văn sau:
 Mùa xuân/đã đến/. Những/buổi chiều/hửng ấm/, từng/ đàn/chim én/từ/dãy/núi/đằng xa/bay/tới/, lượn vòng/trên/những/bến đò/đuổi nhau/xập xè/quanh/những/mái nhà/...
Câu 3. Viết đoạn văn (5- 6 câu) nói về một cảnh đẹp nơi em ở hoặc nơi em đã đến.
III- CÁC MÔN KHÁC
A- Trắc nghiệm
Câu 1. Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo các câu trả lời A,B,C,D. Em hãy ghi lại chữ cái của câu trả lời đúng.
 a) Tên nước Đại Việt được vị vua nào đổi tên sau khi dời đô ra Thăng Long-Hà Nội?
	A. Vua Lý Thái Tổ	
	 	B. Vua Lý Nhân Tông
 C. Vua Lý Thánh Tông
	 D. Vua Trần Thái Tông	
 b) Những cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài?
 A. Vận động, hô hấp, tiêu hoá. B. Tuần hoàn, bài tiết, tiêu hoá.
 C. Vận động, tuần hoàn, hô hấp. D. Tiêu hoá, hô hấp, bài tiết.
 c) Đặc diểm khí hậu của Tây Nguyên là:
 A. Nhiệt đới, gió mùa. B. Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
 C. Nhiệt đới, gió mùa, ẩm ướt D. Nhiệt đới, gió mùa và khô.
B- Tự luận
 Câu 2. Điều gì sẽ xãy ra đối với sức khỏe con người khi nguồn nước bị ô nhiễm ? 
Lưu ý: - Giám thị không được giải thích gì thêm.
 - Học sinh không được sử dụng máy tính bỏ túi.

File đính kèm:

  • docDE TNNT LOP 4 2013.doc