Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi Tiếng việt cấp Tiểu học

doc9 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi Tiếng việt cấp Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi 
Môn: Tiếng việt – Lớp 5
Thời gian: 20 phút
Họ và tên học sinh .. lớp: 5.........
A. Phần I: Trắc nghiệm
Đọc hiểu:
Đà Lạt, một buổi chiều cuối tháng năm, mưa giông vừa tạnh. Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc.
	Tôi mở cửa ra nhìn sang rừng thông. Tôi để ý những cây thông cao, không nứt nẻ, cành sần sùi, cong queo một cách mĩ thuật không ngờ. Dưới chân cây, cỏ dại mọc dầy, cao, lá thon, dọc ngang, lá đan dày um tùm.
	Tôi nhìn xa hơn. Hồ Đà Lạt lặng im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh. Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như làm châm vào da , tất cả nhè nhẹ đưa óc tôi liên tưởng đến phong cảnh xứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng qua sách vở. Vấn vương trên phong cảnh, tôi còn nghe phảng phất dòng nhạc của “Jeam Sibéleus”, người nhạc sĩ đã hô hấp được cái hương vị của rừng thông âm u liên tiếp, của hồ nươc lặng màu ngọc bích, của cảnh sắc đặt biệt xứ Phần Lan.
	Tôi đang mơ màng tưởng tượng thì chợt vang lên tiếng chim hoàng oanh hót. Tôi đưa mắt nhìn xem chim đậu ở đâu mà hót. Mỗi lần nghe tiếng chim hoàng oanh là tôi phải nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông. Đà Lạt có chim hoàng oanh hót là điều tôi không bao giờ ngờ. Nhưng kìa, trên một cây thông gãy có một chú hoàng oanh nhỏ đang mổ vỏ thông tìm mồi. Mình chim thon thon, lông mượt, màu vàng nghệ, thật hoà hợp với giọng hót ấm áp. óc tôi đột nhiên thấy êm ái vô cùng.
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và điền vào chỗ chấm sao cho thích hợp.
1. Nên chọn tên nào cho bài văn?
	a. Một buổi sáng Đà Lạt.
	b. Một buổi chiều Đà Lạt
	c. Những âm thanh ở Đà Lạt.
2.Những vật nào không được tác giả miêu tả trong bài?
	a. Đồi núi	b. tiếng chim	c. cây thông
	d. suối	e. hồ nước	g. thời tiết
3. Thời tiết ở Đà Lạt như thế nào?
	a. Nóng ẩm	b. Mát mẻ	c. Lạnh và khô
4. Nghe tiếng hoàng oanh hót, tác giả liên tưởng đến điều gì?
	Những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông.
5. Không gian của Đà Lạt lúc này có đặc điểm gì?
	a. Sôi động, náo nhiệt
	b. lắng đọng, trầm buồn
	c. yên tĩnh , thơ mộng
6. Từ “tưởng tượng” trong câu: “Tôi đang mơ màng tưởng tượng thì chợt vang lên tiếng chim hoàng oanh hót.”thuộc từ loại gì?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Đại từ
7. Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu : “ óc tôi đột nhiên thấy êm ái vô cùng.” 
- Từ đơn: 
 	- Từ ghép: ...
- Từ láy: .
8. Từ “ trong” ở cụm từ “ không khí nhẹ và trong” và từ “ trong” ở cụm từ “ trong không khí mát mẻ” có quan hệ với nhau như thế nào?
	a. là hai từ đồng âm	
b. là một từ nhiều nghĩa
c. là hai từ đồng nghĩa
B. Phần tự luận
Bài 1: . Gạch chân các quan hệ từ trong câu sau: Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ châm vào da thịt.
Bài 2: .Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong câu sau: 
Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ châm vào da thịt.
Bài 3: Trong bài thơ: Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết: “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.”
Em hiểu nghĩa câu thơ trên như thế nào?
Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi 
Môn: Tiếng việt – Lớp 4
Thời gian: 20 phút
Họ và tên học sinh .. lớp: 4........
A. Phần I: Trắc nghiệm
Đọc hiểu:
Câu chuyện về túi khoai tây
	Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
	Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.
	Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây đó đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoái mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “ Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quí giá để ta trao tặng mọi người mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta giành tặng bản thân mình”
Lại Thế Luyện – Theo Internet
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và điền vào chỗ chấm sao cho thích hợp.
1. Thầy giáo mang túi khoai tây đén lớp để làm gì?
	a. Để cho cả lớp liên hoan.
	b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.
	c. Để cho cả lớp học môn sinh học.
2. Túi khoai tây đã gây ra những điều gì phiền toái?
3. Theo thầy giáo, tại sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm người khác?
	a. Vì lòng oán giận hay thù ghép người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở. Còn lòng vị tha không chỉ là món quà quí giá để ta trao tặng mọi người mà còn là món quà tốt đẹp mỗi chúng ta giành tặng bản thân mình.
	b. Ta biết cảm thông với lỗi lầm của mọi người thì mọi người sẽ dễ dàng cảm thông cho lỗi lầm của chúng ta.
	c. Nếu không biết tha thứ cho người có lỗi lầm ta sẽ bị người đó làm hại.
4. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị?
	a. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua.
	b. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.
	c. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây.
5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
	a. Không nên oán giận mà phải biết tha thứ cho người khác.
	b. Khôngnên mang theo nhiều khoai tây bên mình
	c. Người ta sống phải biết chia sẻ cho nhau khi gặp khó khăn.
6. Xác định tính từ, động từ có trong câu: Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to rồi thầy chậm rãi giải thích với mọi người.
- Tính từ: ..
- Động từ: 
7. Dùng gạch dọc “/” tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của hai câu sau:
Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi.
B. Phần tự luận
Bài 1: Cho đoạn văn sau:
	“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới . Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót”
( Tiếng mưa – Nguyễn Thị Như Trang)
Em hãy viết các từ đơn, từ ghép, từ láy có trong đoạn văn trên vào bảng sau:
Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
Bài 2: Trong bài : Người ăn xin em đã học ta thấy : Tuy cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “ Như vậy là cháu đã cho lão rồi.” Theo em cậu bé đã cho ông lão cái gì?	 
Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi 
Môn: Tiếng việt – Lớp 3
Thời gian: 20 phút
Họ và tên học sinh .. lớp: .. Số BD: 
A. Phần I: Trắc nghiệm
Đọc hiểu:
Cửa Tùng
	Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
	Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “ Bà Chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình m inh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
	Người xưa đã ví bờ biển Cửa tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.	
	Theo Thuỵ Chương
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và điền vào chỗ chấm sao cho thích hợp.
1. Điền vào chỗ trống các từ ngữ nói về vẻ đẹp của đôi bờ sông Bến Hải.
Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
2. Tác giả ví bãi cát ở Cửa Tùng là Bà Chúa của các bãi tắm có nghĩa là gì? Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
	a. Bãi cát ở Cửa Tùng là bãi đẹp nhất trong các bãi biển.
	b. Bãi cát ở Cửa Tùng có nhiều màu sắc như áo của Bà Chúa.	
c. Bãi cát ở Cửa Tùng đẹp như vẻ đẹp của Bà Chúa.
3. Nối các từ ngữ ở bên trái với từ ngữ thích hợp ở bên phải để tạo thành câu văn tả màu nước biển ở Cửa Tùng.
a. Bình minh	
1. đổi sang màu xanh lục.
2. Mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. 
nhạt.	
b. Trưa	
c. Chiều tà	
3. Nước biển xanh lơ.	
4: Ghi lại câu văn có hình ảnh so sánh của người xưa về bờ biển Cửa Tùng vào chỗ trống.
5: Đọc các câu sau:
	1. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.
	2. Bé treo nón, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.
	3. Đàn em ríu rít đánh vần theo.
	4. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bầy chim bay nhảy.
 Em hãy xếp các câu trên theo đúng mẫu vào bảng sau. ( Chỉ cần ghi: Câu 1, câu 2, câu 3 hay câu 4 không cần chép từng câu vào bảng).
Câu kiểu Ai là gì?
Câu kiểu Ai thế nào?
Câu kiểu Ai làm gì?
B. Phần tự luận
Bài 1: Gạch chân các từ chỉ hoạt động, các từ chỉ trạng thái có trong các câu sau:
	Lan dẫn các bạn đến nơi bông hồng đang ngủ. Lan vạch lá tìm bông hồng.
Bài 2: Trong bài thơ Tiếng ru, nhà thơ có viết: 
“Một người đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Em hiểu nghĩa câu thơ trên như thế nào?
Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi
Môn: Tiếng việt – Lớp 2
Thời gian: 20 phút
Họ và tên học sinh .. lớp: .. 
A. Phần I: Trắc nghiệm
Đọc hiểu:
Thêm sừng cho ngựa
	Bin rất ham vẽ. Trên nền nhà, ngoài sân gạch, chỗ nào cũng có những bức vẽ của em, bức thì vẽ bằng phấn, bức lại vẽ bằng than. Thấy thế, mẹ mua cho em một quyển vở vẽ, một hộp bút chì màu và bảo:
	- Con vẽ con ngựa của nhà mình cho mẹ xem..
	Bin đem vở và bút ra tận chuồng ngựa tập vẽ. Hí hoáy một lúc lâu, vẽ rồi xoá, xoá rồi lại vẽ. Cuối cùng, Bin cũng vẽ xong. Em đêm bức vẽ vào khoe với mẹ.
	Mẹ ngạc nhiên :
	- Con vẽ con gì đây?
	Bin giải thích:
	- Con ngựa đấy, mẹ ạ!
	Mẹ bảo:
	- Sao mẹ chẳng thấy giống con ngựa nhỉ?
	Bin ngắm bức vẽ một hồi, rồi nói:
	- Đúng, không phải con ngựa. Thôi, để con vẽ thêm hai cái sừng cho nó trở thành con bò vậy.
Theo truyện vui nước ngoài
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và điền vào chỗ chấm sao cho thích hợp.
1.Tác giả giới thiệu Bin là một cậu bé như thế nào?
	a. Thích chơi đùa	
b. Thích làm nũng mẹ
	c. Rất ham vẽ	
2. Bin định vẽ con gì?
Con ngựa.	
3. Bin định chữa bức vẽ đó như thế nào?
	a. Thêm hai sừng để hình vẽ trở thành con bò
	b. Thêm hai sừng để hình vẽ trở thành con trâu
	c. Thêm hai sừng để hình vẽ trở thành con dê
	d. Thêm hai sừng để hình vẽ trở thành con hươu.
4. Thêm sừng cho ngựa là một truyện vui. Tìm trong bài một câu đáng cười, nói được ý chung của toàn bài.
	- Chép lại câu đó.
 5. Cho biết câu tìm được ở trên đáng cười ở chỗ nào?	
B. Phần tự luận
Bài 1: Gạch dưới động từ chỉ hoạt đông, trạng thái trong các câu của đoạn văn sau:
 Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An. Bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu. An nói tiếp:
	- Nhưng sáng mai em sẽ làm gì ạ!
	- Tốt lắm ! Thầy biết em nhất định sẽ làm.
Bài 2: Trong bài thơ Mẹ của nhà thơ Trần Quốc Minh có viết: “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Em hiểu nghĩa câu thơ trên như thế nào?
Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi
Môn: Tiếng việt – Lớp 1
Thời gian: 20 phút
 Họ và tên : ........................................................................... Lớp 1....
Bài1. Điền tiếp vào chỗ trống từ ngữ có vần an, vần at :
- hoa lan, ........................................................................................................................................................................
- bãi cát,...........................................................................................................................................................................
Bài 2. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in nghiêng:
	cục tây thước ke vơ tập viết mo than
Bài 3. Điền vào chỗ trống: an hoặc ang ; ac hoặc at
 mỏ th..........., th............ gác, th............. nước, chẻ l.............. 
Bài 4. Đọc thầm đoạn văn rồi khoanh vào ý đúng nhất của các câu sau.
 Bình yêu nhất là đôi bàn tay mẹ. Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc.
Đi làm về, mẹ lại đi chợ, nấu cơm. Mẹ còn tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ.	
a. Bài văn trên có mấy câu ?
 A. 2 B. 3 C. 5 
b. Các từ ngữ miêu tả bàn tay mẹ là:
 A. Xương xương B. Rám nắng, gầy gầy, xương xương C. Trắng trẻo 
c. Bàn tay mẹ làm những việc gì ? 
 	 A. Nấu cơm, tắm cho em bé, giặt tã lót B. Đi chợ C. Tưới hoa trong vườn 

File đính kèm:

  • docHAC HAI TRANG NGUYEN NHO TUOITV4.doc