Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2009-2010 - Phòng GD&ĐT Lập Thạch

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2009-2010 - Phòng GD&ĐT Lập Thạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Gd&đt
Lập thạch
Bài thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi
Năm học: 2009-2010
Môn thi: Tiếng Việt - Lớp 3
Thời gian làm bài: 20 phút
Họ và tên: .. SBD 
Học sinh trường:.
Chữ ký, họ tên giám thị: Số phách
1/ 
2/ 
 Dọc phách theo đường kẻ này
Chữ ký, họ tên giám khảo: Số phách
1/ 
2/ 
* Đọc câu chuyện sau:
Hai kiểu áo
 Xưa có một viên quan lớn đến hiệu may để may áo. Quan bảo người thợ may may cho ông một chiếc áo thật sang để tiếp khách. Biết viên quan này nổi tiếng là người luồn cúi cấp trên, hách dịch với dân chúng, người thợ may hỏi:
 -Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
Quan lớn cau mày hỏi lại:
 -Nhà ngươi muốn biết để làm gì?
Người thợ may liền đáp:
 -Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí và truyền:
 -Thế thì ngươi may cho ta cả hai kiểu.
Truyện ngụ ngôn Việt Nam
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (1-7) dưới đây.
Câu 1: Viên quan thường tiếp những loại khách nào?
 A/ Hầu các quan lớn cấp trên ông ta.
 B/ Tiếp những người dân bình thường.
 C/ Cả hai loại khách nên ở các câu trả lời A, B.
Câu 2: Vì sao người thợ may lại đề nghị quan may áo có vạt trước ngắn so với vạt sau dăm tấc để mặc khi tiếp quan trên?
 A/ Viên quan này bị mù. 
 B/ Vì viên quan này luôn thích khom lưng để tỏ ý xu nịnh khi tiếp quan trên.
 C/ Vì viên quan này bị buộc phải khom lưng khi làm việc với quan trên.
Câu 3: Vì sao người thợ may lại đề nghị quan may áo có vạt sau ngắn so với vạt trướcđể mặc khi tiếp dân thường?
 A/ Vì ngực quan bị nhô ra, buộc phải đứng ướn ngực khi tiếp dân.
 B/ Vì viên quan buộc phải đứng ưỡn ngực khi tiếp dân.
 C/ Vì viên quan luôn ưỡn ngực để ra oai, tỏ vẻ hách dịch mỗi khi tiếp dân.
Câu 4: Câu chuyện định nói ngững gì về viên quan?
 A/ Tính cách hèn hạ với cấp trên và hách dịch với kẻ dưới của viên quan.
 B/ Sự ngu dốt của viên quan qua việc hắn đồng ý với ý kiến của người thợ may.
 C/ Cả hai điều nêu trong các câu trả lời A, B.
Câu 5: Trong câu: “Xưa có một viên quan lớn đến hiệu may để may áo.” có mấy từ chỉ sự vật?
 A/ 5 từ
B/ 6 từ
C/ 7 từ
D/ Khác, đó là  từ
Câu 6: Bộ phận trả lời câu hỏi “Làm gì?” trong câu: “Quan bảo người thợ may may cho ông một chiếc áo thật sang để tiếp khách.” là:
 A/ Quan bảo
 B/ người thợ may may cho ông một chiéc áo thật sang để tiếp khách
 C/ bảo người thợ may may cho ông một chiếc áo thật sang để tiếp khách
 D/ để tiếp khách
Câu 7: Trong câu: “Quan bảo người thợ may may cho ông một chiếc áo thật sang để tiếp khách.” có bao nhiêu từ chỉ hoạt động?
A/ 3 từ
B/ 4 từ
C/ 5 từ
D/ 6 từ
Câu 8: Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau: “Quan bảo người thợ may may cho ông một chiếc áo thật sang để tiếp khách.”
Câu 9: Cho thơ sau:
“Nắng vàng tươi trải nhẹ
Bưởi tròn mọng trĩu cành
Hồng chín như đèn đỏ
Thắp trong lùm cây xanh”
 Em hãy tìm các hình ảnh so sánh có trong đoạn thơ trên và cho biết các hình ảnh này đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm như thế nào?

File đính kèm:

  • docHAC HAI DE THI TNNT TV3 THI NGAY 04022010.doc